III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:
c. Hợp tác Hải quan – Doanh nghiệp
Hải quan – Doanh nghiệp luôn là đối tác đồng hành trong cuộc hội nhập toàn cầu. Vì vậy việc hợp tác giữa Hải quan và Doanh nghiệp trong thương mại quốc tế là tất yếu khách quan. Trong lĩnh vực nghiệp vụ liên quan đến xuất xứ hàng hóa, việc xác định chính xác xuất xứ hàng hóa có vai trò quan trọng về kinh tế đối với đát nước mà hưởng lợi trực tiếp là các Doanh Nghiệp, chính vì vậy doanh nghiệp phải nắm được xuất xứ hàng hóa, các quy tắc xác định xuất xứ hàng hóa, quy chế cấp C/ O, thủ tục cấp C/ O, quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa để bảo vệ quyền lợi của chính mình. Để có sự hợp tác tốt trong các lĩnh vực liên quan đến xuất xứ hàng hóa, cần phải xây dựng quy chế phối hợp và hỗ trợ lẫn nhau giữa Hải quan và Doanh nghiệp như sau:
Trước hết cần xây dựng cơ chế tham vấn chính thức giữa Hải quan và Doanh nghiệp chẳng hạn như thành lập Ủy ban Hỗn hợp giải quyết các tranh chấp liên quan đến xuất xứ hàng hóa, thành lập câu lạc bộ doanh nghiệp tuân
thủ đưa ra các tiêu chuẩn hội viên thông qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để tìm kiếm sự hợp tác chặt chẽ của doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa, cơ chế thỏa thuận ( ký Biên bản ghi nhớ MOU) với doanh nghiệp. Khuyến khích các Doanh nghiệp tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa nhập khẩu và tham gia ý kiến để xây dựng quy trình kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa.
Hải quan và doanh nghiệp xây dựng chương trình trao đổi dữ liệu về Xuất xứ hàng hóa phục vụ thông quan trong hải quan điện tử và trên trang Website của hải quan, qua đó, việc sử dụng e-C/O được thuận tiện phục vụ quá trình thông quan tự động, chương trình quản lý rủi ro, chương trình xử lý vi phạm của toàn bộ hệ thống. Thường xuyên cập nhật các quy tắc xuất xứ, các văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định liên quan đến xuất xứ hàng hóa trên trang Website của hải quan. Thông báo công khai, kịp thời các hình thức vướng mắc về xuất xứ, các mẫu dấu, chữ ký mẫu mới để các doanh nghiệp cập nhật.
Hải quan phối hợp với các Bộ Công thương, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thường xuyên tổ chức đối thoại với Doanh nghiệp, hướng dẫn quy trình xác định xuất xứ hàng hóa, thủ tục kiểm tra xuất xứ hàng hóa và cách thức xác minh xuất xứ hàng hóa cho Doanh nghiệp. Thường xuyên mở các lớp bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về xuất xứ hàng hóa để các doanh nghiệp có điều kiện tham gia học tập, nâng cao nhận thức về xuất xứ hàng hóa. Hải quan nên thành lập tổ tư vấn tại chỗ và từ xa để giúp đỡ các doanh nghiệp tìm hiểu các vấn đề liên quan đến xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ.
Hải quan phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt với các cơ quan báo chí, đài phát thanh, truyền hình trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật liên quan đến xuất xứ hàng hóa. Vận động doanh nghiệp hướng tới sự tuân thủ tự nguyện trong công tác khai báo xuất xứ hàng hóa cũng như tuân thủ tự nguyện trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Xây dựng cơ chế ưu tiên cho Doanh nghệp tuân thủ tự nguyện và cơ chế quản lý chặt chẽ, thậm chí xử phạt thật nghiêm đối với các Doanh nghiệp cố tình gian lận thương mại về xuất xứ hàng hóa.
MỤC LỤC
I. Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt
Nam ... 1
1. Khái niệm và đặc điểm của xuất xứ hàng hoá: ... 1
a.Quy tắc xuất xứ ưu đãi: ... 2
b.Quy tắc xuất xứ không ưu đãi: ... 6
2. Vai trò của xuất xứ hàng hóa: ... 9
a. Thuế quan ưu đãi: ... 9
b. Áp dụng thuế chống phá giá và trợ giá: ... 9
c. Thống kê thương mại và duy trì hệ thống hạn ngạch: ... 9
d. Xúc tiến thương mại: ... 9
e. Các nguyên nhân môi trường: ... 10
f. Lẩn tránh: ... 10
3. những quy tắc chung trong xác định xuuất xứ hàng hóa ... 10
a. Quy tắc xuất xứ phổ biến ... 10
b. Quy tắc xuất xứ sản phẩm cụ thể: ... 12
4. Nguyên tắc kiểm tra xuất xứ hàng hóa ... 24
II. Thực trạng công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam: ... 25
1.Cơ sở pháp lý kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu: ... 25
a.Cơ sở pháp lý quốc tế: ... 25
2. Thực trạng công tác kiểm tra, xác định xuất xứ hang hóa nhập khẩu tại Việt Nam: ... 26
a.Quy định về C/ O: ... 26
b.Một số vướng mắc: ... 30
III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu: ... 34
1.Giải pháp về cơ sở pháp lý: ... 34
2.Giải pháp về quy trình kiểm tra xuất xứ hàng hóa: ... 37
a.Nguyên tắc chung: ... 37
b. Kiểm tra xuất xứ trong thông quan: ... 39
c. Quy trình về kiểm tra sau thông quan ... 46
3. Các giải pháp phối hợp: ... 46
a. Hợp tác hải quan – hải quan ... 46
b. Hợp tác Hải quan – các Bộ, ngành ... 49