Tình hình đầu tư phân theo lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.DOC (Trang 28 - 30)

Không những đầu tư vào các dự án, trong những năm qua Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh cũng rất chú trọng đầu tư theo các lĩnh vực đầu tư. Và thực sự, việc đầu tư vào các lĩnh vực đầu tư đã mang lại hiệu quả cao, góp phần không nhỏ vào sự phát triển của cả Tổng công ty. Dưới đây là bảng tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư.

Bảng 1.6 : Tình hình sử dụng vốn đầu tư theo nội dung đầu tư

Đơn vị : triệu đổng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 so sánh 2007/2006 2008/2007 tuyệt đối tương đối(%) tuyệt đối tương đối(%)

Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 57237 25.65 72544 25.88

Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 6000 101.71 5961 50.10

Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 660 26.40 1040 32.91

Đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh 1470 2235 2700 765 52.04 465 20.81

Đầu tư vào khoa học công nghệ 4807 9785 14870 4978 103.56 5085 51.97

Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy

quản lý 1800 2305 3100 505 28.06 795 34.49

Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 70145 22.65 85890 27.73

Nguồn : Phòng kế toán tài chính tổng công ty.

Tình hình vốn đầu tư phát triển theo nội dung đầu tư được trình bày cụ thể ở bảng trên. Cụ thể, ta thấy các nội dung đầu tư phát triển đều tăng qua các năm trong suốt giai đoạn 2006-2008. Đầu tư theo dự án đầu tư có tốc độ tăng đều đặn khoảng 25%/ năm với mức tăng tuyệt đối của năm 2007 so với năm 2006 là 57.2 tỷ và năm 2008 so với năm 2007 là 72.5 tỷ đồng. Tình hình đầu tư vào TSCĐ cũng cho thấy tốc độ tăng nhanh, cụ thể mức tăng tuyệt đối

của năm 2007 so với năm 2006 là 6 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng hơn 100%. Bước sang năm 2008 mức tăng tuyệt đối tiếp tục được duy trì, nhưng mức tăng tương đối chỉ đạt 50% so với năm 2007. Điều này thể hiện nỗ lực của công ty trong việc bổ sung và đổi mới cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực tiếp tục được công ty quan tâm và coi trọng. Với mức đầu tư năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2006 là 2.5 tỳ kđồng, năm 2007 và năm lần lượt là 3.2 tỷ đồng và 4.2 tỷ đồng. Tương ứng với mức tăng tương đối trong hai năm 2007 và 2008 so với năm trước đó là 26.4% và 32.91%. nghĩa là qua thang thời gian trong giai đoạn 2006-2008 trên cơ sở so sánh lũy tiến. Đầu tư vào khoa học công nghệ cũng tăng đáng kể sau các năm. Năm 2008 là 14,780 tỷ đồng tăng 7,85 tỷ đồng so với năm 2006. và tăng 51,97% so với năm 2007. Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy quản lý và nâng cao năng lực cạnh tranh cũng không ngừng được gia tăng qua các năm. Thể hiện rõ những bước đi đúng đắn của Tổng công ty trong những năm vừa qua. Đó chính là những lý do để Tổng có những bước phát triển nhảy vọt trong những năm trở lại đây. Bảng số liệu dưới đây cho thấy rõ hơn tình hình sử dụng vốn đầu tư theo chiều ngang, hay chính là phân tích cơ cấu sử dụng vốn đầu tư.

Bảng 1.7: Cơ cấu sử dụng vốn đầu tư phát triển của TCT Giai đoạn 2006-2008

Đơn vị : Triệu đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008

cơ cấu (%)

2006 2007 2008

Đầu tư theo dự án đầu tư 223119 280356 352900 93.12 90.51 89.20

Đầu tư vào TSCĐ 5899 11899 17860 2.46 3.84 4.51

Đầu tư đào tạo người lao động 2500 3160 4200 1.04 1.02 1.06 Đầu tư nâng cao năng lực cạnh

tranh 1470 2235 2700 0.61 0.72 0.68

Đầu tư nâng cao năng lực bộ máy

quản lý 1800 2305 3100 0.75 0.74 0.78

Tổng vốn đầu tư phát triển 239595 309740 395630 100 100 100

Nguồn : Phòng tài chính kế toán TCT

Nhìn chung, đầu tư theo dự án đầu tư chiếm tỉ trọng vốn lớn nhất trong toàn bộ vốn cho hoạt động đầu tư phát triển. Điều này là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện tại của công ty. Vì công ty đang tập trung triển khai nhiều dự án đầu tư cùng một lúc, nên nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là rất lớn, để đảm bảo kịp tiến độ mà dự án đã đề ra. Vốn đầu tư phát triển cho các dự án đầu tư trong cả giai đoạn 2006-2008 đều chiếm tỉ trọng tương đối lớn trên 90% tổng vốn đầu tư. Trong khi đó vốn đầu tư vào các nội dung khác tuy có sự tăng tuyệt đối nhưng vẫn chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư. Cụ thể, vốn dành cho hoạt động đầu tư vào TSC chỉ chiếm chưa đầy 5%, thậm chí chỉ đạt mức 2.46% vào năm 2006 tuy có tăng vào hai năm sau nhưng cũng chỉ đạt 4.51% vào năm 2008. Đầu tư cho khoa học công nghệ mặc dù cũng chiếm nhiều nguồn vốn của Tông công ty song cũng chỉ chiếm 2,01% tổng vốn đầu tư trong năm 2006 và năm 2008 là 3.76%. Khiêm tốn hơn, đầu tư vào nâng cao năng lực cạnh tranh Và cho bộ máy quản lý chỉ chiếm chưa đầy 1% mỗi lĩnh vực đầu tư trong tổng vốn đầu tư. Tóm lại, TCT đang tập trung nguồn lực để rót vào các dự án đầu tư đang trong giai đoạn triển khai thực hiện. Tuy nhiên, điều này cũng hàm chứa một vấn đề là công ty cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư phát triển theo chiều rộng và theo chiều sâu để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh hiện có của công ty.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động đầu tư phát triển tại Tổng công ty khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh.DOC (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w