Do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát và giảm phát của nền kinh tế, chính sách hạn chế xuất khẩu khoáng sản và tăng thuế xuất khẩu khoáng sản của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng, đời sống CBCNV, vốn, lao động và tiến độ hoàn thành các dự án…
- Hoạt động của Tổng Công ty nhiều nghành nghề, lĩnh vực đòi hỏi chuyển đổi nhanh, nên có khi còn lúng túng trong chỉ đạo, điều hành.
- Trình độ, năng lực, kỹ năng của đội ngũ cán bộ còn hạn chế, nhưng thiếu tinh thần, ý thức tự rèn luyện, học tập nâng cao, thiếu cán bộ giỏi, tâm huyết, đam mê trong công việc chuyên môn.
- Định mức KTKT chưa được bổ sung, điều chỉnh kịp thời, đặc biệt đối với các đơn vị mới, đơn vị ngoài khối Ilmenite.
- Công tác quản lý tài chính ở các đơn vị từ hạch toán phụ thuộc sang hạch toán độc lập chuyển biến chậm, đội ngũ kế toán đơn vị độc lập chưa tinh thông nghiệp vụ.
- Một số lĩnh vực việc lập, phê duyệt kế hoạch làm chậm nên bị động trong quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Đòi hỏi đền bù, GPMB của người dân vùng mỏ cao, vượt quy định Nhà nước, nhưng TCT cũng phải chấp nhận để có mặt bằng khai thác, triển khai các dự án và tạo việc làm cho lao động.
- Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên, dĩ hoà vi quý, chưa cương quyết trong xử lý vi phạm.
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU TƯ PHÁT TRIÊN TẠI TỔNG CÔNG TY KHOÁNG
SẢN
VÀ THƯƠNG MẠI HÀ TĨNH. 2.1. Định hướng phát triển của công ty đến năm 2010
Căn cứ vào tình hình hiện tại của công ty so sánh với quy mô của thị trường, tình hình phát triển kinh tế xã hội nói chung và sự phát triển của ngành khoáng sản nói riêng, công ty đã xây dựng một định hướng phát triển từ nay đến năm 2010, làm cơ sở cho việc lập các kế hoạch đầu tư phát triển của công ty. Một số điểm quan trọng trong định hướng phát triển của công ty từ nay đến năm 2010 :
Cơ cấu lại vốn của các Công ty mẹ trong các doanh nghiệp thành viên, mở rộng lĩnh vực đầu tư vốn của Công ty mẹ.
Nghiên cứu liên doanh, kiên kết với các Tổng Công ty, các Công ty trong địa bàn trong nước, phát huy lợi thế của Tổng Công ty, đồng thời mở rộng liên doanh liên kết đầu tư nước ngoài với các lĩnh vực nếu thấy có hiệu quả.
Tiến hành đầu tư những dự án có tầm cỡ quốc gia.
Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đa nghành nghề, chế biến sâu, đa dạng các sản phẩm khoáng sản để tăng hiệu quả kinh tế. Trong những năm từ 2003 - 2010 Công ty đầu tư xây dựng các dự án mới: nhà máy chế biến dioxyt titan, nhà máy gạch men cao cấp, nhà máy sản xuất que hàn, nhà máy luyện fero mangan, nhà máy gạch không nung, chế tác vàng, kinh doanh các mặt hàng và xây dựng trung tâm thương mại - khách sạn có tầm cỡ quốc
tế, nhà máy sản xuất thạch cao tại Lào... thu hút thêm các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh có nguồn lực phát triển tự nguyện tham gia làm các đơn vị thành viên để Tổng Công ty phát triển và có sức cạnh tranh lớn.
Tiếp tục đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất tạo ra những sản phẩm để thâm nhập vào thị trường mới tạo nguồn thu ngoại tệ. Giữ vững, phát triển thị trường và khách hàng hiện có, mở các thị trường mới sang các nước phát triển như: Châu Âu, thị trường Châu Mỹ.
Hoàn thiện cơ chế tổ chức, đổi mới quản lý kinh doanh, đào tạo phát triển nhân lực theo hướng tiếp cận trình độ quốc tế, nâng cao kiến thức maketing cho cán bộ, nhân viên nghiệp vụ của Công ty và các Công ty con.
Nâng cao chất lượng sản phẩm để thoã mãn ngày càng cao về yêu cầu của khách hàng. Xây dựng phương án thu hút đầu tư nước ngoài, liên doanh, liên kết đầu tư trong nước và ngoài nước, thâm nhập thị trường quốc tế để đáp ứng yêu cầu theo kịp lộ trình hội nhập AFTA.
Thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo mô hình Công ty mẹ và Công ty con. Thực hiện nghiêm túc hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, ISO 14001:2004 để không ngừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nâng cao thu nhập cho người lao động, có cơ chế thu hút, đãi ngộ nhân tài để đáp ứng nhu cầu về nhân sự cho mô hình hoạt động Công ty mẹ - Công ty con.
Những phương hướng cụ thể cho Tổng công ty là: - Hoàn tất các dự án: +) Trung tâm thương mại
+) Gạch ngói Đồng Nai – Hà Tĩnh +) Vật liệu xây dựng Kỳ Phương
+) Cty Vật liệu xây dựng và phụ gia luyện kim
+) Chế biến thạch cao tại Lào - Cùng các cổ đông triển khai nhanh dự án
+) Tổng kho xăng dầu - dầu khí Vũng áng +) Dệt may Hồng Lĩnh
+) Thuỷ điện Hương Sơn - Cổ phần hoá toàn Tổng công ty trong năm 2009
- Cổ phần hoá: Xã hội hoá đầu tư, thu hút, liên kết với các tập đoàn kinh tế, các Tổng công ty, doanh nghiệp, cá nhân tham gia đầu tư cùng Tổng công ty.
- Tái cấu trúc: Tạo lợi thế cạnh tranh, đầu tư khai thác, chế biến sâu khoáng sản, cơ cấu lại các công ty thành viên hoạt động chưa có hiệu quả.
- Đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ Zircon siêu mịn trong và ngoài nước, tận dụng cơ chế nhà nước tiếp tục khai thác, chế biến khoáng sản.
- Đẩy mạnh đầu tư kinh doanh vào các dịch vụ tại Cảng Vũng Áng
- Mở rộng khai thác, chế biến một số khoáng sản khác trên địa bàn Hà Tĩnh, quản lý tốt chất lượng các sản phẩm mới.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng tối đa ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công tác điều hành sản xuất
- Xây dựng thương hiệu Mitraco, phát triển gắn với thân thiện xã hội, xoá đói giảm nghèo, thân thiện với môi trường.
- Mục tiêu chủ yếu phát triển Công ty đến năm 2010 là: Giai đoạn 2003 - 2005:
Tổng doanh thu bình quân năm: > 400 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: từ 35 - 40 tỷ đồng/năm.
Giai đoạn 2006 - 2010:
Tổng doanh thu bình quân năm: > 700 - 1.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: từ 50 - 65 tỷ đồng/năm.
2.2. Giải pháp đẩy mạnh đầu tư phát triển của công ty
Trên cơ sở phân tích những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại, công ty cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau nhằm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển của công ty trong thời gian tới.
2.2.1. Giải pháp về huy động vốn
Vốn cho hoạt động đầu tư là điều kiện tiên quyết và cần thiết cho hoạt động đầu tư của Tổng công ty được duy trì, phát triển và diễn ra liên tục. Yêu cầu dặt ra đối với vốn đưa vào lưu thông là không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn trong đầu tư. Tức là vốn trong lưu thông phải đảm bảo có hiệu quả, đồng vốn lưu chuyển nhanh, tạo ra lợi nhuận cao trong tương lai. Vốn đưa vào lưu thông phải được bảo toàn và phát triển. Có như vậy, mới đảm bảo được dự trữ vốn nhất định trong Tổng công ty. Vốn trong hoạt động đầu tư cần phải rút ngắn thời gian lưu thông, thu hồi vốn hợp lý.
Vốn trong Tổng công ty đảm bảo cho quá trình phục vụ hoạt động đầu tư được hoàn tất từ khâu mua sắm máy móc thiết bị đến việc mở rộng sản
xuất. Vì thế mở rộng quy mô nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.
Cổ phần hoá để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực phát triển cho Tổng công ty, làm cho tài sản của doanh nghiệp ngày một tăng.
Công ty mẹ - Công ty con liên kết với nhau chủ yếu thông qua mối quan hệ về vốn, lợi ích kinh tế, chiến lược kinh doanh, bí quyết công nghệ, thương hiệu, khoa học, thị trường, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Khi cổ phần hoá các Công ty con sẽ chủ động sáng tạo, năng động trong sản xuất kinh doanh vừa có mối liên kết chặt chẽ với Công ty mẹ, các Công ty con sẽ hoạt động có hiệu quả.
Các công ty con và các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, cố gắng tiết kiệm, giảm chi phí. Tập trung thu hồi công nợ đặc biệt là các khoản nợ lớn, các khoản nợ khó đòi. Tránh để tình trạng nợ đọng dây dưa. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn của Tổng Công ty và các nguồn vốn vay. Hạn chế các các khoản vay đầu tư mà hiện tại hiệu quả còn thấp hoặc chưa có hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá. Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước sẽ tạo ra loại hình doanh nghiệp nhiều chủ sở hữu, trong đó có đông đảo người lao động, vốn sẽ được sử dụng có hiệu qủa, tài sản của nhà nước và huy động thêm vốn xã hội vào sản xuất, kinh doanh.
Có sự phối hợp giữa các phòng nhằm tập trung thanh quyết toán dứt điểm các công trình đã đưa vào sử dụng, nợ tồn đọng tại các công trình đang để kéo dài chưa quyết toán xong.
Rà soát tổng chi phí, đặc biệt chi phí sản xuất tại các đơn vị, tham mưu đề xuất cắt giảm tối đa các chi phí, với phương châm tiết kiệm tối đa, để hạ giá thành sản xuất. Thường xuyên tổ chức kiểm tra rà soát công tác quản lý
vật tư, tiền vốn tại các công ty con và đơn vị trực thuộc. Kiểm tra kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các định mức kinh tế kỹ thuật đã ban hành.
Xây dựng phương án huy động vốn linh hoạt, có hiệu quả với lãi suất thấp nhất phục vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển của Tổng Công ty, nhất là việc góp vốn vào các dự án đã cam kết.
Kiểm tra rà soát và đề xuất sửa đổi định mức chi phí sản xuất theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, đề xuất các giải pháp quản lý tài chính nhằm nâng cao tính chủ động và trách nhiệm cho đơn vị, vừa tiết kiệm hiệu quả và dễ kiểm soát.
Phòng Tài chính – KT phân công cán bộ theo dõi, kiểm soát mọi chi phí phát sinh, hàng quý có báo cáo hiệu quả của từng lĩnh vực, từng đơn vị để kịp thời xác định hướng đi phù hợp. Bên cạnh đó phải: thắt chặt công tác quản lý tài chính và quản trị doanh nghiệp, giám sát thu, chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức các khoản chi thường xuyên, đột xuất. Tập trung thu hồi công nợ cá nhân và tập thể, đặc biệt là thu hồi vốn vay tại các công ty cổ phần.
Do là một công ty của Nhà nước nên Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh nên tăng cường vốn góp, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Điều chỉnh cơ cấu vốn cho hợp lý.
2.2.2. Giải pháp đầu tư cho khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ đã và đang phát triển mang lại những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong lĩnh vực quản lý. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất sẽ mang được lợi thế cho công ty.
Tổng Công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh có ngành nghề kinh doanh chính là khai thác và chế biến khoáng sản do dó mà khoa học công nghệ đóng một vai trò rất quan trọng. Có thể nói nó là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại của Tổng công ty.
Khoa học công nghệ luôn thể hiện sự tiến bộ vượt bậc của con người. Nó là một khâu quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Để có những sản phẩm chất lượng cao, số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Tổng Công ty nên đầu tư các loại dây chuyền công nghệ mới, tiên tiến, nhiều loại máy móc thiết bị hiện đại, từng bước cơ giới hoá các công đoạn sản xuất nhất là các nhà máy: dây chuyền nhà máy Zircon siêu mịn, nhà máy Cẩm Xuyên, Nhà máy tuyển ướt 120T/h, Nhà máy Zircon - Rutile 1 vạn tấn/ năm, Nhà máy thức ăn gia súc ....
Để thực hiện mục tiêu đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo cung cấp các sản phẩm và dịch vụ ngày càng cao của khách hàng về chất lượng và số lượng Tổng công ty đã đặc biệt coi trọng công tác đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị hiện đại, đầu tư chiều sâu để chế biến các sản phẩm từ khoáng sản, tăng năng suất lao động, phát huy nội lực, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Tích cực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại sẽ mang lại lợi thế cho Công ty trong việc sản xuất và chế biến các loại khoáng sản.
Công nghệ mới tạo điều kiện cải thiện điều kiện lao động, giảm cường độ lao động chân tay do đó mà nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, tăng lợi nhuận, tạo điều kiện cho khả năng tái sản xuất mở rộng của công ty.
Bên cạnh đó Tổng công ty cần Tập trung hoàn chỉnh công nghệ tuyển quặng nghèo, đánh giá đúng thực chất để tiếp tục sản xuất; hoàn chỉnh việc nâng cấp công nghệ nhà máy Zircon siêu mịn, báo cáo đầy đủ những ưu điểm, hiệu quả đưa lại sau khi cải tạo, đặc biệt là nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thu hồi và giá thành cho 1 đơn vị sản phẩm sau cải tạo.
Rà soát lại đội ngũ lái xe, máy để đào tạo nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm bảo vệ tài sản Nhà nước; đánh giá, kiểm tra hệ thống máy cơ giới, xây dựng kế hoạch sữa chữa, bảo dưỡng trong thời gian thu hẹp sản xuất, hạn chế tối đa việc mua sắm, nhập khẩu máy móc, vật tư phụ tùng. Cân đối MMTB để có thể đề xuất thanh lý một số máy công trình không cần sử dụng để thu hồi vốn.
Tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện quy trình sử dụng, quản lý, sữa chữa bảo dưỡng máy móc thiết bị, nhất là đối với những máy móc thiết bị có công nghệ mới. Xây dựng chế độ thưởng phạt rõ ràng trong công tác này.
Do đó mà trong điều kiện hiện nay Tổng Công ty phải luôn nắm bắt và mạnh dạn đầu tư đưa khoa học công nghệ vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình nhằm mang lại hiệu quả cao.
2.2.3. Giải pháp đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Xác định nguồn nhân lực là nhân tố then chốt tạo nên sức mạnh và đem đến sự phát triển bền vững của công ty. Trong thời gian tới công ty cần coi hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực là trọng điểm đầu tư.
Để điều hành bộ máy có quy mô lớn, hoạt động trên diện rộng, kinh doanh nhiều loại hàng hoá, Công ty cần tiếp tục chú trọng công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nguồn nhân lực, coi nhân tố con người là điều kiện quyết định và thể hiện rất rõ trong chính sách chất lượng của Công ty “ chính sách
chất lượng của công ty được thực hiện theo mô hình quản lý toàn diện các hoạt động có liên quan đến chất lượng, nhắm đảm bảo lợi ích cho các bên liên quan, trong đó con người đóng vai trò chủ đạo”.
Nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho người lao động: Trong Tổng công ty, bộ phận lao động trực tiếp và bộ phận lao động gián tiếp là hai bộ