Lịch sử hình thành, phát triển quyền liên quan tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 29 - 40)

1.4.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống pháp luật về quyền liên quan tại Việt Nam

Pháp luật về Sở hữu trí tuệ của Việt Nam có những điểm khác biệt không giống với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống pháp luật Sở hữu trí tuệ hoàn thiện.

Tại Việt Nam tư tưởng về quyền tự do sáng tạo nghệ thuật, khoa học đã được thể hiện trong các văn bản pháp luật từ Hiến pháp 1946 đến Hiến pháp 1992. Tư tưởng này tiếp tục được ghi nhận và đồng thời khẳng định việc Nhà nước Việt Nam bảo hộ quyền tác giả, Điều 60 Hiến pháp 1992 qui định: “Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hạot động văn hóa khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp” [24]. Văn bản pháp lý đầu tiên qui định chi tiết về vấn đề quyền tác giả là Nghị định 142/CP ngày 14/11/1986. Do ra đời mà chưa có tiền lệ, và nhu cầu xã hội chưa thực sự bức thiết nên các qui định trong Nghị định này còn có phần sơ sài. Nghị định chỉ gồm có 8 điều qui định về Khái niệm tác giả, các tác phẩm được bảo hộ, các quyền cơ bản của tác giả, thời hạn bảo hộ, và sơ lược về quyền kế cận. Trong đó có nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế lúc bấy giờ.

Đến những năm 90, do tình hình kinh tế có nhiều biên đổi đặc biệt là chuyển nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và việc mở rộng giao lưu quốc tế. Nghị định 142/CP lúc này không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước. vì vậy, ngay từ 1990 Bộ Văn hóa thông tin nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch đã được giao soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả để thay thế. Trong quá trình soạn thảo, chúng ta đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế từ việc thi hành Nghị định 142/CP và tham khảo một số văn bản pháp luật quốc tế, quốc gia khác về quyền tác giả, quyền liên quan. Bên cạnh đó, Việt Nam đã nhận được sự trợ giúp quốc tế khi WIPO cử chuyên gia pháp lý sang góp ý và soạn thảo một luật mẫu về quyền tác giả. Đến năm 1994, chúng ta đã hoàn thành xong việc soạn thảo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả, và sau đó được Ủy ban thường vụ quốc hội thông qua ngày 2/12/1994. Pháp lệnh gồm 7 chương 47

điều qui định khá chi tiết về quyền tác giả và phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong đó, Pháp lệnh qui định khá đầy đủ từ phạm vi các tác phẩm được bảo hộ, khái niệm tác giả, nội dung các quyền tinh thần và quyền tài sản, thời hạn bảo hộ, chuyển giao quyền tác giả đến các vấn đề như hợp đồng sử dụng tác phẩm, quyền liên quan đến quyền tác giả.

Pháp lệnh trên thi hành chưa được một năm, thì năm 1995 BLDS được ban hành, trong đó có dành riêng phần VI qui định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có quyền tác giả và quyền liên quan. Các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan trong BLDS 1995 là những bảo đảm có giá trị pháp lý cao, đồng thời khắc phục một số điểm hạn chế của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả trước đó. Nhìn chung các qui định tại BLDS đã kế thừa nhiều qui định của Pháp lệnh. Lý giải cho điều này là do BLDS được ban hành chỉ sau pháp lệnh khoảng gần một năm, đồng thời xây dựng Pháp lệnh đã tham khảo kinh nghiệm và tính đến xu thế chung trên thế giới đối với việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan. Sự kế thừa này có thể thấy rõ qua các qui định về khái niệm tác giả, thời điểm phát sinh quyền tác giả, loại hình tác phẩm được bảo hộ, các hình thức sử dụng tác phẩm miễn phí, thời hạn bảo hộ quyền tác giả. Nhưng bên cạnh đó, BLDS đã bổ sung qui định về việc phân định tác giả-chủ sở hữu tác phẩm, các trường hợp xác định chủ sở hữu tác phẩm… Đồng thời, một số qui định không còn phù hợp đã bị loại bỏ (như các chương về Quản lý nhà nước, Giải quyết khiếu nại tố cáo). Tại BLDS 1995, các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan được tập trung tại phần VI “Quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ”, Chương 1 “Quyền tác giả”, Mục 4 “Quyền, nghĩa vụ của ngừời biểu diễn, của tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, tổ chức phát thanh, truyền hình”. Nhìn chung, các qui định này bao quát khá toàn diện các vấn đề, từ định nghĩa tác giả chủ sở

quyền tác giả, người biểu diễn, tổ chức ghi âm, ghi hình, tổ chức phát thanh truyền hình, tới quyền và nghĩa vụ của họ, địa vị pháp lý của họ.

Bên cạnh BLDS 1995, các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan còn nằm rải rác trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác liên quan như: Bộ luật hình sự, Luật Báo chí, Luật xuất bản, Luật Hải quan, Luật Di sản văn hóa, Pháp lệnh quảng cáo.

Để hướng dẫn thi hành các qui định về quyền tác giả, quyền liên quan tại BLDS, nhiều văn bản dưới luật đã được ban hành, gồm:

- Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1997 về hướng dẫn thực hiện bảo hộ quyền tác giả.

- Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

- Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10/5/2001 của Bộ văn hóa thông tin về hướng dẫn nghị định số 76/CP và nghị định số 60/CP.

- Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BVHTT ngày 5/12/2001 về giải quyết tranh chấp liên quan đến quyền tác giả tại Tòa án.

Nhìn chung, BLDS qui định khá toàn diện, song thường chỉ dừng ở tầm khái quát mang tính nguyên tắc, thiếu sự cụ thể nên khó thực thi trong thực tế. Trên cơ sở BLDS, các văn bản hướng dẫn thi hành còn thiếu, qui định sơ sài, vụn vặt, rải rác, hiệu lực pháp lý thấp và cũng chưa thể hiện được sự hướng dẫn chi tiết và đầy đủ các vấn đề được qui định trong BLDS. Qua sự phát triển của kinh tế, xã hội của đất nước kết hợp quá trình hội nhập ngày một sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, yêu cầu bức thiết trong tình hình mới là cần phải có sự chỉnh sửa lại và hoàn thiện hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền liên quan nói riêng thông qua việc xây dựng một Luật chuyên ngành đủ mạnh để điều chỉnh riêng về lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Trên thế giới, từ những nước có truyền thống về bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ đến các nước đang phát triển như: Anh, Đức, Mỹ, Ấn Độ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore…đã xây dựng luật đơn hành đối với từng đối tượng Sở hữu trí tuệ như Luật bản quyền, Luật Sáng chế, Luật Nhãn hiệu….trong khi đó một số nước khác đi theo hướng xây dựng Đạo luật SHTT chung như Pháp, Philippin, SriLanka, El Sanvador…

Tiếp thu các kinh nghiệm quốc tế, trên cơ sở Nghị quyết số 35/2004/QH11 ngày 25/12/2004 của Quốc hội về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của quốc hội năm 2005, cùng với nhu cầu cấp bách phải có một hành lang pháp lý về bảo hộ sở hữu trí tuệ đáp ứng được các qui tắc chung của thế giới, đủ điều kiện gia nhập WTO của Việt Nam, Bộ Khoa học và Công nghệ đã được Chính phủ giao chủ trì xây dựng Luật sở hữu trí tuệ. Trong một thời gian rất ngắn, từ ngày 27/12/2004 thành lập Ban soạn thảo liên nghành đến ngày 7/2/2005 thì bản Dự thảo Luật SHTT (lần 2) đã được hoàn chỉnh để gửi xin ý kiến. Dự thảo này gồm 14 chương với 479 điều điều chỉnh toàn diện quyền tác giả, quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng mới.

Thực tế tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về việc cần thiết xây dựng một Luật chuyên ngành về SHTT hay là xây dựng một phần về quyền SHTT trong BLDS như BLDS năm 1995. Tuy nhiên, phương án xây dựng một Luật chuyên ngành về SHTT được các chuyên gia trong và ngoài nước và các Doanh nghiệp ủng hộ. Do vậy mà tại kỳ họp Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10, ngày 29/11/2005 Luật SHTT (luật số 50/2005/QH10) đã được Quốc hội thông qua với số phiếu gần như tuyệt đối (368/370) và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2006. Như vậy, Luật SHTT dần khẳng định là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật SHTT đã tiếp thu được các giá trị hình thành trong quá trình thi hành các qui phạm pháp luật trong hệ thống

pháp luật Việt Nam về SHTT và đã được thẩm định trong thực tiễn. Các qui định của luật SHTT về cơ bản đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các Hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tính minh bạch, rõ ràng và khả thi cũng thể hiện rõ tại các điều luật. Như vậy, đây là lần đầu tiên Việt Nam có một đạo luật riêng về SHTT được ban hành bởi Quốc hội- cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước ta.

Ngay sau khi Luật SHTT 2005 ra đời và đi vào thực tiễn điều chỉnh các quan hệ có liên quan trong xã hội, Chính phủ, các Bộ và Cơ quan có liên quan đã ban hành các văn bản hướng về việc thực hiện các qui định của Luật SHTT 2005. Trong lĩnh vực quyền liên quan, có các văn bản hướng dẫn thi hành luật SHTT 2005 như:

- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 09 năm 2006 của Chính phủ Qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

- Nghị định số 105/2006/ĐN-CP ngày 22/09/2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

- Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC- BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03/04/2008 hướng dẫn áp dụng một số qui định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân.

Trải quan hơn 3 năm kể từ ngày có hiệu lực, có một số các qui định trong Luật SHTT 2005 đã không còn phù hợp với thực tế. chính các qui định đó gây cản trở cho hoạt động của các chủ thể liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có quyền liên quan. Vì vậy, việc sửa đổi bổ sung một số điều của luật SHTT 2005 là cần thiết. Do đó, ngày 19/06/2009 Luật sửa đổi, bổ sung

một số điều của Luật SHTT 2005 đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2010.

1.4.2 Việc ký kết tham gia các điều ước quốc tế về quyền liên quan

Hiện nay, trên bình diện quốc tế quyền liên quan được bảo hộ tại các Công ước như Rome, Geneva, Brussel và các Hiệp định TRIPS, WPPT. Việt Nam hiện cũng đã gia nhập hầu hết các điều ước quốc tế.

Theo thông tin từ trang web www.ompi.int của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Tổng giám đốc WIPO đã có Thông báo số 83 về việc Việt Nam gia nhập Công ước Geneva về “Bảo hộ Nhà sản xuất bản ghi âm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ”-“Convention for the Protection of Producer of Phonograms Against Unauthorized Duplication of their Phonograms of October 29, 1971”. Công ước có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 6/7/2005. Việc tham gia vào Công ước đã đáp ứng các nhu cầu phát triển của nền công nghiệp ghi âm Việt Nam. Công ước Geneva là công cụ pháp lý hữu hiệu trong việc chống lại sự sao chép trái phép mang tính quốc tế các bản ghi âm tại Việt Nam. Nhưng trước mắt Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện Công ước khi mà tình trạng băng đĩa lậu, ghi âm trái phép vẫn còn vi phạm tràn lan.

Một trong các Công ước quan trọng về bảo hộ đối với quyền của Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng mà Việt Nam đã gia nhập là Công ước Rome. Công ước Rome ra đời năm 1961 tại Rome Italia, Việt Nam chính thức gia nhập và trở thành viên của công ước vào ngày 01/03/2007 và là thành viên thứ 86 của công ước này. Có thể coi đây là một Công ước “đóng” vì thành viên của nó không chỉ là thành viên của Liên hợp quốc mà còn phải tham gia vào Công ước Bern hoặc Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC). Công ước Rome được đề cập như “Công ước tiên phong”. Không giống như các qui định quốc tế khác được ra đời sau pháp luật các

quốc gia và có xu hướng tổng hợp lại các qui định đó lại. Công ước Rome là một thử nghiệm mới trong một lĩnh vực mà các quốc gia chưa hề quan tâm. Sau khi ra đời nó đã tác động ngược trở lại các quốc gia trong vấn đề thể chế hóa sự bảo hộ quyền của người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng. Các qui định của Công ước Rome đến nay vẫn thể hiện có giá trị như là tiêu chuẩn quốc tế trong việc bảo hộ quyền liên quan. Đây là Công ước về bảo hộ quyền cho tất cả các chủ thể quyền liên quan như Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng. Việc Việt Nam tham gia công ước Rome đã đáp ứng được nhu cầu cấp bách của cá nhân và tổ chức trong xã hội đối với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, hoạt động sản xuất bản ghi âm (băng đĩa), hoạt động phát sóng của các tổ chức phát sóng tại Việt Nam. Việc gia nhập Công ước có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc bảo hộ quyền đối với các đối tượng của quyền liên quan trong nước cũng như cá nhân, pháp nhân của các quốc gia thành viên khác. Thúc đẩy hoạt động của các chủ thể quyền liên quan, đồng thời giúp các cơ quan quản lý quản lý tốt hơn các hoạt động của các chủ thể này. Chống lại các hành vi vi phạm về bản quyền hiện đang rất phổ biến và bức xúc tại Việt Nam.

Trong xu thế hội nhập chung, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ khoảng cách địa lý đã không còn là rào cản đối với các quốc gia trong việc mở rộng quan hệ giao lưu về kinh tế, chính trị và văn hóa. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho thế giới không có khoảng cách, các quốc gia có thể coi là không có biên giới. Cũng từ ý nghĩa quan trọng đó, mà dẫn đến phải có các qui tắc điều chỉnh cho các hoạt động liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền hình qua vệ tinh. Công ước quốc tế liên quan đến việc phân phối tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh được ra đời tại Brussels ngày 21/05/1974. Việt Nam trở thành thành viên chính thức của công ước này vào ngày 12/01/2006. Đây là Công ước mang

tính “mở” vì cho phép hầu hết các quốc gia tham gia vào mà không có điều kiện ràng buộc phải tham gia Công ước Bern hay Công ước toàn cầu về bản quyền (UCC) như Công ước Rome. So với Công ước Rome, Công ước Brussels có hai điểm khác biệt cơ bản. Một là, cho phép các thành viên tự do (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Bảo hộ quyền liên quan theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam (Trang 29 - 40)