Nội dung quyền liên quan

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 54 - 68)

2.3.1 Nội dung quyền của người biểu diễn

Quyền của người biểu diễn được pháp luật bảo hộ bao gồm các quyền về nhân thân, quyền về tài sản của người biểu diễn. Có nhiều cách thức khác nhau để truyền tải tác phẩm đến công chúng, và với mỗi loại hình tác phẩm mang đặc trưng riêng của cách truyền đạt tác phẩm tới công chúng. Người biểu diễn là chủ thể có vai trò quan trọng trong việc đưa các tác phẩm của nhiểu loại hình khác nhau tới công chúng thông qua các hình thức nghệ thuật khác nhau. Việc sử dụng tác phẩm thông qua hình thức biểu diễn luôn đòi hỏi sự sáng tạo của người biểu diễn, cái hay, cái đẹp của các tác phẩm thuộc các loại hình nghệ thuật phải thông qua biểu diễn và tác phẩm đó được công chúng đón nhận ở mức nào phụ thuộc nhiều vào tài năng và sáng tạo trong quá trình truyền tải tác phẩm của người biểu diễn. Vì những công sức và sự sáng tạo trong quá trình biểu diễn mà tạo nên các tác phẩm mang phong cách riêng của người biểu diễn mà pháp luật phải ghi nhận và tạo cơ sở pháp lý cho việc đảm bảo các lợi ích của người biểu diễn. Điều này góp phần thúc đẩy sự

sáng tạo mạnh mẽ và không ngừng phát triển của hoạt động biểu diễn của người biểu diễn. Theo quy định của Luật SHTT quyền của người biểu diễn bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:

Quyền nhân thân của người biểu diễn được pháp luật bảo hộ bao gồm các quyền sau:

a) Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn [25, điểm a khoản 2 Điều 29]. Đây là quyền nhân thân gắn bó chặt chẽ với người biểu diễn, danh tiếng của một diễn viên, ca sỹ, nhạc công, vũ công và các nghệ sĩ khác chỉ được công chúng biết đến khi tên của họ được giới thiệu thông qua các cuộc biểu diễn. Nhằm cá biệt hóa hình tượng người biểu diễn, người biểu diễn phải được nêu tên mình trong mọi cuộc biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn.

b) Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn [25, điểm b khoản 2 Điều 29]. Luật SHTT cũng như các văn bản hướng dẫn dưới luật không đưa ra được thế nào được gọi là hình tượng người biểu diễn. Tuy nhiên, có thể hiểu hình tượng người biểu diễn là một khái niệm có nội hàm rộng, trừu tượng và được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau như phong cách biểu diễn, âm giọng, thái độ, cử chỉ....Sự sáng tạo riêng, phong cách biểu diễn của mỗi người tạo nên hình tượng của người biểu diễn và gắn liền với tên tuổi của họ. Vì vậy, người biểu diễn cần được bảo hộ về hình tượng biểu diễn để tránh việc người khác lợi dụng hoặc xuyên tạc. Mặt khác, danh dự, uy tín của người biểu diễn thường được thể hiện trong toàn bộ cuộc biểu diễn với hàng loạt các động tác khác nhau theo trình tự nhất định. Nếu bản định hình hoặc chương trình phát sóng

cuộc biểu diễn cắt xén hoặc thay đổi trình tự của các động tác đó sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của người biểu diễn.

Quyền tài sản của người biểu diễn được pháp luật bảo hộ bao gồm các quyền mà người biểu diễn được độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện:

a) Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình [25, điểm a khoản 3 Điều 29]. Có thể hiểu quyền này là quyền mà người biểu diễn được ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn một cách trực tiếp. Với tư cách là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn nên quyền này luôn thuộc độc quyền và chủ sở hữu quyền có quyền thực hiện hoặc cho người khác thực thực hiện quyền này theo ý mình. Theo đó, chủ sở hữu quyền liên quan có thể tự mình thực hiện việc ghi âm, ghi hình, có thể thông qua người khác thực hiện công việc này theo mục đích và lợi ích của mình hoặc có quyền cho hay không cho phép người khác ghi âm, ghi hình trực tiếp cuộc biểu diễn đó.

b) Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình [25, điểm b khoản 3 Điều 29]. Sao chép cuộc biểu diễn là việc tạo ra các bản sao ghi âm, ghi hình cuộc biểu diễn. Trong đó, được coi là sao chép trực tiếp nếu bản sao ghi âm, ghi hình được tạo ra từ bản định hình lần đầu tiên về âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn (còn gọi là băng gốc, đĩa gốc), được coi là sao chép gián tiếp nếu bản sao ghi âm, ghi hình không được tạo ra từ chính bản ghi âm, ghi hình gốc như việc sao chép từ mạng thông tin điện tử, chương trình phát sóng, dịch vụ mạng bưu chính viễn thông liên quan và các hình thức tương tự khác.

c) Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng. Luật SHTT xác định quyền phát sóng là quyền tài sản thuộc về chủ sở hữu quyền liên quan đối với

cuộc biểu diễn. Trừ trường hợp cuộc biểu diễn được thực hiện với mục đích để phát sóng [25, điểm c khoản 3 Điều 29].

d) Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được [25, điểm d khoản 3 Điều 29].

Khi xác định người biểu diễn được hưởng các quyền nào trong các quyền nói trên cần phải căn cứ vào tư cách chủ thể của họ đối với cuộc biểu diễn. Người biểu diễn có hai tư cách là chủ sở hữu quyền liên quan và là người biểu diễn. Nếu được xác định là chủ sở hữu quyền liên quan thì người biểu diễn được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản. Ngược lại thì họ chỉ được bảo hộ quyền nhân thân và nhận thù lao khi biểu diễn, khi bản ghi âm, ghi hình có cuộc biểu diễn đã được công bố nhằm mục đích thương mại để thực hiện chương trình phát sóng và việc sử dụng các bản ghi âm, ghi hình trong hoạt động kinh doanh, thương mại. Việc hưởng tiền thù lao của người biểu diễn trong các trường hợp này tùy thuộc vào thỏa thuận giữa người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình khi thực hiện chương trình ghi âm, ghi hình.

Đối với người biểu diễn, pháp luật các quốc gia thường qui định họ có quyền ngăn cấm việc thu âm, phát sóng chương trình biểu diễn trực tiếp của họ khi không được sự cho phép của họ, quyền ngăn cản việc sản xuất các bản ghi từ chương trình biểu diễn của họ. Nhưng nói chung, các quyền liên quan đến việc phát sóng đến công chúng các buổi biểu diễn thường là quyền nhận các khoản thù lao thỏa đáng hơn là ngăn cản hoạt động đó. Do có tính sáng tạo cá nhân nên việc pháp luật qui định quyền độc quyền của chủ sở quyền đối với cuộc biểu diễn nhằm ngăn cấm các hành vi xâm phạm trái phép đối với các quyền của họ đối với cuộc biểu diễn. Quy mô và tính chất cuộc biểu

diễn không ảnh hưởng đến quyền của người biểu diễn. Cuộc biểu diễn có thể chỉ đơn giản có một người biểu diễn như nhạc công độc tấu một bản nhạc, cũng có thể có rất nhiều người biểu diễn cùng tham gia như một vở kịch hay một buổi biểu diễn ca nhạc lớn. Để thực hiện một cuộc biểu diễn lớn như vậy thường cần có sự hợp tác của rất nhiều người nhưng chỉ những người tham gia trực tiếp trình diễn, thể hiện tác phẩm mới được coi là người biểu diễn. Khi cuộc biểu diễn có nhiều người cùng tham gia biểu diễn thì vai trò của họ trong việc sáng tạo trong cuộc biểu diễn đều được pháp luật bảo hộ như nhau, không có sự phân biệt bảo hộ ít hay nhiều cho dù họ tham gia vào cuộc biểu diễn với sự sáng tạo khác nhau. Mọi người được coi là người biểu diễn sẽ có đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản (nếu có) theo qui định tại Điều 19 Luật SHTT. Việc hưởng các quyền nhân thân là đương nhiên và mọi người biểu diễn đều được pháp luật ghi nhận bảo hộ như nhau. Việc hưởng các lợi ích từ việc khai thác, sử dụng quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn sẽ được chia đều cho tất cả người biểu diễn mà cũng không có sự bảo hộ khác nhau đối với từng người biểu diễn.

Ngoài ra, với tư cách là người sử dụng tác phẩm của người khác, người biểu diễn phải có nghĩa vụ nhất định đối với tác giả của tác phẩm mà họ biểu diễn như:

a) Phải xin phép tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả trước khi sử dụng tác phẩm của họ để trình diễn [25, khoản 3 Điều 20]. Chỉ được biểu diễn khi có sự cho phép của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm nếu tác phẩm chưa được công bố.

b) Phải trả thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm biểu diễn, trừ trường hợp biểu diễn tác phẩm sân khấu và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, tuyên truyền cổ động ở nơi công cộng [25, điểm e khoản 1 Điều 25].

Ở các nước, việc khai thác qua mạng điện thoại di động nhạc chuông/nhạc chờ, hình ảnh ca sĩ… đang mang lại những khoản tiền rất lớn đồng thời những tranh chấp giữa ca sĩ với các công ty sản xuất băng đĩa cũng diễn ra thường xuyên. Ở Việt Nam tình trạng vi phạm quyền của người biểu diễn cũng diễn ra rất phổ biến. Dưới đây, tác giả xin được dẫn chứng trường hợp điển hình về việc bảo hộ đối với quyền của người biểu diễn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời gian qua.

Trong năm 2009, xảy ra sự việc ca sĩ Mỹ Tâm đã yêu cầu nhiều công ty viễn thông và hàng chục website nhạc số không được kinh doanh các bản nhạc chuông, nhạc chờ có sử dụng các bài hát do ca sĩ thể hiện hoặc phải trả tiền ca sĩ về việc sử dụng các bài hát do ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện. Trong sự việc này đã có nhiều quan điểm khác nhau của các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với quyền liên quan của người biểu diễn. Một số công ty có sử dụng các bài hát do ca sĩ Mỹ Tâm thể hiện cho rằng họ không phải trả tiền cho người biểu diễn mà chỉ trả cho hãng sản xuất băng đĩa và họ đã trả qua Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV). Bên phía ca sĩ Mỹ Tâm khẳng định chưa bao giờ ký hợp đồng chuyển giao quyền của người biểu diễn cho bất cứ hãng băng đĩa nào. Vì vậy, việc một số hãng băng đĩa nói rằng họ có quyền sở hữu các cuộc biểu diễn của ca sĩ là sai pháp luật. Các hãng băng đĩa liên quan trong vụ việc này và RIAV lại cho rằng, căn cứ vào điều 29.1 Luật Sở hữu trí tuệ, toàn bộ các bản ghi âm, ghi hình này thuộc quyền sở hữu của các nhà sản xuất, còn Mỹ Tâm chỉ có các quyền nhân thân, vì các bản ghi âm, ghi hình đều do họ đầu tư, ca sĩ chỉ biểu diễn để ghi âm, ghi hình và đã nhận đủ tiền thù lao.

Từ sự việc trên ta nhận thấy các qui định của pháp luật về bảo hộ quyền liên quan đối với quyền của người biểu diễn còn có nhiều cách hiểu khác nhau đối với chính những người có quyền lợi trực tiếp. Đây là cách hiểu và áp

dụng pháp luật hay các qui định của pháp luật còn nhiều bất cấp, qui định chưa rõ ràng để dẫn tới sự hiểu không thống nhất dẫn đến các tranh chấp như sự việc trên? Các qui định của pháp luật đã cụ thể, rõ ràng, có lẽ đây chỉ là cách hiểu và áp dụng pháp luật của chính những người có quyền và lợi ích liên quan.

Về quyền liên quan của người biểu diễn, khoản 1 Điều 29 Luật SHTT của Việt Nam quy định: Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn. Điều 745 khoản 1 Bộ luật Dân sự 2005, về nội dung, cũng tương tự như khoản 1 Điều 29 Luật SHTT. Rõ ràng, với các quy định này, pháp luật quyền liên quan của Việt Nam đang bảo vệ người đầu tư để thực hiện cuộc biểu diễn mà không phải chính người biểu diễn (với giả định trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác), vì chỉ người đầu tư mới có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn, còn người biểu diễn chỉ có các quyền nhân thân (được nêu tên khi biểu diễn và được bảo vệ sự toàn vẹn của hình tượng biểu diễn). Nếu không phải là chủ đầu tư, người ca sĩ sẽ không được hưởng các quyền tài sản mà pháp luật bảo hộ do người biểu diễn đã được nhà đầu tư bù đắp cho việc tạo ra cuộc biểu diễn nên nhà đầu tư sẽ có quyền sở hữu cuộc biểu diễn (và đó cũng là các điểm tựa pháp lý quan trọng cho các đàm phán hợp đồng giữa ca sĩ với, ví dụ, các nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, tổ chức phát sóng), như các quyền ngăn cấm người khác thu hình hoặc phát sóng cuộc biểu diễn trực tiếp.

Các quy định này của pháp luật Việt Nam là chưa có sự thống nhất và phù hợp với các quy định về quyền của người biểu diễn trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đang tham gia, cụ thể là Điều 7 của Công ước Rome

1961, khoản 7 Điều 4 Chương II Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ, và Điều 14.1 TRIPS. Có một điểm quan trọng cần lưu ý rằng: Công ước Rome và Điều 14.1 TRIPS đều nhằm bảo hộ các “sáng tạo nghệ thuật” (atistic achievement hay acts of spiritual creation) của nghệ sĩ biểu diễn, mà không phải nhằm bảo vệ “các lợi ích về kỹ thuật và tài chính” (technical and financial interests) như trong trường hợp đối với các nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Vậy, liệu các ca sĩ có thể vận dụng quy định của khoản 3 Điều 5 Luật SHTT – nói rằng khi quy định của Luật SHTT khác với điều ước quốc tế thì áp dụng điều ước quốc tế – để đòi lại từ chủ đầu tư các quyền tài sản cho mình? Việc pháp luật quốc tế bảo hộ quyền của người biểu diễn trên cơ sở các sáng tạo nghệ thuật giúp cho người biểu diễn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền nhân thân và quyền tài sản.

Có lẽ trước mắt, để tự bảo vệ mình trước khi Việt Nam có một hệ thống pháp luật hoàn thiện, các ca sĩ nên ký các hợp đồng đầy đủ, chi tiết và chặt chẽ với người quản lý, nhà sản xuất và các công ty băng đĩa để tránh những thiệt hại có thể rất lớn về vật chất.

2.3.2 Nội dung quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình là người định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc của các tác phẩm khác nên họ được hưởng các quyền đối với kết quả lao động do họ tạo ra. Theo Điều 30 Luật SHTT nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có các quyền như sau:

a) Độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình.

b) Độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kì phương tiện kĩ thuật nào mà công chúng có

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 54 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)