Hợp tác hải quan – hải quan

Một phần của tài liệu Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.DOC (Trang 46 - 49)

III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:

a.Hợp tác hải quan – hải quan

Để làm tốt công tác kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhập khẩu, chúng ta cần mở rộng sự hợp tác hải quan _ hải quan trong quan hệ song phương, đa phương. Việc hợp tác đó thể hiện trên các mặt:

Là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam có trách nhiệm và nghĩa vụ chuẩn bị các nội dung, tài liệ đê đóng góp vào kết quả chung của WTO, cũng như tham gia các cuộc đàm phán, các phiên họp để bàn luận các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên, cũng như của toàn WTO, triển khai các kết quả và nội dung đã thống nhất. Do vậy, về phía Hải quan cần chủ động, tích cực chuẩn bị các nội dung liên quan đến hải quan phục vụ cho các phiên đàm phán, trong đó có các nội dung đàm phán liên quan đến xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ về thuận lợi hóa thương mại. Hải quan cần thể hiện rõ là đầu mối chủ trì của Nhóm đặc cách cần phải xây dựng kế hoạch, phương án cụ thể cho từng phiên đàm phán, tổ chức họp, phân công nhiệm vụ và lấy ý kiến các thành viên của Tổ thuận lợi hóa Thương mại, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi tham dự đàm phán.

Hải quan cần phối hợp chặt chẽ với ủy ban Quốc gia về hội nhập kinh tế, với các Bộ, Ngành chức năng được giao đầu mối chủ trì chuẩn bị nội dung và tham gia các phiên đàm phán với Ban Thư ký WTO để đảm bảo chất lượng, hiệu quả các nội dung về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ khi đàm phán.

Tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ, giúp đỡ của WTO, các Tổ chức quốc tế trong việc đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ công chức hải quan, trợ giúp về mặt kỹ thuật nghiệp vụ về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ, tổ chức các hôi thảo trong nước và quốc tế về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ.

-Hợp tác trong khuôn khổ WCO:

Là thành viên của Tổ chức Hải quan thế giới, Hải quan Việt Nam cần thực hiện tốt các chuẩn mực của Công ước Kyoto sửa đổi, đặc biệt cần tham gia tích cực hơn hội nhập quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế, trong đó việc đơn giản hóa và hài hòa các thủ tục hải quan mà Tổ chức thương mại thế giứo WTO vá các tổ chức khác như APEC, ASEAN, WCO kêu gọi các nước thành viên phải thực hiện. Vì vậy, Hải quan Việt Nam cần thực hiện nghiêm túc các quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ.

Để làm tốt các quy định trong Hiệp định về quy tắc xuất xứ, Hải quan Việt Nam cần tham gia xây dựng các quy tắc xác định xuất xứ cho các sản phẩm cụ thể, tham gia đàm phán các quy tắc xuất xứ hài hòa được xây dựng trên cơ sở từng sản phẩm va tất cả các sản phẩm theo HS.

Hải quan Việt Nam đã tích cực tham gia đàm phán, chuẩn bị nôi dung để Chính phủ ký kết các Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan như: Hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung để thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN ( Hiệp định CEPT – AFTA); Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dan Trung Hoa; Hiệp đinh Thương mại hàng hóa giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và Chính phủ Đại Hàn Dân Quốc; Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản. Trong tương lai Việt Nam cần tham gia chuẩn bị nội dung và sẵn sàng tham gia đàm phán về quy tắc xuất xứ giữa các nước ASEAN với Niudilân và các đối tác khác. Tuy nhiên, các quy tắc xuất xứ chủ đạo của CEPT vẫn là nền tảng cho Hải quan Việt Nam tham gia đàm phán những vấn đề về xuất xứ hàng hóa.

- Trong khuôn khổ song phương

Để làm tốt công tác kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa, trước hết Hải quan Việt Nam cần ký kết các thỏa thuận với hải quan cac nước tham gia thương mại quốc tế với Việt Nam về việc:

- Nghiên cứu ký kết các thỏa thuận hợp tác với Hải quan các nước, vùng lãnh thổ để tăng cường phối hợp về trao đổi thông tin tình báo, tương trợ tư pháp, giúp đỡ kỹ thuật, đặc biệt là các đối tác quan trọng để kiểm soát xuất xứ hàng hóa.

- Thông báo cho nhau mẫu “ Giấy chứng nhận xuất xứ”, dùng để xác định xuất xứ hàng hóa, trên đó, cơ quan có thẩm quyền phát hành giấy chứng nhận này sẽ chứng nhận nước xuất xứ của hàng hóa. Giấy chứng nhận này có thể bao gồm cả chứng nhận khai báo của nhà sản xuất, nhà chế tạo, nhà phân phối, nhà xuất khẩu hoặc tổ chức có thẩm quyền hoặc “ Giấy chứng nhận theo

tên gọi của vùng” là giấy chứng nhận được phát hành phù hợp với các quy tắc của một cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền, chứng nhận hàng hóa được miêu tả có xuất xứ từ một vùng heo tên gọi cụ thể nào đó ( ví dụ: sâm panh, rượu Port, bơ Parmesan). Khi mẫu Giấy chứng nhận hiện hành hoặc chuẩn bị ra đời mẫu mới, thì phải thông báo kịp thời cho nhau và thông báo ngay cho Tổng thư ký hội đồng WCO. Ngôn ngữ được sử dụng trong Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa là Tiếng Anh. Thông báo mẫu dấu và mẫu chữ ký phải được cập nhật thường xuyên và phải thông báo kịp thời nếu có sự thay đổi.

- Nếu phát hiện có sự gian lận xuất xứ của doanh nghiệp của nước xuất xứ hoặc của nước nhập khẩu cần thông báo ngay cho hải quan của nước đối tác xử lý kịp thời.

- Xây dựng cơ chế hỗ trợ hành chính lẫn nhau giữa hải quan Việt Nam với các cơ quan hải quan trong khuôn khổ ASEAN, WCO và các tổ chức quốc tế khác trong việc trao đổi thông tin, hợp tác chống gian lận về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Khái quát về xuất xứ hàng hoá và công tác kiểm tra xuất xứ hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam.DOC (Trang 46 - 49)