II. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam:
2. Thực trạng công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hang hóa nhập khẩu tại Việt Nam:
nhập khẩu tại Việt Nam:
Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, chính thức tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ thương mại với nhiều quốc gia Châu Á, Châu Phị và Châu Mỹ. Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương, tham gia vào khu vực mậu dịch tự do AFTA, học tập được kinh nghiệm các nước phát triển trong công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, quy tắc xuất xứ, các biện pháp kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế và Việt Nam. Công tác xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa đã có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
a.Quy định về C/ O:
(i) Hoạt động xây dựng pháp luật về C/ O:
Trước khi gia nhập WTO, các Bộ, ngành quan tâm đến các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa nhưng chỉ dừng lại ở mức nghiên cứu. Các quy định liên quan đến xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu được xây dựng ở các văn bản pháp quy cấp thấp.
Trong quá trình đàm phán gia nhập WTO thì công tác xây dựng các văn bản pháp luật đã được chú trọng. Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, Ngành phối hợp rà soát, so sánh các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến xuất xứ hàng hóa với các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam liên quan đến xuất xứ hàng hóa với các quy định của Hiệp định về Quy tắc xuất xứ. Bộ Thương mại ban hành Quyết định 492/2000/QĐ-BTM ngày 20/03/2000 thay thế Quyết định 416/TM-ĐB ngày 13/05/1996 về quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN của Việt Nam để hưởng các ưu đãi theo Hiệp định CEPT. Thông tin liên tịch số 09/2000/TTLT-BTM-TCHQ ngày 17/4/2000 quy định về việc cấp chứng chỉ hàng hóa trong nước để xuất ra nước ngoài và kiểm tra xuất xứ hàng hóa có xuất xứ từ nước được Việt
Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế nhập khẩu hay các chế độ quản lý khác theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc theo các Hiệp định, thỏa thuận quốc tế ký kết giữa Việt Nam với các nước, nhóm nước hoặc các tổ chức kinh tế quốc tế. Các thông tư và quyết định chưa đủ mạnh để đảm bảo xác định xuất xứ hàng hóa chính xác, rõ ràng. Vì vậy, cần phải xây dựng Luật, Nghị định quy định quy định về việc xác định xuất xứ hàng hóa trên cơ sở không phân biệt đối xử.
Hệ thống pháp luật của Việt Nam như Luật Hải quan năm 2001, Luật sửa đổi, bổ sun một số điều của Luật hải quan năm 2005, các văn bản quy phạm pháp luật như Thông tư 45/2005/TT-BTC ngày 06/6/2005; Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005; Thông tư 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005; Thông tư 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và một số Quyết định đã được ban hành. Đây là cơ sở pháp lý cơ bản phục vụ công tác xác định, kiểm tra xuất xứ hàng hóa. Hệ thống văn bane quy phạn pháp luật này quy định về vai rò, trách nhiệm của các Bộ ngành trong công tác xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa; vai trò, trách nhiệm của Hải quan trong công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu; vai trò của Doanh nghiệp trong công tác khai báo, xác định xuất xứ hàng hóa nhập khẩu. Đồng thời cũng quy định về công tác quản lý và thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ, điều kiện để khu vực được ưu đãi đặc biệt về thuế quan… Về cơ bản hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đã cụ thể hóa các quy định quốc tế về xuất xứ hàng hóa của Hiệp định Quy tắc xuất xứ và Phụ lục K của Công ước Kyoto sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
Sau khi gia nhập WTO, các Bộ, Ngành tích cực tham gia xây dựng, sửa đổi các Nghị định, Thông tư hướng dẫn về xuất xứ hàng hóa cho phù hợp với những quy định mới về xuất xứ. Các thông tư quyết định mới được ban hành như quyết định 02/2007/QĐ-BTM ngày 08/01/2007; Quyết định 12/2007/QĐ- BTM ngày 31/5/2007; Thông tư 45/2007/TT- BTC ngày 24/09/2007; Quyêt
định 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/7/2008; Quyết định 44/2008/QĐ-BCT ngày 08/12/2008 đã tạo nhiều thuận lợi cho thương mại. Soạn thảo và góp ý xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về C/ O điện tử, các văn bản khác liên quan đến thủ tục Hải quan, đơn giản hóa thủ tục cấp C/ O, quy định rõ rang các trường hợp nộp chứng từ, lập danh sách các doanh nghiệp được ưu tiên kiểm tra hồ sơ C/ O của doanh, thực hiện tốt công tác kê khai C/ O.
Để đánh giá cụ thể hơn công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, Nhóm nghiên cứu đã điều tra trong cán bộ công chức hải quan và doanh nghiệp về hiệu quả của các văn bản quy phạm pháp luật kết quả cho thấy:
- Trong cán bộ hải quan được hỏi, có 21.45% số người đánh giá các văn bản không rõ ràng, 27.96% số người đánh giá các văn bản không thống nhất, 48.27% số người cho rằng các văn bản là quá nhiều,15.32% số người cho rằng các văn bản rõ ràng dễ thực hiện.
- Đối với văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ tỷ lệ như sau: 21.83% số người đánh giá các văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ không rõ ràng, 17.24% số người đánh giá các văn bản không có sự thống nhất, 45.21% cho rằng các văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ đã có là quá nhiều, và chỉ có 14.94% số người cho rằng các văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ rõ ràng dễ thực hiện.
Qua số liệu trên ta thấy sự quan tâm của những người thực hiện các văn bản hướng dẫn xác định xuất xứ hàng hóa là chưa cao. Số người nhất trí với các văn bản đã ban hành về hướng dẫn kiểm tra phù hợp là ít ( dưới 20%) trong đó rất nhiều ý kiến cho rằng lượng văn bản ban hành là quá nhiều và càn phải thu gọn lại (gần 50%). Như vậy, có thể thấy các văn bản đã bộc lộ nhiều điểm yếu, cần phải tinh giản, chỉnh lý tạo thuận lợi áp dụng dễ dàng.
(ii) Công tác xác định, cấp C/ O:
Thực chất việc xác định xuất xứ của các Bộ, ngành chỉ dừng lại ở công tác cấp C/ O và việc xác định xuất xứ là chấp nhận khai báo của doanh nghiệp.
Số lượng bộ C/ O được cấp năm 2008 tăng khoảng 3% so với năm 2007, riêng ở Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ( VCCI) tăng 2.94%, tốc độ tăng chậm hơn so với các năm trước ( như TP. HCM, Hà Nội các năm trước đều tăng trên 10%).
VCCI thường xuyên gửi đăng ký mẫu con dấu và chữ ký mới cho đại sứ quán các nước tại Việt Nam và cơ quan hải quna các nước mà các doanh nghiệp có hoạt động nhập khẩu và cập nhật số liệu cấp C/ O hàng ngày cho Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin – Bộ Công thương, Văn phòng kinh tế và Văn hóa Đài Bắc, Hải quan Czech, Hải quan Slovakia. Cung cấp số liệu cho các cơ quan chức năng khi được yêu cầu ( Bộ Công an, Cục điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan của Tổng cục hải quan…)
Từ năm 2006 đến nay lượng C/ O giả tăng qua các năm là 69.5% ( năm 2007), 80% ( năm 2008) (theo số liệu của VCCI) trong đó các gian lận chủ yếu gồm:
- Áp sai mã số HS cho nguyên liệu nhập khẩu để sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ theo quy tắc chuyển đổi mã số HS hoặc giảm tỷ lệ % trị giá nguyên liệu không có xuất xứ Việt Nam để xin cấp C/ O form A.
- Tẩy sửa nội dung trên C/ O đã cấp, cắt dán thay đổi nội dung trên các chứng từ như trên tờ khai hải quan, vận tải đơn sao y để xin C/ O.
(iii) Cải cách hoạt động cấp C/ O:
Bộ Công thương và VCCI đã tiến hành thử hành thử nghiệm và hướng dẫn doanh nghiệp khai phần mềm cấp C/ O online tại Tổ cấp C/ O Hà Nội và TP. HCM. Việc khai C/ O qua mạng đã tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhằm rút ngắn được thời gian cũng như chi phí được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao. Trong năm 2008, riêng VCCI đã cấp C/ O online cho khoảng 5000 doanh nghiệp ( Hà Nội khoảng 1300 doanh nghiệp, TP.HCM khoảng 3700 doanh nghiệp). Để giúp cho các doanh nghiệp vùng sâu, vùng xa và các
doanh nghiệp không kết nối mạng Internet khai C/ O qua mạng, một số Tổ cấp C/ O đã đặt máy tính tại phòng chờ của doanh nghiệp để doanh nghiệp tự khai như: Hà Nội, TP.HCM, Cần Thơ. Như vậy, bước đầu các Bộ, ngành đã thực hiện việc giảm bớt chứng từ ( tờ khai hải quan nhập khẩu và các định mức đi kèm) tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.
b.Một số vướng mắc:
Thực tế, khi kiểm tra xuất xứ hàng hoá và giải quyết những vướng mắc về XXHH, Hải quan Việt Nam rất nhiều khó khăn. Tính đến thời điểm 01/4/2009, Tổng cục Hải quan chưa ban hành quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hướng dẫn cụ thể cán bộ công chức HQ kiểm tra xuất xứ. Cán bộ HQ chủ yếu “soi so” chữ ký, tên người ký, mẫu dấu ....theo kinh nghiệm hay do người trước hướng dẫn người sau .... Việc kiểm tra này là cần thiết nhưng không phải là cơ bản vì cán bộ công chức HQ chưa có các cơ sở để kiểm tra các tiêu chí khác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc kiểm soát xuất xứ hàng hoá xuất nhập khẩu. Qua tổng kết 337 các vướng mắc về xuất xứ được thông báo trên mạng nội bộ của TCHQ, nhóm nghiên cứu nhận thấy có nhiều vấn đề chưa có quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật và quy tắc xác định xuất xứ, văn bản hướng dẫn kiểm tra xuất xứ chưa được chặt chẽ (Ví dụ, hàng nhập khẩu từ Hồng Kông được cấp C/O form E có cho phép hưởng ưu đãi ASEAN - Trung Quốc trong khi hoá đơn thương mại do Hồng Kông cấp. Hiện nay, Quyết định 12/2007/QĐ-BCT ngày 31/5/2007 của Bộ Công thương không có quy định cho phép chấp nhận C/O có ghi số hóa đơn thương mại do bên thứ ba phát hành. Do vậy, mặc dù hàng hóa đáp ứng quy tắc vận tải trực tiếp nhưng trên C/O form E có ghi số hóa đơn thương mại do đối tác Hồng Kông lập thì sẽ không phù hợp với Quyết định 12 nêu trên và không được chấp nhận hưởng ưu đãi ACFTA. Tuy nhiên đối với C/O mẫu D ban hành theo Quyết định số 19/2008/QĐ-BCT ngày 24/7/2008 lại không quy định điều này nên hàng hoá có C/O mẫu D nhưng hoá đơn thương mại do một nước thứ ba phát hành (không phải thành viên ASEAN) vẫn được chấp thuận.
Do việc hướng dẫn kiểm tra các tiêu chí trên C/O của TCHQ chưa thật rõ ràng đã dẫn đến một số trường hợp công chức HQ chấp nhận các C/O chưa đầy đủ các tiêu chí (như thiếu giá FOB trên C/O mẫu D ô số 9, C/O mẫu S ô số 8...) tức là các C/O không hợp lệ trong một thời gian khá dài nên đã đến tình trạng phải truy thu nhiều chục tỷ dồng tiền thuế do chấp nhận C/O không hợp lệ.
Ví dụ xác định xuất xứ năng lượng điện nhập khẩu, hàng lỏng, hàng rời chỉ căn cứ vào bộ hồ sơ nhập khẩu, đường dây cung cấp điện thực tế xuất phát từ nước xuất khẩu điện. Đối với các loại hàng lỏng, hàng rời không đóng trong bao bì, thùng phuy,.. mà được rót hoặc đổ trực tiếp vào hầm tàu như mặt hàng than, quặng,..., sẽ khó xác định xuất xứ hơn và không thể ghi nhãn trên bao bì như hàng hóa thông thường khác.
Tình trạng gian lận xuất xứ hàng hoá kể cả hàng nhập lẫn hàng xuất khá phổ biến làm cho việc kiểm tra xuất xứ của công chức hải quan rất khó khăn. Một số mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam là hàng do Trung Quốc sản xuất, bị Châu Âu, Hoa kỳ...đánh thuế chống bán phá giá, kiểm soát bằng hạn ngạch hoặc muốn hưởng mức thuế ưư đãi GSP mà châu Âu dành cho các nước như kém phát triển như Việt Nam nên tìm mọi cách để có giấy chứng nhận xuất xứ VN:
Như tôm Trung Quốc năm 2002-2003 do có tồn dư lượng chất kháng sinh quá mức quy định nên bị Hoa kỳ cấm nhập khẩu, giá tôm Trung Quốc xuống giá rất thấp nên một số doanh nghiệp đã tìm cách nhập khẩu tôm Trung Quốc rồi xuất khẩu sang Hoa Kỳ với danh nghĩa tôm Việt Nam.
Hoặc mặt hàng mật ong Trung Quốc và các sản phẩm mật ong Trung Quốc do bị cấm nhập vào châu Âu và do bị Hoa kỳ đánh thuế chống bán phá giá là 2,5USD/Kg nên các doanh nghiệp Trung Quốc tìm cách để đưa mật ong vào Việt Nam sau đó làm giả giấy chứng nhận xuất xứ để xuất khẩu sang EU và Mỹ .Các cơ quan chức năng của VN đã phát hiện và xử lý một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhập khẩu nước đường Trung Quốc để sản xuất
sau đó xuất khẩu mật ong nhân tạo có xuất xứ Việt Nam, nhưng qua giám định đó là lô hàng mật ong có xuất xứ từ Trung Quốc. Việc này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến người nuôi ong và ngành nuôi ong của Viêt Nam như EU đã tạm ngưng nhập khẩu mật ong Viêt Nam đã làm giảm giá bán mật ong xuất khẩu từ 10% đến 15%, ảnh hưởng đến khoảng 15.000 người nuôi ong ở Viêt Nam (Công văn 2286-TB/A11(A17) ngày 2/8/2007 của Tổng cục An ninh -Bộ Công An, Công văn số 01/HNO ngày 6/1/2009 của Hội nuôi ong)
Ngoài ra còn một mặt hàng xuất khẩu của Việt nam thường bị làm giả xuất xứ như hàng may mặc, da giày. Trong năm 2006 và quý 1 năm 2007 thì Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhận được nhiều thông báo của hải quan các nước về C/O VN giả: HQ Sec 135 bộ, HQ Balan 79 bộ; HQ Slovakia 41 bộ...
Đối với hàng nhập khẩu, qua việc kiểm tra C/O và trên cơ sở phối hợp với các cơ quan chức năng khác cơ quan Hải quan đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm trong việc sử dụng C/O như giấy C/O mẫu D của Thái Lan tại Nọng khai không đúng quy định với mặt hàng Tivi Sony, tủ lạnh Mitsubishi; gần đây, cuối năm 2006 Hải quan Philippin cấp giấy chứng nhận C/O mẫu D cho mặt hàng thép lá cán nguội (CRC) không đảm bảo hàm lượng ASEAN và việc cấp C/O mẫu D không đúng quy tắc xuất xứ và quy định của Quy chế cấp giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D (Quy chế CEPT/AFTA). Vì vậy, các lô hàng này phải nộp thuế nhập khẩu với thuế suất MFN là 7% chứ không được hưởng mức thuế suất ưu đãi CEPT là 0% và Cục Kiểm tra sau thông quan – TCHQ đã tiến hành truy thu các lô hàng thép nhập khẩu từ Philippin. Đã thu được tại HQ Thành phố Hồ Chí Minh là 31 tỷ Việt Nam Đồng, HQ Hải Phòng 4,6 tỷ đồng (Hải quan Malaysia trong thời điểm này cũng đã từ chối các C/O mẫu D thép CRC nhập khẩu từ Philippin)
Một số doanh nghiệp đã tạm nhập khẩu mặt hàng của Trung Quốc, thay bao bì, bỏ bao bì hoặc gia công tái chế chưa đủ hàm lượng Việt Nam rồi xuất đi Đài Loan nhằm gian lận về xuất xứ như gạch men, phân bón... Nhiều
trường hợp vướng mắc (phụ lục tổng kết các vướng mắc về C/O năm 2008) đòi hỏi công chức hải quan phải có trình độ nhất định mới kiểm tra phát hiện