0
Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Các giải pháp từ phía nhà nước:

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ HOA KỲ ASEAN (Trang 28 -30 )

V, GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆVIỆT NAM – HOA KỲ.

1/ Các giải pháp từ phía nhà nước:

a.Về mặt pháp lý:Với tư cách là chủ thể trong quản lý nền kinh tế quốc

dân, cần nhanh chóng giải quyết môi trường pháp lý cho doanh nghiệp phát triển như:

Bổ sung luật và những văn bản dưới luật còn thiếu.

Rà soát lại những văn bản luật và dưới luật để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp tình hình hiện tại và thông lệ quốc tế. Chẳng hạn, chính phủ nên bổ sung sửa đổi điều 69 Luật lao động, điều chỉnh hạn mức tăng ca từ 200 giờ/năm lên 400 giờ/năm để các doanh nghiệp dệt may không vi phạm luật lao động mà vẫn đảm bảo thời hạn giao hàng cho các nhà nhập khẩu Mỹ.

Để đối phó với chiến tranh thương mại, nhà nước cần phải xây dựng được một khung pháp lý chống phá giá, phòng ngừa các doanh nghiệp nước ngoài bán phá giá tại thị trường Việt Nam, cũng như ngăn chặn kịp thời các doanh nghiệp trong nước tự phá giá, tạo cớ cho phía đối tác kiện tụng, gây ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh.

b.Chính sách vốn.

Nhà nước cần có một chính sách tín dụng công bằng đối với các doanhnghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, cung cấp thông tin và tư vấn cho các doanhnghiệp lựa chọn, tiếp nhận công nghệ và trang thiết bị tiên tiến.

c.Trên lĩnh vực thông tin

Nhà nước cần phổ biến rộng rãi nội dung hiệp định cho các doanh nghiệp, các đoàn thể xã hội và nhân dân , để nhận thức rõ những thuận lợi và thách thức trong việc thực thi hiệp định tạo ra sự nhất trí về nhận thức tư tưởng, kịp thời có kế hoạch triển khai thực hiện theo chức năng ở các cấp, các ngành, địa phương, cơ sở đạt hiệu quả. Ngoài ra, nhà nước cần mở rộng cung cấp thông tin và giới thiệu các doanh nghiệp Việt Nam về luật lệ thương mại của Hoa Kỳ, kể cả của các bang.

d.Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp

Nhà nước cần có sự hỗ trợ toàn diện doanh nghiệp thâm nhập thị trường Mỹ. Hỗ trợ không chỉ về mặt thông tin như đã đề cập ở trên mà còn hỗ trợ về:

Nghiệp vụ xuất nhập khẩu và tiếp thị bao gồm bao bì đóng gói, nhãn hiệu hàng hoá, đơn vị tính, bảo quản, lựa chọn phương thức vận chuyển, mở và thanh toán L/C, tìm đối tác, chọn kênh quảng cáo sản phẩm, khảo sát thị trường, tham gia hội chợ triển lãm, mở trang web...

Tài chính bao gồm hình thành các quỹ tín dụng xuất khẩu, đặc biệt ưu tiên cho những doanh nghiệp đã từng xuất khẩu thành công sang thị trường Mỹ.

Thậm chí có thể mạnh dạn đầu tư cho một số doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm nhằm tạo bàn đạp mở rộng thị phần sang Mỹ.

Tổ chức, sắp xếp lại một số bộ phận thuộc các cơ quan thúc đẩy thương mại như phòng công nghiệp và thương mại, Bộ thương mại, Hải quan, tài chính và cơ quan thương vụ ở Mỹ.

e.Chính sách phát triển nguồn nhân lực

Nhà nước cần đẩy mạnh hơn nữa để việc thực hiện hội nhập có hiệu quả. Trên cơ sở đánh giá thực trạng cần nhanh chóng quy hoạch, đào tạo lại, đào tạo bố sung để điều chỉnh bố trí lại đội ngũ cán bộ (hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, cán bộ làm công tác hội nhập, điều hành quản lý...) đồng thời đẩy mạnh việc đào tạo nghề nâng cao trình độ đội ngũ công nhân.

Ngoài việc am hiểu về luật pháp của thị trường Mỹ cũng như luật thương mại quốc tế, cần phải có một đội ngũ chuyên viên thành thạo, đủ sức đối phó với các vụ kiện, sớm nắm bắt được thông tin để tư vấn cho các doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp điều chỉnh kịp thời biến động của thị trường, học tập kinh nghiệm xử lý của các nước cũng bị kiện như mình. Thêm vào đó, nhà nước cũng cần có biện pháp huy động có hiệu quả cộng đồng ngưòi Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài và Hoa Kỳ tham gia vào việc xây dựng đất nước, lôi kéo bà con hướng về đất nước, vì sự nghiệp ích nước lợi nhà. Phần lớn Việt kiều ở Hoa Kỳ là những người có trình độ học vấn cao, nhiều người là chuyên gia, cố vấn, luật sư cho các hãng kinh doanh của Hoa Kỳ, khi có chính sách động viên

tốt thì có thể khai thác được ưu thế này làm cầu nối để triển khai buôn bán và hợp tác kinh tế kỹ thuật với Hoa Kỳ.

Trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên tạp chí thương mại tết Nhâm Ngọ, ông Nguyễn Ngọc Mỹ- chủ nhiệm câu lạc bộ Việt kiều, thành viên hội đồng quản trị hiệp hội doanh nghiệp Việt kiều tại thành phố Hồ Chí Minh đã nêu bật được vai trò của Việt kiều trong việc đóng góp giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường Mỹ.ông nhấn mạnh Việt kiều sẽ là trung gian tức là có thể làm đại diện,làm marketing, làm nhà phân phối... cho các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ. Họ chính là khâu tiền phương rất tốt vì họ sinh sống và làm việc ở đó, có những thông tin về thị trường cập nhật hơn các doanh nghiệp trong nước và tiết kiệm được chi phí.Hiện tại, câu lạc bộ Việt kiều đã và sẽ tổ chức các buổi hội thảo xoay quanh các vấn đề đầu tư, thương mại, các luật định của thị trường Mỹ. Nếu nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, quan tâm nhằm duy trì các hoạt động như vậy thì đây sẽ là nơi gặp gỡ hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam học hỏi kinh nghiệm tránh vướng vào các rắc rối đáng tiếc có thể xảy ra.

Nhận thức rõ điều này ngày 12/3/2003, Chính phủ đã ban hành chương trình tổng thể thực hiện hiệp định thương mại Việt Mỹ với các nội dung là: phổ biến hiệp định, rà soát văn bản pháp luật, lộ trình mở cửa thị trường theo cam kết trong hiệp định và nâng cao khả năng cạnh tranh, kiểm tra chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, xúc tiến thương mại,đầu tư, du lịch, an ninh quốc phòng, đào tạo nguồn nhân lực. Hy vọng là những chương trình này sẽ được thực thi có hiệu quả.

Một phần của tài liệu QUAN HỆ KINH TẾ HOA KỲ ASEAN (Trang 28 -30 )

×