III. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra hàng hóa nhập khẩu:
b. Hợp tác Hải quan – các Bộ, ngành
Để hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm tra xuất xứ hàng hóa nhạp khẩu theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Hải quan Việt Nam cần xây dựng cơ chế phối hợp và hỗ trợ chặt chẽ với các Bộ, ngành. Có thể thành lập nhómnghiên cứu phối hợp về xuất xứ hàng hóa và quy tắc xuất xứ có sự tham gia của các Bộ, ngành. Nhóm là đầu mối giúp Tổng cục Hải quan và các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các việc sau:
- Xây dựng quy tắc xuất xứ với các nội dung, tiêu chí không tạo ra các tác động hạn chế, bóp méo hay làm rối loạn thương mại quốc tế; không đưa ra yêu cầu chặt chẽ trái lệ thường hợc các điều kiện không liên quan đến sản xuất hoặc chế biến như là điều kiện tiên quyết để xác định nước xuất xứ.
- Sửa đổi, bổ sung, xây dựng mới các văn bản quy định về cơ chế phối hợp và cung cấp thông tin giữa các cơ quan với nhau trong lĩnh vực liên quan đến xuất xứ hàng hóa;
- Bổ sung hướng dẫn về thủ tục và điều kiện xác định xuất xứ trước; - Xây dựng quy chế cấp, kiểm tra, xác nhận, xác minh e-C/O, thông bảotên các phương tiện thông tin đại chúng địa chỉ trang cấp e-C/O sys.
- Xây dựng quy định cụ thể việc chuyển tải, sang mạn hàng hóa tại các cảng biển, chống việc sử dụng xuất xứ Việt Nam để xuất hàng sang nước khác…
- Chuẩn bị các nội dung, tài liệu để đóng góp vào kết quả chung của WCO, cũng như tham gia các cuộc đàm phán, các phiên họp để bàn luận các vấn đề có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của các nước thành viên, cũng như của toàn WCO, triển khai các kết quả và nội dung đã thống nhất, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến xuất xứ hàng hóa.