Kiến nghị đối với việc hoàn thiện các qui định về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 79 - 83)

nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Các qui định về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình trong luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện nay về cơ bản tương đối đầy đủ và phù hợp với các qui định của các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, để các qui định này có thể dễ dàng áp dụng và đi vào cuộc sống, giúp cho việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được tốt nhất, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thực sự thụ hưởng các quyền mà pháp luật bảo hộ thì vẫn cần có thêm những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các qui định về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình cho phù hợp với thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và phù hợp với thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

3.2.1 Kiến nghị đối với các qui định bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là cá nhân

Các qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình mới ghi nhận bảo hộ đối với nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là tổ chức. Trong khi đó, các qui định của pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm đều có qui định bảo hộ đối với cả nhà sản xuất bản ghi âm là cá nhân như tại khoản b Điều 1 Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép (1971) qui định “Nhà sản xuất bản ghi âm là người hoặc pháp nhân định hình lần đầu âm

thanh của buổi biểu diễn hoặc các âm thanh khác”; khoản c Điều 1 là công ước Rome: “Nhà sản xuất bản ghi âm là một cá nhân hoặc pháp nhân đầu tiên định hình âm thanh của buổi biểu diễn hoặc của các âm thanh khác”. Thực tế hiện nay, không chỉ có tổ chức mới có đủ khả năng cả về tài chính và chuyên môn trở thành nhà sản xuất bản ghi, các cá nhân cũng có đủ tiềm lực về kinh tế, chuyên môn có thể đáp ứng đầy đủ các qui định của pháp luật để có thể trở thành nhà sản xuất bản ghi. Do vậy, theo quan điểm của tác giả, để khuyến khích hoạt động của các nhà sản xuất bản ghi ngày càng tạo ra nhiều các bản ghi có nội dung, chất lượng tốt, phong phú về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, góp phần mang tới công chúng nhiều hơn nữa các sản phẩm có chất lượng tốt pháp luật Việt Nam về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi nên sửa đổi, bổ sung thêm chủ thể của hoạt động sản xuất bản ghi là cá nhân. Vì “nhà” trong pháp luật không phải là một chủ thể, việc sử dụng chỉ nhằm chỉ chủ thể thực hiện việc sản xuất bản ghi mà thôi. Luật SHTT qui định như vậy là chưa thực sự rõ ràng và cũng chưa thể khẳng định được “nhà sản xuất bản ghi” có thể chỉ là tổ chức. Do đó, trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật cần phải chỉ rõ “nhà” ở đây được hiểu như thế nào? Là cá nhân hay tổ chức hoặc là cả cá nhân và tổ chức. Các qui định của các điều ước quốc tế như đã nêu thì “nhà” ở đây có thể hiểu là cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên, trong văn bản hướng dẫn thì Việt Nam hiện nay mới chỉ ghi nhận “nhà sản xuất bản ghi” là tổ chức chứ chưa ghi nhận cá nhân là “nhà sản xuất bản ghi”. Qui định cá nhân có thể là nhà sản xuất bản ghi để có thể vừa khuyến khích hoạt động sáng tạo của các cá nhân trong lĩnh vực ghi âm, ghi hình, vừa có cơ sở pháp lý để bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể này. Việc qui định thêm chủ thể là cá nhân trong hoạt động sản xuất bản ghi giúp cho việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi là cá nhân phù hợp với các qui định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên như công ước Geneva và công

ước Rome.

Việc bổ sung thêm chủ thể được quyền thực hiện hoạt động sản xuất bản ghi âm, ghi hình là cá nhân cụ thể nên thực hiện tại khoản 1 Điều 4 Quy chế sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, lưu hành, kinh doanh băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình ca nhạc, sân khấu (Ban hành kèm theo Quyết định số 55/1999/QĐ-BVHTT ngày 5/8/1999 của Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thông tin nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch): “Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang (sau đây gọi chung là tổ chức) muốn sản xuất băng, đĩa nhằm mục đích kinh doanh phải có đủ điều kiện và làm thủ tục như sau...” nên sửa đổi thành “Cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang (sau đây gọi chung là tổ chức), cá nhân muốn sản xuất băng, đĩa nhằm mục đích kinh doanh phải có đủ điều kiện và làm thủ tục như sau...”.

3.2.2 Kiến nghị đối với qui định đối tượng của quyền liên quan là bản ghi hình

Các qui định về bảo hộ bản ghi hình đang vắng bóng trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Tuy nhiên, pháp luật Sở hữu trí tuệ của chúng ta lại đang bảo hộ cho bản ghi hình là một trong các đối tượng của quyền liên quan. Qui định bảo hộ đối với bản ghi hình hiện nay không chỉ riêng pháp luật Việt Nam, trong pháp luật của Liên bang Thụy Sĩ như đã nêu cũng có qui định về bảo hộ đối với đối tượng này. Tuy nhiên, Việc các điều ước quốc tế chưa có qui định bảo hộ đối với bản ghi hình mà trong khi Việt Nam qui định sẽ là một khó khăn trong việc bảo hộ đối với đối tượng này trong phạm vi quốc tế. Do vậy, để đảm bảo các quyền của chủ thể là nhà sản xuất bản ghi hình trên phạm vi toàn cầu khi bản ghi hình được khai thác, sử

dụng nên chăng chúng ta đưa bản ghi hình của nhà sản xuất bản ghi hình bảo hộ theo các qui định về bảo hộ tác phẩm điện ảnh. Về bản chất tác phẩm điện ảnh và bản ghi hình là khá giống nhau, đó đều là các tác phẩm được hình thành bằng hàng loạt hình ảnh liên tiếp tạo nên hiệu ứng chuyển động kèm theo hoặc không kèm theo âm thanh, được thể hiện trên một chất liệu nhất định và có thể phân phối, truyền đạt tới công chúng bằng các thiết bị, kỹ thuật công nghệ…và các loại hình tương tự khác [2, Điều 14]. Việc ghi nhận thêm “loại hình tương tự khác” chính là hướng mở cho các tác phẩm mà chưa được xếp vào là tác phẩm điện ảnh hay xuất hiện về sau khi luật được ban hành khi mà các tiến bộ khoa học, kỹ thuật phát triển được con người sáng tạo ra. việc bảo hộ bản ghi hình theo tác phẩm điện ảnh là hoàn toàn phù hợp với các qui định của tác phẩm điện ảnh, phù hợp với các qui định của các điều ước quốc tế về bảo hộ quyền liên quan. Khi đó, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà sản xuất bản ghi hình không những trên phạm vi lãnh thổ quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế, đồng thời cũng đảm bảo được các quyền của các nhà sản xuất bản ghi hình nước ngoài khi thực hiện bản ghi hình tại Việt Nam. Việc không qui định đối với bản ghi hình trong Luật SHTT mà thay vào đó các bản ghi hình được bảo hộ theo các qui định của tác phẩm điện ảnh sẽ làm giảm bớt các qui định trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Do vậy, việc sửa đổi sẽ là không đưa bản ghi hình vào trong các qui định của luật SHTT, đồng thời đưa thêm đối tượng được bảo hộ theo tác phẩm điện ảnh là bản ghi hình. Cụ thể việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện pháp luật về bản ghi hình nên được sửa đổi theo hướng là một “loại hình tương tự khác”. Khi đó ta sẽ không phải thay đổi lại các khái niệm về tác phẩm điện ảnh, các qui định về phát sinh quyền, chủ thể quyền, giới hạn quyền, nội dụng quyền...liên quan tới tác phẩm điện ảnh. Do vậy, việc hướng sửa đổi này cần cụ thể sửa đổi tại các văn bản hướng dẫn thi hành Luật SHTT như tại Điều 4 Nghị định

100/2006/NĐ-CP đưa bản ghi hình vào qui định “...loại hình tương tự khác bao gồm cả bản ghi hình”.

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)