Sự vận dụng của Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam trong công tác tôn giáo hiện nay.

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 73 - 81)

công tác tôn giáo hiện nay.

2.2.1. Tình hình và đặc điểm tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay * Vài nét về tình hình tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Hiện nay trên thế giới cũng như trong nước, vấn đề tôn giáo không chỉ được giới khoa học xã hội và nhân văn, mà cả giới khoa học tự nhiên đều quan tâm. Thế kỷ XXI, là thế kỷ của tôn giáo hay không phải là tôn giáo?

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II (từ nửa thập kỷ 40 đến đầu thập kỷ 60), xu thế tôn giáo có chiều suy giảm, từ những thập kỷ 70 – 80 tôn giáo có chiều hướng gia tăng, biến động, thay đổi mầu sắc để thích nghi với những chuyển biến tình hình tôn giáo đang diễn ra trên thế giới và từng khu vực, tôn giáo với những biểu hiện đa dạng phức tạp. Khoa học công nghệ phát triển lại luôn tạo ra những khoảng trống mới trong nhận thức thế giới khách quan, từ đó tạo ra chỗ đứng mới cho tôn giáo. Trước đây, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác khi nghiên cứu về tôn giáo chỉ tập trung chủ yếu vào phương Tây, thì ngày nay với sự hiểu biết ngày trong vài thập kỷ gần đây nhiều người đam mê quay trở lại nghiên cứu tôn giáo phương Đông với những sắc thái giá trị sâu sắc.

Thế kỷ XXI, tôn giáo vẫn tồn tại, nhưng không quay trở lại thời hoàng kim. Tôn giáo vẫn là nguồn an ủi cần thiết cho một số người, góp phần điều chỉnh tâm lý, tình cảm con người. Tôn giáo cũng góp phần hướng con người vào những việc đạo đức, từ thiện, nhân đạo, giáo dục.

Việt Nam là một quốc gia nằm giữa ngã ba của Đông Nam Châu Á, nơi giao lưu của nhiều tộc người, nhiều luồng văn minh, nhiều luồng tôn giáo, và các luồng tư tưởng văn hoá khác nhau, nơi có một vị trí địa - chính trị quan trọng với nhiều tài nguyên phong phú.

Với địa hình phong phú và đa dạng, thiên nhiên có nhiều ưu đãi nhưng vừa đe dọa cộng đồng người sinh sống nơi đây, từ đó, nảy sinh tâm lý sợ hãi, vì thế trong đời sống tôn giáo nổi trội lên là tục thờ thần đá, thần cây, thần sông nước, thần núi, chẳng hạn thờ Tứ Pháp (chùa Dâu – Bắc Ninh), thờ thần núi Tản Viên (Sơn Tây) bên cạnh các hình thái tôn giáo sơ khai: Tô tem giáo, bái vật giáo, saman giáo các loại ma thuật, đạo phù thủy với các thầy cúng, thầy bói, thầy mo các loại…cho tới các loại hình tôn giáo thế giới hiện đại có tổ chức như Phật giáo, Ki tô giáo, Hồi giáo…

Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, lại kề bên hai nền văn minh lớn của loài người là Trung Hoa và Ấn Độ, nên tín ngưỡng, tôn giáo có ảnh hưởng sâu đậm từ hai nền văn minh ấy. Người Việt không có quốc giáo theo ý nghĩa là một tôn giáo độc thần, các tôn giáo ngoại nhập cũng có thể dễ dàng bén rễ và phát triển mà không sợ gặp phải mà những rào cản và sự kháng cự của một quốc giáo độc thần. Người Việt rất dễ tin, dễ mê tín, ưa huyền bí, huyền nhiêm, ưa các môn tu luyện dưỡng sinh. Nhà tôn giáo học người Pháp Fulie nhận xét rằng, người Việt có trái tim tôn giáo. Nên đời sống tôn giáo của người Việt phong phú và dễ phát triển hơn so với Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia độc thần giáo khác ở phương Tây.

Người Việt tiếp nhận tôn giáo ngoại lai theo cách riêng của mình. Người Việt nói chung theo đạo Phật giáo nhưng không phải là những phật tử thuần thành, theo đạo Khổng nhưng không hẳn thuộc hàng ngũ Nho thâm, theo đạo Lão nhưng không quá mê đền phủ, sống tách khỏi nhân sinh, theo đạo Chúa nhưng đạo với đời là một- đó là cái thế giới dung hợp Tam giáo rất Việt Nam. Nhiều chùa chiền của người Việt hiện nay là sự hỗn hợp của Phật giáo và các tín ngưỡng nông nghiệp Việt Nam - mà giới nghiên cứu tôn giáo học coi đó là cuộc hôn phối giữa các tôn giáo ngoại lai và bản địa.

Đồng thời, là nơi xuất hiện nhiều tôn giáo mới lạ mà chủ yếu là ở đất Nam kỳ là đất mới khai khẩn sau này như: đạo Minh sư, Nghĩa hoà lợi, Tứ Ân hiếu nghĩa, Bửu Sơn kỳ hương, Cao Đài đại đạo, Phật giáo Hoà Hảo…được hình thành. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, Nho giáo trở nên bất lực, mất uy thế độc tôn, độc quyền. Phật giáo bắt đầu suy giảm, do đó họ bắt đầu đi tìm những thánh thần mới có khả năng cứu vớt họ, an ủi họ, xoa dịu nỗi đau của họ. Vả lại, nơi đây chưa có hệ tư tưởng chính thống, chưa có tôn giáo và tôn giáo không quá chú trọng kinh sách, kinh điển chính thống vì vậy cũng dễ hình thành các tôn giáo mới lạ. Đất Nam kỳ có môi trường sống khoáng đạt, ít

núi non hiểm trở, điều kiện tự nhiên thuận lợi khai phóng cho sự hình thành một tâm hồn cởi mở, phóng khoáng, điều này tạo điều kiện cho một tâm thế, tâm trạng, tâm lý dễ dàng đón nhận các tôn giáo mới.

Hiện nay, theo thống kê của Ban tôn giáo Chính phủ, ở Việt Nam có khoảng 9 triệu tín đồ Phật giáo, 6 triệu tín đồ Công giáo, 2 triệu tín đồ Tin Lành, Hồi giáo, 2,3 triệu tín đồ Cao Đài, 1,3 triệu tín đồ Hòa Hảo.

Ở nước ta, ngoài các tôn giáo chính, được thừa nhận có tính cách pháp nhân, trước đây là 6 tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo, Hồi giáo) nay xuất hiện thêm 4 tôn giáo địa phương (Tịnh độ cư sĩ Phật hội, đạo Bà Hai, Phật đường Nam Tông minh sư đạo, Minh lý Đạo – Nam tông miếu). Còn đạo Tứ ân hiếu nghĩa và Bửu sơn kỳ hương được thừa nhận nhưng chưa có tư cách pháp nhân. Ngoài ra, nước ta đã xuất hiện hơn 60 loại hình tôn giáo mới. Trong hơn 60 tên gọi trên, có nhiều đạo có nhiều tên gọi khác nhau nhưng thực chất chỉ là một hoặc giáo lý như nhau.

Do đó còn lại là 50. Phần nhiều các hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc, không có cơ cấu tổ chức cụ thể, chỉ có người đề xướng và một số người phân công làm hội trưởng, hội phó, thủ quỹ… để quản lý số người theo đạo ở từng địa bàn, mục đích xuất hiện mang tính chất cá nhân của người sáng lập nhằm thu lợi bất chính, lợi dụng niềm tin mù quáng của một bộ phận quần chúng để tồn tại. Việc thờ cúng đa phần được thực hiện tại gia, một số ít có hành vi phản văn hóa. Một số hiện tượng tôn giáo mới có sinh hoạt hướng thiện và tu nhân tích đức, khuyến khích các tín đồ làm việc thiện, số này có tác động tích cực trong đời sống xã hội.

Tuy nhiên, đa phần các hiện tượng tôn giáo mới có nội dung mang tính chất mê tín dị đoan, mê hoặc các tín đồ nhằm trục lợi gây ra nhiều tác động tiêu cực. Sự xuất hiện của các hiện tượng tôn giáo mới với số lượng lên tới 50 đã làm cho bức tranh tôn giáo ở nước ta vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

Ước tính, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 80% dân số có đời sống tín ngưỡng tôn giáo, trong đó có khoảng gần 25% dân số”, “số tín đồ là nông dân của Phật giáo, Thiên chúa giáo đến 80 – 85%, của Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo là 95%, của Tin Lành là 65%”. Và, tín đồ của các tôn giáo khác ở Việt Nam đa số cũng là nông dân.

Tuy có sự du nhập và cùng tồn tại của nhiều tôn giáo nhưng chưa bao giờ xảy ra chiến tranh tôn giáo. Đa số tôn giáo ở Việt Nam điều có quan hệ với các tổ chức tôn giáo quốc tế và được các tổ chức tôn giáo quốc tế nuôi dưỡng, chỉ đạo, đa phần tín đồ tôn giáo là người lao động, có tinh thần yêu nước, tinh thần cộng đồng, có quá trình gắn bó với cách mạng, có nhiều đóng góp công sức cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Nhưng tín ngưỡng tôn giáo thần bí, cuồng tín thì đâu đó vẫn xảy ra, nhất là từ khi xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới. Những hoạt động này không những trái với pháp luật, trái với truyền thống mà còn ảnh hưởng xấu đến uy tín của các tôn giáo, mà hơn thế nữa là ảnh hưởng đến niềm tin, đời sống tâm linh của người dân. Đặc biệt gần đây do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình hình tôn giáo có nhiều chuyển biến phức tạp. Điều đó chứng tỏ tình hình tôn giáo ở nước ta phức tạp luôn chứa đựng những bất ngờ khó lường trước, đòi hỏi các nhà quản lý xã hội cần phải có thái độ đối xử đúng đắn, khoa học.

Việt Nam tuy không có quốc giáo nhưng lại có một số hình thức tín ngưỡng truyền thống như: thờ cúng tổ tiên ông bà, thờ thần bản mệnh, thờ thành hoàng. Những hình thức này mặc dù không có một hệ thống giáo lý chặt chẽ và hình thức thờ cúng cũng mỗi nơi một khác, nhưng đó chính là nét tín ngưỡng của đời sống tâm linh của người Việt. Nét tín ngưỡng này khá linh thiêng và bền vững.

* Một số đặc điểm cơ bản của tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Từ những điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hoá đó có ảnh hưởng lớn đến đặc trưng tôn giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay:

Thứ nhất, Người Việt có tinh thần khoan dung tôn giáo, do đó ở Việt Nam tồn tại nhiều loại hình tín ngưỡng tôn giáo khác nhau.

Người Việt dễ dàng chấp nhận, dung hợp mọi tín ngưỡng, tôn giáo mặc dù các tôn giáo, tín người ấy rất khác nhau, nhưng lại có thể cùng tồn tại, cùng đồng tôn, không xung đột, không chiến tranh, chỉ cổ xuý cho sự hoà đồng là chính. Việt Nam là nơi quần cư của nhiều tộc người khác nhau, các tộc người đó khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, nếp sống…Vì vậy, ở Việt Nam cũng tồn tại rất nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo. Tuy nhiên, các tộc người khác nhau ấy vì cùng sống chung và cùng bị tác động bởi một yếu tố địa lý, khí hậu, sinh thái (điều kiện tự nhiên), kinh tế, chính trị – xã hội như nhau, cùng chịu ảnh hưởng và gắn bó với một nền văn hiến chung lâu dài, nên rất gần nhau về đức tính, về lối sống, về tâm linh và cách suy nghĩ, tạo thành một khối hoà hợp, thống nhất chung. Nên tuy đa dạng các loại hình tôn giáo nhưng vẫn có những điểm thống nhất chung. Ví dụ: cùng có quan niệm về Vật tổ, thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần thiên nhiên, thần mùa màng…

Thứ hai, Các tôn giáo ở Việt Nam có xu hướng hòa nhập mà không hợp nhất

Trải dài theo dòng thời gian, số lượng các tôn giáo có xu hướng gia tăng, theo xu thế không đối đầu, hoà quyện mà không hợp nhất. Những người theo các tôn giáo khác nhau chung sống cùng làng, xã, phường…

Đối với người Việt, việc thờ cúng tổ tiên không chỉ đơn thuần biểu hiện tình cảm, nhớ ơn người đã có công sinh thành nuôi dưỡng con cháu trưởng thành, mà còn được quan niệm họ như những vị thần hộ mệnh cho con cháu khoẻ mạnh, hưởng phúc, tránh hoạ, luôn phù hộ cho con cháu để được hưởng an lành ngay trong thế gian này.

Trong phạm vi làng, xã, tục thờ thành hoàng, làng bản, thần mường, nơi đâu cũng có. Những vị thành hoàng ấy được coi như thần bản mệnh của cộng đồng làng xã, họ là những người có công với nước, với dân, được nhân dân tôn vinh hoặc do vua phong.

Người dân dường như có tính khoan dung, độ lượng trong quan hệ đa tôn giáo. Tính đa/phiếm thần đem lại hệ quả là họ mong muốn tìm cái cần thiết cho bản thân.

Thứ ba, Khó phân biệt được cái thiêng và cái tục

Trong tâm thức của người Việt Nam, dường như không có ranh giới tuyệt đối giữa hai thế giới hư vµ thực. Trong một dòng họ cũng như trong một nóc nhà bao gồm cả người sống và sự thờ cúng người đã khuất. Con người gần gũi, không xa cách đối với người mình thờ phụng, vì họ tin tưởng đó là người bảo vệ và mang phúc cho mình. Thần, thánh của các tôn giáo, tổ tiên cùng huyết thống là những người dẫn đường, nêu gương để bản thân noi theo nhằm giữ gìn đạo làm người, khi gÆp khó khăn trắc trở trong cuộc sống, con người nương tựa, cầu xin được giúp đỡ.

Thứ tư, Đối tượng thần linh của người Việt là cả nhiên thần và nhân thần

Việt Nam có địa hình phong phú, đa dạng điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhưng đồng thời con nguời luôn phải chống trọi với thiên tai, nên người Việt cũng thần thánh các hiện tượng thiên nhiên (mây, mưa, sấm, chớp, cây đa, cây đề, hòn đá…) và thờ cúng những hiện tượng tự nhiên đó, coi đó như những vị thần bản mệnh, bảo hộ cho mùa màng của họ. Bên cạnh đó các vị có công lớn như sáng lập ra dòng họ, có công với nước với dân đều được tôn thờ thành thần thánh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, Tôn sùng các anh hùng dân tộc và những người có công với nước mang đậm tính chất dân tộc

Lịch sử Việt Nam là lịch sử của quá trình dựng nước và giữ nước, do đó ý thức chống ngoại xâm đã trở thành ý thức thường trực trong mỗi con người Việt. Do vậy, người Việt rất coi trọng, tôn sùng các anh hùng dân tộc có công trong việc dẹp giặc giữ nước và thần thánh hoá tôn thờ họ như những vị thần thánh.

Trong quá trình đấu tranh dựng và giữ nước có những tấm gương anh hùng hi sinh quên để bảo vệ tổ quốc non sông, có các vị trong phong trào Cần Vương, phong trào chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ cũng được tôn thờ

Thứ sáu, Người Việt có tâm thức tôn giáo bàng bạc

Nhà tôn giáo học người Pháp Fulie nhận xét rằng: Người Việt có trái tim tôn giáo. Tuy nhiên, họ không quá cuồng tín, quá ham mê đền phủ mà quên đi cuộc sống nhân sinh, một người có thể theo nhiều tôn giáo khác nhau hoặc sau khoảng thời gian tham dự hành lễ tôn giáo, xếp khăn mũ, họ lại trở về với cuộc sống thường nhật như bao người khác. Chẳng hạn, người ta có thể vừa theo Nho giáo trong nếp sống gia đình, xã hội, theo Phật giáo trong nỗ lực diệt Tham – Sân – Si, ý thức được luật nhân quả, nghiệp báo, luân hồi. Theo Lão tử trong cách sống an nhiên tự tại, phong lưu không vướng bận bụi trần. Tức là, khai thác phần Trí ở Nho, phần hồn ở Phật, tâm phóng đạt ở Lão, nhưng không quá thiên về lý trí, khắt khe như Nho giáo, không qua thiên về tâm như Phật giáo, không quá bàng quan như Đạo giáo

Thứ bẩy, Đời sống tôn giáo của người Việt nặng về thực hành, ít chú trọng vào giáo điều

Các tôn giáo vào Việt Nam cũng đã phần nào bị suy giảm tính “bác học” của nó.

Đối với người Việt, đức Phật không phải chỉ là một bậc đại giác, có những tư tưởng uyên thâm về triết học, có những kiến giải siêu hình mà là một vị thánh, ông trời, ông bụt. Nhiều sư sãi có thể không hiểu được những tư tưởng uyên thâm của triết học Phật giáo, không thuộc hết kinh Phật.

Ông Khổng Tử được dân gian đưa lên hàng thánh không phải vì lý thuyết, hay mô hình quản lý xã hội mà vì cái nếp sống tôn ti trật tự trong gia đình, coi trọng chữ Hiếu, chữ trung, và sự đức hạnh của con người.

Lão Tử được biết đến không còn là lý thuyết về bản thể của vũ trụ là Đạo, mà được tôn thờ chính qua quan niệm vô vi không vướng bận bụi trần, qua những hình thức lên đồng, lên bóng tại các đền phủ, thoả mãn thói ưa

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 73 - 81)