1, Cần tăng cường hợp tác hơn nữa trong các lĩnh vực cùng quan tâm.
+ Theo đó, hai bên sẽ tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các thỏa thuận hợp tác hiện có, đặc biệt là kế hoạch hành động thực hiện tuyên bố tầm nhìn chung về quan hệ đối tác tăng cường ASEAN – Hoa Kỳ, đồng thời thúc đẩy hợp tác về chính trị - an ninh, kinh tế - thương mại, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ, giao lưu nhân dân, hợp tác phát triển cũng như xử lý các thách thức toàn cầu.
+ Chú trọng thúc đẩy tiến bộ trên nhiều lĩnh vực như đấu tranh chống nạn buôn người, tăng cường bảo đảm quyền con người, thúc đẩy thương mại và đầu tư, bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh lương thực, sở hữu trí tuệ, quản lý thiên tai, sẵn sàng ứng phó với các dịch bệnh, giáo dục, bảo vệ môi trường và cân bằng hệ sinh thái, khoa học và công nghệ, cải thiện kết nối quốc gia và khu vực.
2, Thúc đẩy quan hệ lên tầm đối tác chiến lược
Tiếp tục dành nguồn lực và ưu tiên cao cho triển khai kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2015; tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, kết nối, an ninh an toàn hàng hải và các vấn đề xuyên quốc gia khác. Thực tế, Hoa Kỳ cam kết hỗ trợ ASEAN xây dựng cộng đồng, liên kết khu vực; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN; nhất trí thúc đẩy hợp tác chuyên ngành, cũng như hợp tác tiểu vùng thông qua cơ chế hội nghị ngoại trưởng các nước hạ nguồn sông Mekong-Hoa Kỳ..
3, Đề cao tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại thường xuyên ở cấp cao nhất giữa ASEAN và Hoa Kỳ vì lợi ích của cả hai bên.. cao nhất giữa ASEAN và Hoa Kỳ vì lợi ích của cả hai bên..
Để thúc đẩy hơn nữa quan hệ đối tác ASEAN - Mỹ và nâng cao uy tín của ASEAN ở Mỹ, Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN cần thường xuyên tổ chức những chuyến thăm Mỹ và gặp gỡ với các quan chức cấp cao nước này.
4, Mỹ cần có những chính sách hỗ trợ các nước ASEAN
+Tổ chức các diễn đàn kinh tế như diễn đàn Lãnh đạo Doanh nghiệp ASEAN-Mỹ. Đây là diễn đàn doanh nghiệp cấp cao chính thức đầu tiên giữa Mỹ và ASEAN từ trước đến nay, là dịp để các đại diện doanh nghiệp Mỹ và ASEAN trao đổi quan điểm về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới công nghệ; cùng đưa ra các đề xuất về chính sách và cơ chế thông qua đối thoại trực tiếp với các bộ trưởng kinh tế, thương mại của ASEAN.
+Trong 10 nước ASEAN, mới chỉ có Singpore và Brunei đạt ngưỡng các nước phát triển, tính theo thu nhập bình quân đầu người. Các nước còn lại vẫn ở mức thu nhập trung bình và dưới trung bình. Đổi mới công nghệ và áp dụng nền kinh tế kỹ thuật số chính là giải pháp giúp các nền kinh tế ASEAN thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới, thoát khỏi “bẫy thu nhập trung bình”.
Với lợi thế về công nghệ thông tin, kỹ thuật số tiên tiến, Chính phủ và các doanh nghiệp Mỹ cần có những chính sách hợp tác chặt chẽ với ASEAN trong việc tạo ra một môi trường thương mại và đầu tư nhanh chóng, hiện đại và cạnh tranh hơn.