KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ hè thu năm 2011 tại Thái Nguyên
4.2. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương ngọt thí nghiệm vụ tháng 5 năm
ngọt thí nghiệm vụ tháng 5 năm 2011
Các hoạt động sinh lý của thực vật được xem như những chức năng sinh lý riêng biệt như: Sự trao đổi nước, quang hợp, hô hấp, dinh dưỡng khoáng và nito, sự biến đổi và vận chuyển các chất hữu cơ ở trong cây. Các chức năng sinh lý này sảy ra một cách đồng thời và luôn luôn có mối quan hệ khăng khít ràng buộc với nhau. Kết quả hoạt động tổng hợp của các chức năng sinh lý đó đã làm cho cây lớn lên, ra hoa kết quả rồi già đi và chết, hay nói một cách khác đã làm cho cây sinh trưởng và phát triển.
Theo Libbert thì: Sinh trưởng là sự tạo mới các yếu tố cấu trúc của tế bào mô, toàn cây và kết quả dẫn đến sự tăng nhanh về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối của chúng. Phát triển là quá trình biến đổi về chất bên trong tế bào mô và toàn cây để dẫn đến sự thay đổi về hình thái và chức năng của chúng.
Như vậy, sinh trưởng và phát triển là một quá trình sinh lý tổng hợp của cây, là kết quả của toàn bộ các chức năng và là quá trình sinh lý của cây. Mỗi một cây trồng có thời gian sinh trưởng và phát triển không giống nhau, thời gian sinh trưởng và phát triển của cây cao lương được tính từ khi gieo hạt đến khi hạt trên cây chín. Quá trình này được chia thành nhiều giai đoạn khác nhau, trong đó mỗi giai đoạn đều chịu sự tác động của điều kiện ngoại cảnh. Trong cùng một điều kiện ngoại cảnh, trong cùng một thời vụ thì các giống cao lương khác nhau có đặc điểm và thời gian sinh trưởng khác nhau. Kết quả theo dõi thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống cao lương, thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2.
Bảng 4.2: Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm
Đơn vị tính: Ngày
CT T
Tên giống
Thời gian từ gieo đến... Phân loại theo TGST Nảy mầm Đẻ nhánh Trỗ cờ Chín sữa 1 B6-5 6 36 88 130 Chín rất muộn 2 B8-5 8 38 90 111 Chín trung bình 3 B9-5 6 34 89 112 Chín trung bình 4 B16-5 7 37 95 120 Chín muộn trung bình 5 B19-5 7 35 98 143 Chín rất muộn
Đây là giai đoạn hạt chuyển từ trạng thái ngủ nghỉ sang trạng thái sống để tạo thành cá thể mới. Giai đoạn này tính từ khi gieo hạt xuống đất đến khi có mầm nhú lên khỏi mặt đất. Trong giai đoạn này diễn ra quá trình biến đổi sinh lý, sinh hóa, phân giải và tiêu hao năng lượng phục vụ cho quá trình nảy mầm. Quá trình nẩy mầm của hạt chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố nội sinh và ngoại sinh. Trong quá trình nảy mầm yếu tố nội sinh gồm có: Chất lượng hạt giống, yếu tố di truyền, yếu tố ngoại sinh bao gồm độ ẩm, nhiệt độ và oxy. Để hạt nảy màm tốt phải làm đất tơi xốp, thoáng khí để thuận lợi quá trình nảy mầm của hạt và yêu cầu phải có ẩm độ cao.
Tùy vào từng giống mà thời gian từ khi gieo đến khi nảy mầm là khác nhau, nhưng chỉ biến động trong khoản từ 6-8 ngày. Giống B6-5 và B9-5 nảy mầm nhanh hơn so với giống B16-5, B19-5 là một ngày và B8-5 là 2 ngày.
Thời gian từ khi gieo đến khi đẻ nhánh của các giống biến động trong khoảng 34-38 ngày trong đó giống B9-5 là đẻ nhánh sớm nhất là 34 ngày.
Giống có thời gian đẻ nhánh muộn nhất là giống B8-5 với thời gian là 38 ngày, giống B116-5 với thời gian là 37 ngày và giống có thời gian đẻ nhánh trung bình so với các giống trên là B6-5 với thời gian là 36 ngày và B19-5 với thời gian là 35 ngày.
Thời gian từ khi gieo hạt đến khi trỗ cờ của các giống biến động trong khoảng 88-98 ngày trong đó giống B6-5 có thời gian trỗ cờ sớm nhất với thời gian là 88 ngày, sau đó đến giống B9-5 với thời gian là 89 ngày, giống B8-5 thời gian là 90 ngày và giống B16-5 thời gian là 95 ngày, trỗ cờ muộn nhất là giống B19-5 với thời gian là 98 ngày.
Thời gian từ khi gieo đến khi chín sữa biến động trong khoảng 111-139 ngày. Giống B8-5 có thời gian sinh trưởng là 111 ngày chín sớm hơn so với 4 giống còn lại là giống B6-5 có thời gian sinh trưởng 130 ngày, giống B9-5 có thời gian sinh trưởng 112 ngày, giống B16-5 có thời gian sinh trưởng là 120 ngày và giống chín muộn nhất là giống B19-5 có thời gian sinh trưởng 143 ngày.
Theo dõi thời gian sinh trưởng của các giống cao lương thí nghiệm giúp ta có thể phân loại được giống từ đó làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ gieo trồng và các công thức luân canh hợp lý.