Rượu Mao Đài một trong 3 danh tửu thế giớ

Một phần của tài liệu Tổng quan về Rượu (Trang 75 - 76)

- Tự nhiên là một nguồn phóng xạ khổng lồ, và một phần của nguồn phóng xạ này được các loài thực vật và động vật sinh sống trên hành tinh trái đất hấp thụ, trong đó có cả những cây nho

Rượu Mao Đài một trong 3 danh tửu thế giớ

Nguồn gốc rượu Mao Đài

Tên của loại rượu nổi tiếng này được lấy theo tên quê hương của nó - thị trấn Mao Đài, thành phố Nhân Hoài, tỉnh Quý Châu, Trung Quốc. Nơi đây có con sông Xích Thủy với dòng nước trong vắt suốt 4 mùa từ trong hang núi chảy qua. Rượu Mao Đài được sản xuất trực tiếp từ nước sông Xích Thủy và chính nó đã làm thành hương vị tự nhiên độc nhất vô nhị của rượu Mao Đài : “Chất rượu thuần tuý, hương vị kéo dài, không gây nhức đầu, gắt cổ”. Đây chính là lý do tại sao, đối với đất nước Trung Quốc, rượu Mao Đài luôn là số 1 và được coi là “quốc tửu”.

Theo khảo sát của các chuyên gia, năm 135 trước CN, những cư dân đầu tiên của vùng đất này đã biết chưng cất rượu và đã được Hán Vũ Đế khen ngợi. Đến đời Bắc Tống thì rượu ở đây đã nổi tiếng khắp Trung Quốc. Lịch sử phát triển của rượu Mao Đài tính đến nay đã hơn 2.000 năm, song loại rượu Mao Đài được biết đến ngày nay lại có xuất xứ từ thời nhà Thanh và chỉ thực sự nổi tiếng khắp thế giới từ năm 1915.

Vào năm đó, người Trung Quốc mang rượu Mao Đài đến San Francisco (Mỹ) tham dự một hội chợ quốc tế. Tại đây, chính chất lượng tuyệt vời đã giúp rượu Mao Đài giành huy chương vàng cũng như vang danh khắp thế giới. Không chỉ có vậy, rượu Mao Đài còn trở thành một thứ đặc sản của người Trung Hoa khi được Chủ tịch Mao Trạch Đông mời Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi ông này sang thăm Trung Quốc vào năm 1972.

Công nghệ sản xuất rượu Mao Đài không giống các loại rượu khác. Người Trung Quốc cho rằng, chính nguyên liệu được chọn lọc tỉ mẩn, công thức chưng cất rượu độc đáo, khí hậu thiên nhiên ưu đãi và tay nghề của người nấu rượu là ba yếu tố quyết định tạo nên hương vị độc đáo của thứ rượu cổ truyền này.

Rượu Mao Đài trong suốt quá trình chế biến không thêm bất kỳ một loại hương liệu nào nên mùi vị của nó rất tự nhiên. Nguyên liệu chính để chế tạo là cao lương dùng làm hèm, tiểu mạch làm phụ gia được tẩm ướp theo công thức đặc biệt phức tạp. Nếu canh tác nông nghiệp có mùa vụ thì sản xuất rượu Mao Đài cũng vậy. Trước tiết Trùng Dương người ta bắt đầu đổ nguyên liệu vào, từ lúc bắt đầu đến lúc ra được hèm phải qua mười công đoạn, mỗi công đoạn mất 15 ngày.

Sau 10 công đoạn, nếu hương vị chưa đạt chuẩn thì phải thực hiện lại quá trình trên. Khi hương vị đã đạt (hợp cách), nguyên liệu được để trong 6 tháng rồi nếm thử lại. Cứ như vậy đến khi nào hoàn toàn đạt chất lượng mới thôi. Chính vì vậy, thời gian sản xuất rượu Mao Đài có khi lên tới 3 năm.

Với hàng chục loại khác nhau, Mao Đài dễ dàng chinh phục ngay cả những khách hàng khó tính nhất. Loại mạnh nhất là 53°, đem lại cho người uống một cảm giác "như đang được hoà mình với thiên nhiên hùng vĩ miền sơn cước, được hoà mình trong dòng nước suối tinh khiết mát trong". Lựa chọn loại ít cồn hơn sẽ cho bạn cảm giác sảng khoái, với độ cay nồng vừa phải. Hương vị rượu còn đọng lại nơi đầu lưỡi chắc chắn sẽ khiến bạn không bao giờ quên Mao Đài. Với loại nhẹ nhất (khoảng 33°) hoặc pha thêm một chút đá vào mà không sợ làm biến đổi chất lượng rượu, ngay cả phụ nữ và những người ít thưởng thức rượu cũng bị Mao Đài quyến rũ bởi vị rượu “thanh nhẹ và trong vắt như ánh trăng” nhưng vẫn đậm đà và hương vị rượu còn lưu luyến mãi.

Hiện nay, sản lượng xuất khẩu rượu Mao Đài đạt trên 4.000 tấn một năm, xuất khẩu tới 100 quốc gia, đoạt 14 Huy chương vàng trong các kỳ hội chợ Quốc tế. Ngoài ra, Mao Đài cũng xứng danh là một trong ba đại danh tửu thế giới khi đoạt hàng chục giải thưởng trong các cuộc thi rượu.

Một phần của tài liệu Tổng quan về Rượu (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w