KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Diễn biến thời tiết, khí hậu vụ hè thu năm 2011 tại Thái Nguyên
4.3.3. Động thái ra lá của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm
Theo dõi động thái ra lá của cây qua từng thời kỳ cũng là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của các giống, từ đó áp dụng các biện pháp kỹ thuật một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.
Qua theo dõi động thái ra lá của các giống cao lương qua từng thời kỳ trong thí nghiệm chúng tôi thu được kết quả sau:
Bảng 4.5: Động thái ra lá của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm (số lá trên thân chính )
Đơn vị: Lá
Chỉ tiêu Giống
Thời gian từ khi gieo đến sau trồng ... ngày
30 60 90 B6-5 6,43 12,5 19,3 B8-5 7,46 12,53 20,36 B9-5 6,33 12,23 17,63 B16-5 7,36 12,76 19,5 B19-5 6,86 13,4 20 CV% 9,2 11,9 8,4 LSD05 1,19 2,83 3,07
Thông qua bảng 4.5 chúng ta thấy: Động thái ra lá của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm là tương đương nhau qua các thời kỳ.
Thời gian từ khi gieo đến sau trồng 30 ngày thì số lá trên thân chính của các giống biến động tử 6,33 - 7,46 lá. Trong đó giống B8-5 có động thái ra lá cao nhất, số lá trung bình của giống này là 7,46 lá. Giống B9-5 có động thái ra lá chậm nhất, số lá trung bình của giống B9-5 là 6,33 lá. Tiếp đến là
các giống B6-5, giống B19-5 và giống B16-5. Trong thời gian này số lá trung bình của giống B6-5 6,43 lá, của giống B19-5 là 6,86 lá và giống B16-5 có số lá trung bình là 7,36 lá. Như vậy, thời gian 30 ngày sau gieo thì giống B8-5 có số lá cao nhất trong các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm trong thời gian 30 ngày sau gieo.
Thời gian từ 30-60 ngày sau gieo thì động thái ra lá của các giống vẫn tăng trưởng đều. Giống B6-5 tăng thêm được 6,07 lá và có số lá trung bình là 12,5 lá. Giống B8-5 đã tăng thêm 6,07 lá vá có số lá trung bình trong thời gian này là 12,53 lá. Giống B9-5 tăng thêm 5,9 lá và có số lá trung bình là 12,23 lá. Giống B16-5 đã tăng thêm 5,13 lá và có số lá trung bình trong thời gian này là 12,76 lá. Giống B19-5 tăng thêm được 6,14 lá và số lá trung bình của giống B19-5 trong thời gian này là 13,4 lá. Như vậy giống B19-5 trong thời gian 60 ngày sau gieo có động thái ra lá lớn nhất
90 ngày sau gieo, thời gian này các giống chuẩn bị cho quá trình tích lũy vật chất khô vào cây thì động thái ra lá của các giống cũng giảm xuống. Giống B8-5 là giống có số lá trung bình cao nhất là 20,36 lá. Tiếp đến là giống B19-5 với số lá trung bình là 20 lá và xếp cuối cùng là giống B9-5 có số lá trung bình là 17.63 lá. Các giống B6-5 có số lá trung bình là 19,3 lá và giống B16-5 có số lá trung bình là 19,5 lá.
Như vậy, trong quá trình sinh trưởng và phát triển, chiều cao cây của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm vẫn tăng mạnh và động thái ra lá của các giống vẫn tăng và đến một thời điểm nào đó thì tốc độ tăng trưởng về số lá của các giống lại giảm. Tùy vào đặc điểm di truyền của từng giống mà trong các thời gian sinh trưởng khác nhau thì các giống có động thái ra lá khác nhau và do ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại.
Hình 4.2: Biểu đồ động thái ra lá của các giống cao lương ngọt tham gia thí nghiệm