Một số quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về chính sách đối với tôn giáo

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 81 - 97)

sách đối với tôn giáo

* Sơ lược về chính sách của Nhà nước ta về tôn giáo trước năm 1990.

- Giai đoạn trước 1975

Ngay từ khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng ta đã chú ý tới vấn đề tôn giáo và vận động quần chúng tôn giáo, đặc biệt là quần chúng Công giáo tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ thị của thường vụ

Trung ương về vấn đề thành lập Phản đế đồng minh ngày 18/11/1930 viết: “ bảo đảm tự do tín ngưỡng của quần chúng, đập tan luận điệu phản tuyên truyền Cộng sản là vô chính phủ, vô gia đình, vô tôn giáo”

Sau khi thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941), Đảng ta đã suốt đưa ra những chủ trương đúng đắn về tôn giáo. Điều này đã thu hút được đồng bào có đạo tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung của cả nước. Sau khi giành được độc lập dân tộc, khai sinh ra nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, ngay trong Hiến pháp năm 1946 chương II, mục B ghi rõ “mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín ngưỡng”.

Kẻ thù luôn tìm mọi cách chia rẽ dân tộc ta nhằm suy yếu sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng ta đã khéo léo chỉ đạo công tác tôn giáo nhằm tránh sự lợi dụng của kẻ địch đối với vấn đề nhạy cảm này, Đảng đã kịp thời nhắc nhở các đoàn thể phải“ hết sức tránh mọi hoạt động phạm đến tôn giáo để cho bọn phản động không thể tin vào đâu được để tuyên truyền chia rẽ”[45, 287].

Văn kiện Đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam tháng 2 năm 1951 có viết “đối với tôn giáo: tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc”, quan điểm của Đảng rất rõ ràng, đúng đắn, sáng suốt mà cũng rất mạnh mẽ.

Sau năm 1954, đất nước ta có những thay đổi, miền Bắc hoàn toàn giảI phóng tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, miền Nam tạm thời dưới ách thống trị của Mỹ và tay sai là chính quyền Sài Gòn. Do đó, tình hình tôn giáo ở hai miền có sự khác nhau và miền Bắc tình hình tôn giáo rất phức tạp. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên trì chính sách đối với tôn giáo, đặc biệt là sắc lệnh 234/SL, ngày 14/6/1955 của Chính phủ về vấn đề tôn giáo, điều 1 đã ghi rõ: “ Chính phủ đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người

Việt Nam đều có quyền tự do theo hoặc không theo tôn giáo nào”. Trong quan hệ nội bộ tôn giáo, điều 13 sắc lệnh số 234 quy định nguyên tắc: “ chính quyền không can thiệp vào công việc nội bộ các tôn giáo”. Đây là điều đặc biệt của các nhà nước thế tục. Trong giai đoạn này chính sách tôn giáo thực sự là công cụ quan trọng để quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, hình thành một thể thống nhất từ Trung ương xuống địa phương, góp phần vào việc đoàn kết đồng bào các tôn giáo- điểm mấu chốt để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta là xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

- Giai đoạn 1975 - 1990

Đây là giai đoạn đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tập trung thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Hoạt động tôn giáo trong giai đoạn này có nhiều chuyển biến lớn. Đồng bào các tôn giáo yên tâm tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, tham gia tích cực vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Bên cạnh đó một số phần tử cực đoan, phản động trong các tôn giáo do hận thù với cách mạng, có lơi ích gắn liền với Mỹ và chính quyền Sài Gòn vẫn tiếp tục chống phá cách mạng nước ta. Trong hoàn cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) một lần nữa khẳng định chính sách nhất quán tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời cương quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo làm hại đến lợi ích của Tổ quốc, lợi ích của nhân dân. Sự khẳng định đó là cơ sở vững chắc và là sự công khai của Nhà nước về chính sách tôn giáo.

Ngày 11/11/1997, Nghị quyết số 297/CP về một số chính sách đối với tôn giáo ra đời, trên cơ sở khẳng định Sắc lệnh 234/SL thì Nghị quyết tiếp tục bổ sung, hoàn thiện đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Nghị quyết 297/CP

của Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý duy nhất để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo trong 14 năm liên tục (1977 - 1991). Những nguyên tắc chung của Nghị quyết này đã trở thành các nguyên tắc cơ bản trong chính sách tôn giáo hiện nay.

Ở giai đoạn này, các văn bản pháp luật về tôn giáo có nhiều nội dung quản lý đã được bổ sung, điều chỉnh. Tuy nhiên, một số nội dung có biểu hiện chặt chẽ, khắt khe, thậm chí có sự cấm đoán gây tâm lý căng thẳng trong quan hệ giữa một số tín đồ với chính quyền cơ sở.

Dựa trên quan niệm của C.Mác, Ph. Ăngghen và VI. Lênin về tôn giáo làm cơ sở, nền tảng trong chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ quá trình ra đời, tồn tại, phát triển và tiêu vong của tôn giáo cũng như cách thức đấu tranh với tôn giáo. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin đã cho chúng ta một phương pháp nhìn nhận, đánh giá và vận dụng một cách đúng đắn sáng tạo các quan điểm về tôn giáo trong hoàn cảnh đất nước ta.

Vận dụng một cách sáng tạo học thuyết Mác-xít về tôn giáo vào hoàn cảnh vào Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh không đặt vấn đề tiêu vong tôn giáo, không cường điệu vô thần - hữu thần, chủ nghĩa duy vật - chủ nghĩa duy tâm. Người nhấn mạnh tự do tín ngưỡng tôn giáo và tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng. Đặc biệt là Người không mặc cảm, định kiến với tôn giáo, phân biệt tôn giáo chân chính với tôn giáo bị các thế lực chống cộng lợi dụng. Sự sáng tạo vĩ đại của Hồ Chí Minh là Người đã khẳng định nét tương đồng giữa lý tưởng, khát vọng của các tôn giáo chân chính với khát vọng lý tưởng của chủ nghĩa Cộng sản đều phấn đấu vì hạnh phúc của con người.

Trong từng thời kỳ lịch sử, Đảng ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo kịp thời đối với chính sách tôn giáo, nhất là trong bối cảnh đất nước chưa hoàn toàn thống nhất từ 1954 đến 1975, hoạt động tôn giáo rất phức tạp. Và

khi cả nước cùng nhau tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội đến năm 1990, chưa lúc nào Đảng ta lại xem nhẹ công tác tôn giáo, mà luôn có quan điểm, bổ sung kịp thời.

* Chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam từ 1990 đến nay.

Từ năm 1986, đất nước ta tiến hành đổi mới sâu sắc, toàn diện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đảng và Nhà nước ta nhận thấy xu thế cần phải đổi mới chính sách tôn giáo cho phù hợp với tình hình trong nước và trên thế giới, vì thế những chính sách về tôn giáo cũng có những chuyển biến đáng kể. Tình hình thế giới, trong bối cảnh hội nhập sau chiến tranh lạnh đòi hỏi phải nhìn nhận lại vai trò của tôn giáo. Trong khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, sự đối đầu giữa các thế lực Đông - Tây thay đổi, cục diện thế giới nghiêng về một cực. Xung đột sắc tộc, xung đột tôn giáo gia tăng. Tôn giáo ngày nay can thiệp sâu hơn vào chính trị, một số thế lực lợi dụng tôn giáo để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác…

Trong nước, việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp, mặt trái của cơ chế thị trường, sự xuống cấp đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, quản lý điều chỉnh của Nhà nước đối với hoạt động tôn giáo buông lỏng, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo chưa có chất lượng cao, số lượng chưa đầy đủ. Sự tác động đó đã dẫn đến hậu quả một bộ phận tín đồ trong xã hội bị khủng hoảng niềm tin. Làn sóng các giáo phái hay còn gọi là “hiện tượng tôn giáo mới”. Ở nước ta, bắt nguồn từ sự tìm kiếm những hình thức mới của niềm tin thay thế cho hệ giá trị cũ đã mất đi trong quá trình đổi mới mà chưa có hệ giá trị mới thay thế kịp thời. Bên cạnh những giá trị tích cực, tiến bộ của một số tôn giáo mới có thể được công nhận, không tránh khỏi sự pha trộn những điều tiêu cực.

Trước tình hình đó, đòi hỏi Đảng, Nhà nước ta có những nhìn nhận mới trong chính sách đối với tôn giáo. Những đổi mới này làm cho nhận thức của

Đảng về tôn giáo trở nên khách quan hơn, đúng đắn hơn, vì vậy trở thành trụ cột lý luận cho việc thay đổi ứng xử với tôn giáo trong thực tế. Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, mặc dù còn nhiều vấn đề phức tạp phải tiếp tục giải quyết song trong sinh hoạt tôn giáo xu hướng tích cực vẫn là chủ đạo. Do đó, đã góp phần thuận lợi về mặt xã hội cho những nỗ lực nhằm đẩy nhanh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.

Lần đầu tiên trong Nghị quyết 24/TW ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị đưa ra quan điểm tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân và chính thức đưa vào Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (1991): “Tín ngưỡng là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân”, và “đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội mới”[3, 24]. Sự khẳng định này tưởng như đơn giản song đó là một bước tiến mới về nhận thức lý luận của Đảng ta. Đây là bước đột phá trong nhận thức của Nhà nước ta về tôn giáo.

Các nhà kinh điển trong bối cảnh lịch sử Châu Âu thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX nặng nề phê phán tôn giáo, không có điều kiện phân tích những khía cạnh tích cực của tôn giáo trong sự phát triển xã hội. Vận dụng sáng tạo quan điểm Mác-xít về tôn giáo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta đã nhận thấy tôn giáo có vai trò tích cực nhất định đối với sự phát triển văn hoá xã hội. Bởi, tôn giáo là nhu cầu tâm linh của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Đặc biệt, các giá trị đạo đức của tôn giáo nhìn chung có tính hướng thiện, đạo đức tôn giáo có những điều phù hợp với chủ nghĩa xã hội. Đảng và Nhà nước ta có nhiều văn bản thể hiện chủ trương, chính sách về tôn giáo. Mỗi khi Đảng ta có chủ trương, quan điểm mới vê tôn giáo thì Nhà nước kịp thời thể chế hoá bằng những văn bản pháp quy để đưa chủ trương, quan điểm của Đảng về tôn giáo vào cuộc sống.

Điều 70 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Công dân Việt Nam có quyển tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước”[10, 48].

Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị được thừa nhận là sự đổi mới tư duy của Đảng về tôn giáo.

Chỉ thị 66-CT/TW, ngày 26/11/1990 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị vê tăng cường công tác tôn giáo trong tình hình mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghị định số 69/HĐBT, ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), quy định về hoạt động tôn giáo, đề cập tới nhiều nội dung trong lĩnh vực tôn giáo.

Chỉ thị số 379/TTg, ngày 23/7/1993 về hoạt động tôn giáo.

Chỉ thị số 37-CT/TW, ngày 2/7/1998 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đến ngày 19/4/1999 của Thủ tướng chính phủ ban hành Nghị định 26/1999/NĐ-CP về các hoạt động tôn giáo, thay thế Nghị định số 69/HĐBT.

Ngày 12/3/2003, tại Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX, Đảng ra Nghị quyết số 25-NQ/TW về công tác tôn giáo, có viết: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta”[13, 48]. Nghị quyết này là sự tiếp tục của quá trình đổi mới tư duy của Đảng trên lĩnh vực tôn giáo. Điều đặc biệt, Nghị quyết số 25 coi: “Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh là điểm tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung”[10, 49]]. Đây là

điều Hồ Chí Minh rất coi trọng về điểm tương đồng giữa người không có tín ngưỡng cũng như có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau cùng phấn đấu vì mục tiêu chung là độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho mọi người. Điều đó làm cho đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau rất phấn khởi, làm cho đồng bào có đạo ngày càng tin tưởng chính sách đối với tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta.

Thể chế đường lối, quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong tình hình mới, pháp luật về tôn giáo trong giai đoạn này không ngừng được xây dựng, sửa đổi và hoàn thiện. Chỉ hơn 20 năm, hàng trăm văn bản pháp luật Nhà nước đã được ban hành để điều chỉnh lĩnh vực tôn giáo. Số lượng các văn bản thời kỳ này lớn hơn nhiều lần so với các giai đoạn trước đây, nội dung luôn được chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Từ Nghị quyết 24 năm 1990 đến Nghị quyết số 25, Đảng ta đã ghi thêm một nấc thang mới trong nhận thức lý luận trên lĩnh vực tôn giáo. Trong bối cảnh đất nước đang tích cực hội nhập quốc tế, chính sách tôn giáo đã có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực của toàn dân tộc trong phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.

Ngày 29/6/2004, Chủ tích nước Trần Đức Lương ký Lệnh công bố Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội khoá XI, thông qua ngày 18/6/2004. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo kể từ sau Sắc lệnh 234/SL ngày 14/6/1955.

Pháp lệnh đã thể chế hoá đường lối, chủ trương, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tạo cơ sở pháp lý đảm bảo cho công dân thực hiện quyền cơ bản về tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này. Đây là cơ sở pháp

lý cao nhất để khẳng định nhất quán về chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam. Đây là lần đầu tiên có một văn bản dưới dạng pháp lệnh quy định cụ thể quyền tự do tín ngưỡng đã được khẳng định trong Hiến pháp nước ta.

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 81 - 97)