7) Lớp lót bảo vệ Số lượng (yd) 22,702 30,648 36,778 Giá trị (USD) 3,228 4,358 5,
3.2.1.1. Giải pháp hoàn thiện các công cụ XTHH
- Đối với với việc xác định thông điệp và kênh truyền thông
Thông điệp của công ty cần được xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ xúc tiến của công ty, để người tiêu dùng mỗi khi nhắc đến thông điệp này, là sẽ nhớ đến công ty.Thường xuyên có sự phản hồi ý kiến khách hàng, cũng như xem trọng các ý kiến đóng góp của họ để cho hoạt động bán hàng hoàn thiện hơn.
- Đối với với việc triển khai các chương trình xúc tiến hỗn hợp.
Việc quản lí triển khai hoạt động XTHH của công ty hiện nay do phòng kinh doanh của công ty tai Hàn Quốc phụ trách, tuy nhiên do nhân lực có hạn, cộng với không phải là những người tại Việt Nam nên khó nắm bắt được tình hình tại thị trường Việt Nam nên các chương trình XTHH do phòng tổ chức hiệu quả mang lại
không cao và cũng không đo lường được hiệu quả mà hoạt động XTHH mạng lại so với chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra.
Để nhằm hoàn thiện hoạt động XTHH, tôi kiến nghị công ty nên thành lập một phòng Marketing riêng tại Việt Nam, sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc của hoạt động XTHH tại Việt Nam, là cầu nối giữa chiến lược xúc tiến của toàn công ty và đem chiến lược thực hiện phù hợp với thị trường Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của phòng phải là những người được đào tạo đúng nghiệp vụ về marketing và có chuyên gia giỏi về lĩnh vực Marketing đứng lên chỉ đạo toàn bộ hoạt động của phòng.
Các hoạt động XTHH sẽ được quản lí và xây dựng có kế hoạch một cách chặt chẽ từ giai đoạn đầu hoạc định mục tiêu, đến giai đoạn cuối kiểm tra kiểm tra đánh giá kết quả mang lại.
- Đối với với các hoạt động kiểm tra, đánh giá chương trình XTHH
Để giúp đỡ cho việc giải quyết những khó khăn mà tổng công ty đang gặp phải trong công tác kiểm tra, đánh giá các chương trình XTHH. Em xin đề xuất với tổng công ty một số phương pháp đánh giá, để công ty có thể xem xét và lựa chọn áp dụng.
* Đánh giá thông qua tỷ lệ phần trăm chi phí trên doanh số cho từng công cụ XTHH.
Với mỗi công cụ XTHH sử dụng, công ty cần ghi chép đầy đủ, chi tiết các khoản chi phí để phát hiện những khoản chi tiêu vượt quá mức cho phép và tìm ra nguyên nhân. Nếu tăng ngân sách mà doanh thu cũng tăng thì công ty có thể cân nhắc xét duyệt nhưng nếu ngân sách tăng mà doanh thu không tăng thì công ty cần phải đánh giá lại tìm ra nguyên nhân và cắt giảm cho phù hợp. Nhược điểm của phương pháp này là không phản ánh được thực tế hiệu quả của từng công cụ XTHH và cần phải có phương pháp để khắc phục.
* Phương pháp đánh giá thông qua hiệu xuất của từng công cụ XTHH
- Hiệu suất quảng cáo: Đánh giá chi phí quảng trên phương tiện truyền thồng, thiết lập một chương trình quảng cáo trong vòng 1 tháng và so sánh mức doanh thu của công ty sau 1 tháng so với trước khi sử dụng quảng cáo đó; so sánh khác biệt trong hành vi mua giữa khách hàng có xem và khách hàng không xem quảng cáo.
+ Tỷ lệ % khối lượng hàng đã bán theo hợp đồng
+ Tính toán chi phí trưng bày trên một đồng doanh số bán + Tính tỷ lệ phiếu mua hàng thu về
+ So sánh kết quả giữa nơi có khuyến mại và nơi không có khuyến mại hoặc so sánh giữa trước và sau khi thực hiện khuyến mại.
- Hiệu suất của bán hàng trực tiếp:
+ Thời gian thăm viếng trung bình của một lần tiếp xúc.
+ Doanh thu trung bình trên một cuộc viếng thăm hay số khách hàng mới trong một kỳ.
+ Hoặc chi phí của lực lượng bán hàng tính bằng tỉ lệ % doanh số bán - Hiệu suất quan hệ công chúng
+ Chi phí cho mỗi lần tham gia tuyên truyền cổ động. + Số lần tham gia trên một năm
- Hiệu suất Marketing trực tiếp: Xác định tỉ lệ % số lượng thư từ gửi đến gửi đi cũng như các cuộc điện thoại đồng thời xác định chi phí quần chúng, hiệu quả mang lại như thế nào ?
Sau khi xác định hiệu suất của từng công cụ XTHH, cần phải so sánh kết quả đạt được với mục tiêu đề ra. Để xác định chiều hướng và độ lớn của độ lệch giữa thực hiện và dự kiến, quả trị viên phải có các chỉ tiêu dự kiến và đánh giá mức độ thực hiện theo các chỉ tiêu đã định đó.
Từ các kết quả so sánh đó, tiến hành các hành động điều chỉnh thích hợp. nếu kết quả tố hơn dự kiến, nhà quản trị cần phải tìm hiểu đâu là nhân tố tích cực đưa kết quả vượt hơn mong đợi để phát huy hơn nữa. nếu kết quả bằng dự kiến, cần xác định đâu là nhân tố tích cực, nhân tốt nào chưa được thực hiện tốt để sửa đổi và phát huy hiệu quả hơn nữa. Và nếu kết quả thấp hơn dự kiến thì công ty cần phải tìm ra nguyên nhân và đưa ra biện pháp điều chỉnh kịp thời để đưa hoạt động kinh doanh về đúng chỉ tiêu đề ra.