Các giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế HOA kỳ ASEAN (Trang 30 - 33)

V, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆVIỆT NAM – HOA KỲ.

2/ Các giải pháp từ phía doanh nghiệp:

Trong điều kiện của Việt Nam, hoạt động của các doanh nghiệp phụ thuộc trước tiên vào sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước, nhất là các đường lối, chủ trương, chính sách và sự chỉ đạo của các bộ ,ngành. Nếu sự lãnh đạo và chỉ đạo đó tạo được chân trời rộng lớn, tạo được động lực và chỗ dựa cho các doanh nghiệp hoạt động thì rõ ràng vấn đề còn lại là của các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp có rất nhiều việc phải làm để phát huy vai trò của mình, để nâng cao năng lực quản lí và cạnh tranh. Nếu không có sự chuẩn bị tích cực và cụ thể thì chắc chắn doanh nghiệp Việt Nam sẽ không được hưởng lợi nhiều từ bản hiệp định này mà ngược lại dễ có thể biến thị trường nội địa rộng lớn của mình thành nơi tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu và sản xuất gia công một cách thuần tuý và tràn lan.

a.Trước tiên doanh nghiệp phải sản xuất kinh doanh tốt, có chất lượng và có uy tín.

Tuy nhiên đây không phải là một điều đơn giản. Có người cho rằng, cứ có sản phẩm chất lượng tốt, đạt yêu cầu tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh thực phẩm của Mỹ( trường hợp thuỷ sản) được người tiêu dùng Mỹ chấp nhận thì vẫn có thể tiếp tục xuất khẩu sang Mỹ. Thực tế có thể là như vậy nhưng trong làm ăn kinh doanh nên tránh trước những rắc rối kiện tụng, nhất là ở Mỹ. Để tránh được những rắc rối như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóng tự lớn lên về công nghệ, về hiểu biết và kinh nghiệm quản trị kinh doanh, về luật và lệ của nước mình và nước sở tại để tiến vào làm ăn kinh doanh, về luật lệ quốc tế và Mỹ để chiến thắng trong kiện tụng, nếu buộc phải làm như vậy.

b.Doanh nghiệp không những phải sản xuất ra những sản phẩm tốt mà còn phải biết lựa chọn phương thức tiếp cận và mặt hàng thích hợp, tạo dựng thương hiệu riêng.

Cần chú ý đến việc tô điểm cho sản phẩm thông qua quảng cáo tiếp thị tốt, nhãn mác rõ ràng, giao hàng đúng thời hạn, bán những hàng mà người sở tại ưa thích.

c.Trước khi sản xuất doanh nghiệp cần xác định các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Cần tập trung phát triển mạnh các sản phẩm chủ lực theo lợi thế so sánh nhằm nâng cao năng suất, giảm giá thành, hình thành thương hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu. Theo đánh giá hiện nay các mặt hàng như dệt may, giầy dép, thuỷ sản, cà phê, chè , hạt tiêu, hạt điều, rau quả, hàng thủ công mỹ nghệ, vật liệu xây dựng, đồ gốm, đồ gỗ, đồ da, sữa , đồ uống... chiếm khoảng 90% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, trong những năm trước mắt, những mặt hàng trên vẫn là những mặt hàng xuất khẩu quan trọng của ta. Do vậy cần đẩy mạnh công tác cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại, đồng thời đổi mới công nghệ, trình độ quản lý để tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này và phát triển các mặt hàng mới.

d.Phải tận dụng nguồn lao động dồi dào,giá nhân công rẻ, tiết kiệm chi phí đầu vào như điện, nước, thông tin vận tải... đồng thời không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.

Bằng cách đầu tư thiết bị máy móc đạt tiêu chuẩn vệ sinh, đổi mới công nghệ chế biến, thực hiện nghiêm ngặt các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm nhằm xây dựng được 3 tiêu chuẩn: hệ thống quản lí chất lượng ISO 9000, hệ thống quản lí chất lượng môi trường ISO 1400, hệ thống tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000. Đây chính là những giấy thông hành để đưa hàng vào Mỹ.

e.Trong hoạt động xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp cần làm tốt công tác tiếp thị ở tầm vi mô.

 Như lập bộ phận nghiên cứu thị trường, tiếp thị qua hội chợ triển lãm, tiếp thị qua mạng Internet, gửi thư giới thiệu những mặt hàng mới, xây dựng bộ phận đại điện thương mại của công ty ở thị trường Mỹ, tiếp cận các siêu thị và hãng kinh doanh siêu thị để giới thiệu sản phẩm Việt Nam, từng bước củng cố thương hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường thế giới.

 Việc các cơ quan kinh doanh, các tổ chức thương mại trong nước chuẩn bị các bước tiếp cận thị trường Mỹ cũng cần được tổ chức thật chu đáo, nhất là đối với các doanh nghiệp nhà nước. Không thể biến việc chuẩn bị thị trường thành các chuyến "đi du lịch Mỹ không mất tiền túi", không nên kéo bầu đoàn thê tử lao vào những" cỗ máy ngốn tiền" mà không tính tới hiệu quả kinh tế và những đồng tiền mà mình sử dụng. Nhiều Việt kiều cho hay rất ngạc nhiên khi biết tin có đoàn Việt Nam sang đây trong đàm phán với đối tác đã tuyên bố là không cần biết chất lượng và giá cả mặt hàng mà các bạn hàng khác của Mỹ đưa ra, cho dù những mặt hàng của họ tương tự chủng loại hàng hoá của công ty anh ta. Anh này nói rằng giá của công ty anh ta định ra là vậy, bạn hàng không chấp nhận thì thôi, anh ta không cần, anh chẳng mất gì khi đối tác không chấp nhận sản phẩm mà công ty anh ta chào hàng. Gặp được khách hàng là đã hoàn thành nhiệm vụ và anh đã biết thế nào là nước Mỹ.

f. Để doanh nghiệp và hàng hoá Việt Nam vào được thị trưòng Mỹ, ngoài việc nắm vững nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam phải

Một phần của tài liệu Quan hệ kinh tế HOA kỳ ASEAN (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(33 trang)
w