Doanhnghiệp và hàng hoá Việt Nam vào được thị trưòng Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phả

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế HOA kỳ ASEAN (Trang 33 - 34)

V, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆVIỆT NAM – HOA KỲ.

f.doanhnghiệp và hàng hoá Việt Nam vào được thị trưòng Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phả

làm quen với tập quán, tác phong khi đàm phán, kí kết hợp đồng với các nhà kinh doanh Mỹ.

Phải tìm hiểu và nắm vững luật pháp, chính sách ngoại thương của Hoa Kỳ. Đây là quốc gia có hệ thống pháp luật, chính sách về thương mại khá rắc rối và phức tạp.Việc nắm vững các điều kiện trên thực sự quan trọng khi các doanh nghiệp Việt Nam muốn bước ra “sân chơi” thế giới.

g.Dù không hề muốn nhưng các doanh nghiệp cũng cần phải làm quen với các vụ kiện tụng, giải quyết tốt các tranh chấp.

 Bởi vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải xây dựng được một cơ chế thống nhất. Trước hết , phải đoàn kết, thực hiện nghiêm chỉnh những quy định và tiêu chí về chất lượng sản phẩm, quy trình và điều kiện sản xuất, an toàn vệ sinh... phải tích hợp hai hệ thống quản trị chất lượng và quản trị môi trường trong quá trình sản xuất để cho ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đáp ứng mục tiêu và chức năng đã xác định, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, phù hợp với tiêu chuẩn quy định kỹ thuật, mang lại lợi nhuận và đủ sức cạnh tranh...Tiếp đó, các doanh nghiệp cần thực hiện nghiêm túc hiệp định chống gian lận thương mại và tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế, không để xảy ra việc tiến hành điều tra, gian lận như bán phá giá hay sai lệch xuất xứ hàng hoá… từ phía các đối tác. Đồng thời, phải chú ý việc lưu trữ những hồ, tài liệu trong hoạt động kinh doanh, khi cần có thể làm bằng chứng chứng minh. Bên cạnh đó, cần nhanh chóng đăng ký thương hiệu, nhãn mác để tránh được chuyện tranh chấp thương hiệu.

 Năm 2003 là năm thứ hai thực hiện Hiệp định, ngoài các điểm đã thực hiện từ năm thứ nhất, năm nay phải tiếp tục thực hiện thêm một số điểm nữa trên lộ trình cụ thể. Những lộ trình này là áp lực rất lớn với các doanh nghiệp. Áp lực này còn tăng hơn nữa do tranh chấp nảy sinh từ năm 2002 đến nay vẫn chưa được giải quyết. Điều này khiến cho các doanh nghiệp phải có sự tự chuyển biến trên nhiều mặt thích hợp. Một trong những giải pháp là nâng cao vai trò hiệp hội ngành nghề để phát huy sức mạnh trong ứng phó với các bất trắc, đồng thời chủ động điều chỉnh lượng xuất khẩu cho thị trường để tránh được nhân tố không ổn định trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế HOA kỳ ASEAN (Trang 33 - 34)