Sự vận động hiện thực của cái phổ biến Cách tiếp cận của Mác đối với vấn đề

Một phần của tài liệu Sự phát triển quan điểm về cái phổ biến từ Hêghen đến Mác (Trang 58 - 73)

B. NỘI DUNG

2.2.3. Sự vận động hiện thực của cái phổ biến Cách tiếp cận của Mác đối với vấn đề

với vấn đề lao động.

Vấn đề thống nhất của các tính xác định đối lập là vấn đề thường thấy trong nghiên cứu của Mác. Quá trình sản xuất nếu xét ở góc độ kỹ thuật-tự nhiên thì thể hiện là điều kiện vĩnh viễn của sự tồn tại của con người, nhưng quá trình đó đồng thời bao giờ cũng diễn ra trong điều kiện một chế độ xã hội nhất định, do đó tạo thành hình thái xã hội đặc thù của sản xuất trong giai đoạn đó. Tuy nhiên, đối với khoa kinh tế chính trị tư sản cổ điển thì cả nội dung và hình thức, lực lượng sản xuất và hình thái xã hội của nó là bất phân biệt. Đối với các nhà kinh tế học tư sản cổ điển thì chủ nghĩa tư bản không phải là một phương thức sản xuất đặc biệt, do lịch sử quy định. Còn Mác thì xây dựng hệ thống kinh tế-chính trị của mình trên cơ sở sự khác nhau đó. Trong “Tư bản”, Mác bao giờ cũng đặt ra và giải quyết vấn đề về sự thống nhất giữa hai mặt đối lập, đó là sự thống nhất giữa sản xuất với tư cách là điều kiện phổ biến cho sự tồn tại của con người với hình thái tư bản chủ nghĩa đặc thù của nó.

Sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình tăng thêm giá trị chẳng hạn. Nếu quá trình lao động là tổng hợp các yếu tố kỹ thuật - tự nhiên nhờ đó con người tác động vào tự nhiên để tạo ra của cải, tạo ra các giá trị sử dụng thì quá trình tăng thêm giá trị là hình thái xã hội của sản xuất, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nó. Sự sản xuất sở dĩ mang hình thái đó là vì lao động không những trở thành lao động sản xuất hàng hóa hay tạo ra giá trị mà còn trở thành lao động làm thuê. Hai quá trình đó đối lập với nhau, giống như sự đối lập giữa giá trị sử dụng và giá trị, lao động cụ thể và lao động trừu tượng nhưng đồng thời cũng tạo thành sự thống nhất, là sự thống nhất của các mặt đối lập. Những nhân tố kỹ thuật - tự nhiên bao giờ cũng được xét trong sự thống nhất với các nhân tố lịch sử - xã hội. Giá trị sử dụng của hàng hóa, nếu chỉ đứng ở góc độ bản thân nó mà xét, thì chỉ là đối tượng của môn khoa học riêng - môn thương phẩm học, giống như quá trình lao động, nếu xét một cách

biệt lập thì cũng không phải là đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị mà là đối tượng nghiên cứu của môn khoa học riêng – môn kỹ thuật học.

Như C.Mác đã chỉ ra, khuyết điểm lớn nhất của kinh tế học tư sản cổ điển là thiếu quan điểm lịch sử khi xem xét các quan hệ kinh tế. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển đều coi những quy luật kinh tế của chủ nghĩa tư bản là cái gì tự nhiên vĩnh viễn, giống như sở hữu tư nhân, tự do sản xuất và tự do cạnh tranh là những bản tính tự nhiên vĩnh viễn của con người, do đó là bất phân biệt, là thờ ơ đối với mọi hình thái xã hội của nó. Vấn đề này thể hiện rất rõ trong việc xây dựng học thuyết về lao động với tư cách là thực thể của giá trị.

Trước khi phân tích lao động, C.Mác đã phê phán cách thức xây dựng phạm trù này của khoa kinh tế chính trị cổ điển mà Ricácđô là đại biểu. Ở đây có thể thấy, việc xây dựng và lý giải về các phạm trù của khoa kinh tế chính trị tư sản cổ điển Anh chịu sự ảnh hưởng rõ rệt đối với cách hiểu hình thức về cái phổ biến- trừu tượng, tương ứng thì cách thức xây dựng lý luận lao động tạo ra giá trị của Ricácđô tương đồng với quan điểm của Xpinôda về thực thể và chủ nghĩa duy danh Lốccơ.

Xpinôda quy sự thống nhất của các sự vật đa dạng về thực thể. Nếu ở Xpinôda, thực thể là một khối thẳm đen ngòm hoàn toàn bị động nhưng lại là quy luật tuyệt đối mà mọi cái đặc thù đều phải phục tùng thì triết học Lốccơ, theo C.Mác lại là cơ sở cho tất cả những quan niệm của toàn bộ khoa kinh tế chính trị tư sản Anh về sau này. Đối với quan điểm duy danh kiểu Lốccơ thì trong hiện thực chỉ tồn tại các hiện tượng kinh tế đơn nhất, bất biến và cô lập với nhau, còn cái chung (giá trị) là cái trừu tượng được tách ra khỏi các hiện tượng cô lập ấy. Mối quan hệ giữa cái chung (giá trị) với các hiện tượng cá biệt được thực hiện nhờ diễn dịch hình thức theo nguyên tắc đồng nhất (A A) và hoàn toàn loại trừ nguyên tắc khác biệt (A7A), vì khác biệt sẽ dẫn đến đối lập và mâu thuẫn mà việc giải quyết sẽ dẫn đến phủ định các quan hệ hiện tồn. Sự diễn dịch hình thức như vậy tất nhiên đưa Ricácđô đến chỗ dung hòa các kết luận khác nhau với thực thể chung là giá trị. Cái đơn nhất chỉ đơn

thuần là cái được tách ra từ cái phổ biến trừu tượng nên khi đã xác định được cái phổ biến đó thì phải quy những cái đơn nhất về nó sao cho không mâu thuẫn với nó.

Ricácđô đã xuất phát từ quy luật giá trị như là quy luật chung nhất và biện giải cho tất cả các hiện tượng kinh tế sao cho không mâu thuẫn với quy luật giá trị. Ông đã đúng khi đi tìm nguồn gốc của giá trị ở lao động, coi lao động là thực thể của giá trị và xác định giá trị hàng hóa bằng lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra nó. Tuy nhiên, ông lại không thấy được tính chất phức tạp của lao động. Lao động mà Ricácđô đề cập đến chỉ là “lao động nói chung”, là lao đông không phải như chủ thể của mọi biến đổi mà chỉ như thực thể trừu tượng không có tính sinh động và đa dạng. Lao động chỉ được xét ở góc độ là sự tiêu hao sức người để sản xuất ra những giá trị hàng hóa mà ông nghĩ rằng đó là hoạt động phổ biến, bất phân biệt đối với hình thái xã hội của sản xuất. Hoạt động lý luận của Ricácđô tựu trung lại ở chỗ quy các hiện tượng kinh tế về quy luật giá trị và giải thích chúng một cách sao cho không mâu thuẫn với quy luật này. Nhưng chính sự hạn chế của phương pháp tư duy đó mà cuối cùng Ricácđô đã không thể tuân thủ quy luật giá trị một cách nhất quán. Chẳng hạn, dựa vào quy luật giá trị, ông phải giải thích sự trao đổi giữa lao động và tư bản cũng như làm thế nào mà nhà tư bản lại có được lợi nhuận dựa trên cơ sở quy luật này. Nhưng thực tế thì vấn đề này lại không thể được giải thích trên cơ sở quy luật giá trị. Vấn đề ở đây là, nếu như lao động và tư bản được trao đổi theo đúng giá trị của nó thì làm thế nào và từ đâu lại xuất hiện khoản giá trị phụ thêm trong tay nhà tư bản, đồng thời, nếu như giá trị được tạo nên chỉ bởi lao động thì làm thế nào lại xuất hiện tình hình là lợi nhuận thực tế lại phụ thuộc vào quy mô của tư bản ứng trước mà trong đó, lao động chỉ là một yếu tố?

Nguyên lý xuất phát được rút ra từ các hiện tượng cá biệt, nhưng nó lại không tài nào giải thích được mọi hiện tượng đó. Điều này làm Ricácđô phải suy nghĩ lâu dài và đau đớn nhưng vẫn không thể giải quyết nổi. Ricácđô đã

không thể giữ được nhất nguyên luận và đành buồn bã kết luận là quy luật giá trị không được áp dụng vào lao động làm thuê. Chính cách hiểu siêu hình về cái chung đã làm Ricácđô chỉ chấp nhận trong các hiện tượng kinh tế những dấu hiệu trùng với khái niệm khởi đầu về giá trị và bỏ đi những hiện tượng mâu thuẫn với khái niệm ấy. Tuy nhiên, khi bắt các định nghĩa lý luận và kinh nghiệm hiện thực phải phù hợp với nhau thì hóa ra là chúng lại mâu thuẫn. Điều này đã khiến Ricácđô và những người kế tục ông phải lao tâm khổ tứ mà không giải quyết nổi.

Đối với vấn đề giá trị, Ricácđô cũng chỉ chú ý đến mặt lượng của nó, theo đó, giá trị chỉ được biểu hiện ra là hình thái chung mà mọi dạng hao phí lao động khác nhau được quy về và được đo bằng lượng thời gian lao động xã hội cần thiết, là thời gian của loại lao động có năng suất kém nhất được nhân lên về lượng. Ở đây, Ricácđô chỉ cố gắng quy mọi sự khác biệt về sự đồng nhất một cách trừu tượng, để từ sự đồng nhất đó có thể đo đạc chúng về mặt lượng, chứ không tính đến những khác biệt giữa chúng. Do chỉ xem xét giá trị một cách trừu tượng như thế nên Ricácđô đã gặp phải không ít khó khăn. Mặc dù thời gian lao động là cái mà người ta rất quan tâm trong sản xuất, nhất là sản xuất tư bản chủ nghĩa, nhưng lao động tạo ra giá trị là lao động của những cá nhân khác nhau, có năng suất lao động, cường độ lao động và mức độ thành thạo khác nhau nên trong thực tế thì rất khó để đo đạc trực tiếp giá trị bằng thời gian lao động. Điều đó dẫn đến việc, trong quá trình trao đổi, những người sản xuất hàng hóa đã tách ra từ tất cả các hàng hóa một hàng hóa nhất định để đo tất cả giá trị của chúng bằng giá trị sử dụng của thứ hàng hóa đã tách riêng ra này. Vì vậy mà lao động tư nhân chứa đựng trong thứ hàng hóa đã tách riêng này trực tiếp biến thành lao động xã hội. Như vậy, giá trị trong xã hội tư bản được đo theo phương thức kép – bằng thời gian lao động xã hội cần thiết và nhờ vật ngang giá phổ biến. Hai yếu tố này gắn bó chặt chẽ với nhau, biểu thị sự thống nhất giữa đồng nhất (đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết) và khác biệt (đo bằng vật ngang giá phổ biến).

Việc giải quyết những mâu thuẫn của trường phái Ricácđô đòi hỏi khoa kinh tế chính trị phải dựa trên nền tảng tư duy của một lôgíc học mới. Lôgíc học cũ không thể giải quyết được vấn đề mâu thuẫn của lao động chừng nào chưa biết đến tư tưởng về sự thống nhất cụ thể của các mặt đối lập. Quá trình mua bán sức lao động là quá trình trao đổi giữa lao động sống và lao động quá khứ (tư bản). Lao động sống và lao động quá khứ là cùng một thực thể và sự đồng nhất giữa chúng được thực hiện thông qua sự mua bán sức lao động. Nhà tư bản trả cho công nhân bằng tiền, tức lao động quá khứ hay lao động vật hóa để đổi lấy lao động sống. Việc mua bán sức lao động diễn ra không có bất kỳ vi phạm gì quy luật giá trị. Nhà tư bản mua sức lao động theo đúng giá trị của nó, trả giá cả bằng giá trị sức lao động, nhưng vấn đề là vẫn xuất hiện giá trị thặng dư cho nhà tư bản chiếm đoạt. Các nhà kinh tế học tư sản cổ điển trong đó có Ricácđô không lý giải được điều đó, vì sự đồng nhất giữa lao động sống và lao động quá khứ không phải là sự đồng nhất trừu tượng mà là sự đồng nhất cụ thể, là sự đồng nhất bao hàm sự khác biệt. Sự khác biệt giữa lao động sống và lao động quá khứ là ở chỗ, so với lao động quá khứ vật hóa thì lao động sống luôn có năng suất cao hơn, do đó chi phí lao động sống cần thiết đề sản xuất một đơn vị hàng hóa liên tục giảm xuống. Lao động sống là đại lượng khả biến không chỉ tạo ra phần giá trị bằng giá trị ban đầu của nó khi trao đổi với tư bản mà còn tạo ra phần giá trị mới dôi thêm là giá trị thặng dư. Nguồn gốc của giá trị thặng dư là ở chỗ quá trình sản xuất giá trị mới kéo dài hơn thời gian tái sản xuất giá trị sức lao động. Quá trình này thực chất được chia thành quá trình tái sản xuất sức lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư, nói cách khác, nguồn gốc giá trị thặng dư là sự tiêu dùng sức lao động kéo dài ngoài thời gian tái sản xuất giá trị của nó. Đồng thời, do năng suất lao động ngày càng tăng, nên thời gian lao động sống để làm ra một đơn vị hàng hóa càng giảm xuống, điều này tạo ra sự khác biệt giữa chi phí sản xuất tư bản và giá trị hàng hóa, tạo ra giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt.

Việc Ricácđô luận giải vấn đề lao động tạo ra giá trị một cách phiến diện có nguyên nhân xã hội và nhận thức luận. Về mặt nhận thức luận, ông bị ảnh hưởng bởi quan điểm duy danh Lốccơ, còn về nguyên nhân xã hội, Ricácđô là nhà kinh tế học tư sản, nên ông coi chủ nghĩa tư bản và các quy luật kinh tế của nó là tự nhiên và vĩnh viễn, phù hợp với bản tính tự nhiên của con người. Từ đó dẫn đến cách nhìn phiến diện, thiếu quan điểm lịch sử khi xem xét các hiện tượng kinh tế. Đối với vấn đề lao động là thực thể của giá trị, Ricácđô chỉ xem xét lao động với tư cách là sự hao phí thần kinh, cơ bắp của con người, hay lao động ở góc độ kinh tế nên tất nhiên không thể giải quyết được đúng đắn vấn đề. Để nhận thức đúng phạm trù giá trị thì phải xem xét lao động ở tính phổ biến-cụ thể của nó. C.Mác chỉ ra rằng, không thể xác định đúng vấn đề giá trị, nếu như không biết đến bản chất hai mặt của lao động. Ricácđô đã đúng khi đi tìm thực thể của giá trị ở lao động. Tuy nhiên, như đã nói, lao động được Ricácđô xét chỉ là “lao động nói chung”. Đối với Ricácđô thì lao động chỉ là lĩnh vực quan hệ giữa con người với tự nhiên, là sự tiêu hao sức người để sản xuất ra các hàng hóa.

Do chỉ chú ý đến khía cạnh kinh tế của lao động, Ricácđô không thấy được sự khác biệt của lao động trong thời đại tư sản với lao động trong các thời đại lịch sử khác, tức là không thấy được tính đặc thù của lao động trong thời đại tư sản. Ông không thấy được rằng lao động không chỉ là lĩnh vực quan hệ giữa con người với tự nhiên mà còn là lĩnh vực quan hệ giữa con người với con người nữa. Và từ khía cạnh này thì rõ ràng lao động là hoạt động xã hội có tính lịch sử cụ thể, có những tính chất khác nhau gắn với mỗi hình thái xã hội xác định. Do không quan niệm như thế nên lao động chỉ được Ricácđô xét về mặt số lượng, còn tính quy định về chất lượng, tức nội dung lịch sử cụ thể của nó, thì lại hoàn toàn không có. Ricácđô đã đúng khi quy giá trị về lao động, nhưng ông lại chưa từng một lần đặt câu hỏi: “tại sao lao động lại biểu hiện thành giá trị, còn độ dài của lao động, với tư cách là thước đo lao động, thì lại biểu hiện thành đại lượng giá trị của sản phẩm lao động?”[9, 127]

Lý luận lao động tạo ra giá trị phải giải quyết được hai nhiệm vụ: thứ nhất, nó phát hiện ra lao động ẩn nấp đằng sau giá trị và xác định sự phụ thuộc lẫn nhau giữa lao động và giá trị. Thứ hai, nó phải giải quyết vấn đề: do đâu và trong những điều kiện lịch sử nào thì sản phẩm của lao động trở thành những giá trị hàng hóa? Ricácđô về cơ bản đã giải quyết được nhiệm vụ thứ nhất, nhưng lại chưa hề đặt ra nhiệm vụ thứ hai. Và sở dĩ không thể đặt ra nhiệm vụ đó là vì ông không nhìn thấy cái gì là đặc thù, là có tính chất lịch sử trong lao động tạo ra giá trị. Ông coi việc lao động tạo ra giá trị là một điều

Một phần của tài liệu Sự phát triển quan điểm về cái phổ biến từ Hêghen đến Mác (Trang 58 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(77 trang)