Công tác quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản và quản lý

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.DOC (Trang 69 - 70)

hàng trong giai đoạn 2007 là một ví dụ điển hình khi nhiều công ty đua nhau mở các công ty chứng khoán khi thị trường chứng khoán phát triển quá nóng, cho dù không có kinh nghiệm vào lĩnh vực mới mẻ náy. Thị trường Chứng khoán Việt Nam tụt dốc vào năm 2008 một cách thê thảm do rất nhiều nguyên nhân đã đẩy rất nhiều công ty chứng khoán rơi vào trạng thái sa sút thậm chí phải phá sản và đóng cửa. Chính vì thế, công ty cần coi trọng công tác quản lý rủi ro đồi với các dự án. Nghiệp vụ quản lý rủi ro vốn là một nghiệp vụ ít được quan tâm và thực hiện có hệ thống, chính vì thế, việc xây dựng một hệ thống quản trị rủi ro có hiệu quả để áp dụng cho công ty là hoàn toàn cần thiết. Quản trị rủi ro cần phải được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của dự án từ lập dự án- tổ chức thực hiện và vận hành dự án. Công tác quản trị rủi ro của dự án cần được triển khai qua các bước : Nhận diện rủi roà đánh giá rủi ro à quản trị rủi ro.

2.3. Một số kiến nghị đối với nhà nước

2.3.1. Công tác quản lý nhà nước trong khai thác khoáng sản và quản lý đầu tư. tư.

Tài nguyên khoáng sản là một nguồn lực quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nguồn lực này không tái tạo được, vì vậy cần phải được quản lý, bảo vệ chặt chẽ, khai thác sử dụng một cách tiết kiệm và hiệu quả. Trong thực tế, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác khoảng sản trong thời gian qua còn tồn tại nhiều bất cập. Cụ thể, Theo quy định, việc thẩm định cấp phép khai thác khoáng sản thông thường thuộc trách nhiệm của Sở TN&MT, nhưng việc quản lý về quy hoạch và xây dựng các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác lại thuộc về Sở Xây dựng; Quản lý về kỹ

thuật khai thác mỏ, an toàn trong khai thác thuộc Sở Công thương. Do nhiều đầu mối quản lý dẫn đến không quy định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng cho từng sở, đã vậy giữa các sở cũng chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý Nhà nước nên việc quản lý Nhà nước về khoáng sản và công nghiệp khai thác chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn. Điều này, mặt khác cũng tạo ra những khó khăn nhất định trong hoạt động đầu tư của công ty, nhất là trong quy trình hoàn thiện thủ tục đầu tư, xin cấp giấy phép khai thác khoáng sản, duyệt quy hoạch xây dựng và chứng nhận về đảm bảo kĩ thuật xây dựng và an toàn kĩ thuật. Chính vì thế, việc thống nhất quy về một mối trong quản lý khai thác mỏ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý của nhà nước đồng thời thuận lợi cho cả doanh nghiệp trong việc thực hiện các thủ tục hành chính, tiết kiệm được thời gian, chi phí, bắt kịp cơ hội trong đầu tư.

Ngoài ra, cơ quan quản lý hoạt động đầu tư của địa phương cũng cần quan tâm hơn trong việc tháo gỡ những khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình đầu tư trong đó quan trọng nhất là cải thiện thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình giải phóng mặt bằng. Địa phương chính là cầu nối nối giữa người dân địa phương với doanh nghiệp trong giải tỏa mặt bằng, cân bằng lợi ích của cả hai bên để thúc đẩy quá trình giải phóng mặt bằng được diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.DOC (Trang 69 - 70)