Nghĩa phương pháp luận và nhận thức luận khi vận dụng quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo hiện nay.

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 65 - 73)

quan điểm của các nhà kinh điển về tôn giáo hiện nay.

2.1.1 Ý nghĩa phương pháp luận.

Khi nghiên cứu, chú giải những luận điểm về tôn giáo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác, chúng tôi rút ra mấy vấn đề mang ý nghĩa phương pháp luận khi vận dụng quan điểm của C.Mác, Ph.ăngghen, V.I.Lênin trong hoạt động nhận thức và thực tiễn về tôn giáo trong điều kiện hiện nay như sau:

Thứ nhất, nhận thức được rằng, tôn giáo mà các nhà kinh điển đề cập đến là tôn giáo của người phương Tây, chủ yếu là đạo Kitô. Do đó, nhiều luận điểm của các ông về tôn giáo không hoàn toàn đúng với tôn giáo của người phương Đông. Chẳng hạn, theo V.I.Lênin “Chủ nghĩa Mác bao giờ cũng coi tôn giáo và các giáo hội, tất cả các tổ chức tôn giáo hiện có, đều là những cơ quan của thế lực phản động tư sản, dùng để bảo vệ chế độ bóc lột và đầu độc giai cấp công nhân”[27,524].

Thứ hai, để hiểu rõ quan điểm của C.Mác, Ph.Angghen, V.I.lênin về tôn giáo một cách toàn diện chúng ta phải xem xét toàn bộ những luận điểm của các ông về tôn giáo trong các tác phẩm của họ. Nếu chỉ biết một vài câu, một vài luận điểm thì dễ dẫn đến tình trạng thấy lời phát biểu này của các ông mâu thuẫn với lời phát biểu khác. Chẳng hạn, V.I.Lênin trong tác phẩm “Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản Nga” tuyên bố “Chuyên chính vô sản phải trừ bỏ triệt để những mối liên hệ giữa một bên là các giai cấp bóc lột, tức bọn địa chủ và bọn tư bản, với một bên là tổ chức tuyên truyền tôn giáo là những mối liên hệ nhằm giữ quần chúng trong vòng ngu muội”[30,117]. Và

khẳng định “Chúng ta phải đấu tranh chống tôn giáo. Đó là điều sơ đẳng của

toàn bộ chủ nghĩa duy vật, và do đó, của chủ nghĩa Mác”[27,514]. Song, ở chỗ khác, V.Lênin lại cho rằng, trong cuộc “chiến đấu” này, “ai làm tổn thương đến tình cảm tôn giáo, người đó sẽ gây thiệt hại lớn...” [29,221].

Như vậy, khi Lênin tuyên bố chuyên chính vô sản phải trừ bỏ triệt để tôn giáo và đấu tranh chống tôn giáo là ông muốn nói đến đấu tranh về mặt triết học với tôn giáo để tước đi tính độc quyền chân lý của tôn giáo, dành lại quyền đó cho khoa học và triết học duy vật. Còn khi Lênin phân tích đến cách thức, phương pháp đấu tranh với tôn giáo là phải đấu tranh bằng khoa học, triết học chứ không chế riễu hay sỉ vả, cấm đoán mọi sự thờ cúng tôn giáo của người dân, vì làm như vậy sẽ làm tổn hại đến tình cảm tôn giáo của họ, dẫn đến chỗ thay vì làm cho tôn giáo chết cái chết tự nhiên của nó thì lại làm cho nó ngày càng phát triển hơn và người ta càng quan tâm đến tôn giáo hơn.

Thứ ba, mỗi luận điểm của các ông phải được gắn trong văn mạch

hoàn cảnh của tác phẩm cũng như xem xét trong mối quan hệ với hiện thực xã hội thời bấy giờ, mới thấy được tính đặc thù, tính phổ biến trong quan điểm tôn giáo của các ông.

Thứ tư, tìm hiểu quan điểm tôn giáo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.lênin phải thấy được quan điểm tôn giáo của các ông xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn nào? Đó là:

Phê phán tôn giáo với tư cách phê phán hình thái biến thể tinh vi của chủ nghĩa duy tâm trong triết học.

Phê phán tôn giáo với tính cách tự cho mình là thủ đắc và độc quyền chân lý, dành lại quyền đó cho khoa học và triết hoc duy vật biện chứng

Phê phán tôn giáo là phê phán chính cái xã hội, cái nhà nước hiện thực đã sản sinh ra tôn giáo,

Thứ năm, trong bối cảnh của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh về ý thức hệ đang hồi quyết liệt, do đó những quan điểm về tôn giáo của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.lênin mới chỉ tiếp cận từ góc độ thế giới quan (duy tâm-Duy vật, Vô thần - hữu thần), từ góc độ ý thức hệ (Cộng sản - tôn giáo) để phê phán tôn giáo. Cách nhìn đó về tôn giáo có phần hạn chế vì đã lược bỏ đi rất nhiều đặc điểm riêng quan trọng của tôn giáo.

Thứ sáu, thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi, diễn biến tôn giáo cũng thay đổi theo, nhiều vấn đề mà sinh thời các ông chưa thể dự đoán được. Do vậy, nghiên cứu quan điểm về tôn giáo của các ông phải trên tinh thần:

1. lịch sử, tức là phải đặt nó trong yêu cầu lý luận và thực tiễn thời bấy giờ, chứ không đòi hỏi những luận điểm đó là sự kiến giải đúng cho mọi tôn giáo, trong mọi thời đại, mọi chế độ xã hội khác nhau

2. Phải trên quan điểm biện chứng, tức là, phải phân tích được những quan điểm nào của các ông đến nay vẫn giữ nguyên giá trị, những quan điểm nào không còn đúng nữa.

3. Các nhà mác xít cần bổ sung, hoàn chỉnh, phát triển quan niệm của các nhà kinh điển về tôn giáo cho phù hợp với thời đại ngày nay.

Thứ bảy, C.Mác và Ph.Ănghen đã vận dụng quan điểm triết học duy vật biện chứng vào việc lý giải nguồn gốc, bản chất, chức năng...của tôn giáo, hình thành quan điểm vô thần khoa học về tôn giáo, từ đó đấu tranh với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Như vậy, chủ nghĩa vô thần khoa học là một bộ phận của chủ nghĩa Mác.

2.1.2Ý nghĩa nhận thức luận.

Thời đại ngày nay đã có nhiều thay đổi, diễn biến tôn giáo cũng thay đổi theo, tôn giáo trở nên phức tạp, hiện tượng cuồng tín tôn giáo và sự xuất hiện của nhiều dạng tín ngưỡng, tôn giáo mới…

Con người ngày nay có thể ít quan tâm đến những vấn đề thần học, tín lý, nhiều khi nhìn vào một bức tranh, bức tượng, một nhà thờ họ chẳng hiểu biết gì cả, thậm chí họ cũng không tin là chúa tồn tại hoặc chúa tồn tại thực hay không tồn tại thực là không quan trọng đối với họ, nhưng họ vẫn đam mê và tìm đến tôn giáo, đặc biệt trong những ngày thiêng liêng nhất của cuộc đời như cưới xin, sinh con, chết chóc, đau thương, nhất là trong những giai đoạn bị khủng hoảng bởi chiến tranh, khủng bố, thiên tai thì con người lại tin tưởng và bấu víu vào tôn giáo nhiều khi hơn cả những lời hứa hẹn thế tục.

Có nhiều sinh hoạt xã hội như việc đăng quang, hạ thuỷ một con tầu, xây cất một ngôi nhà, cưới xin, ma chay, hội hè…để cho được long trọng, người ta cũng tôn giáo hoá chúng bằng những nghi thức mang mầu sắc tôn giáo và họ tin tưởng vào một thế lực siêu nhiên, vô hình nào đấy có thể đem lại cho họ may mắn, hạnh phúc và giúp họ vượt qua hoạn nạn trong cuộc đời. Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, với sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học kỹ thuật, con người tin tưởng vào quyền năng, uy thế vô biên của khoa học và sự sáng tạo của chính mình, những tưởng tôn giáo sẽ tiêu vong và chết cái chết tự nhiên của nó, nhưng không, tôn giáo ngày càng phát triển.

Tất cả những diễn biến phức tạp của thời đại và khoa học nêu trên khiến cho giới học giả phi mác xít và các nhà thần học cho rằng, lý thuyết tôn giáo của chủ nghĩa Mác hoàn toàn không còn phù hợp với thời đại ngày nay và họ đưa ra nhiều luận điểm dường như trái ngược lại với quan điểm mác xít về tôn giáo

Họ không xem tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội, không xem tôn giáo là một loại tư biện về tất cả những gì thoát ra khỏi khoa học và tư duy rõ ràng, mà xem tôn giáo là tồn tại xã hội, là hiện thực. Tôn giáo là thực hành, nó liên quan đến hành vi, sự đức hạnh, lối sống của con người. Chức năng đích thực của tôn giáo không phải là làm giàu kiến thức/tri thức của

nhân loại mà nó quan tâm đến hành vi, hành động của con người và thế giới nội tâm bên trong của họ.

Họ chứng minh rằng, tôn giáo nguyên thuỷ ra đời về bản chất là không liên quan đến thần học, tôn giáo là mối dây liên hệ giữa con người với thế giới thần thiêng của họ thông qua các nghi thức, tôn giáo là đức tin, niềm tin mà đã là đức tin, niềm tin thì không cần phải minh chứng (không cần đến thần học). Tôn giáo chỉ gắn với thần học ở giai đoạn sau này khi buộc phải cắt nghĩa đức tin và tín điều của nó và để cạnh tranh với khoa học và các đức tin khác mà thôi.

Họ cũng cho rằng, tôn giáo là bất khả tư duy, vô ngôn, vô niệm, người tôn giáo không nhất thiết phải là người hữu thần, nghĩa là không nhất thiết phải là người tin vào một thần linh nào đó, mà chỉ cần là người có một ý hướng tâm linh, đi tìm một ý nghĩa, một giá trị cho cuộc đời, là người muốn đi xa hơn hiện tại, muốn đi tìm chiều sâu của hiện hữu... như Phật giáo nói là Phật tại Tâm, còn Thiên chúa giáo thì khẳng định “không cần phải lên núi thánh, lên đền thờ để thờ phụng thiên chúa, mà trái lại phải thờ phụng người trong thần khí và sự thật” [47,6-7]. Một người suốt cuộc đời đi đến nhà thờ chỉ để nhắc đi nhắc lại những lời cầu nguyện thiêng liêng và tin tưởng vào điều đó mà không cần một sự cắt nghĩa nào cả, đối với anh ta Chúa có thể không tồn tại thực và vũ trụ này là cái gì là điều không cần biết, thế giới hiện thực này-trong năng lực cảm nhận của anh ta-chỉ còn là giá của quả trứng ngày hôm nay là bao nhiêu, và anh ta cầu Chúa cho nó không tăng lên và tin vào lời cầu nguyện của mình-đó là tôn giáo. Như vậy, tôn giáo là một cái gì đó rất hiện thực, rất cụ thể, gần gũi, đơn xơ chứ không phải là những triết lý, giáo lý trừu tượng và siêu hình.

Họ chứng minh rằng, những tín điều của kinh thánh cũng không phải chỉ là mớ lý thuyết mơ hồ, sai lầm về thế giới, mà nó phản ánh những phát

minh khoa học của chính thời đại mà kinh thánh được biên soạn, và tác giả của kinh thánh chính là những con người cụ thể, những bậc trí thức của xã hội thời bấy giờ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nghiên cứu các luận điểm cơ bản của các nhà kinh điển về tôn giáo, vận dụng những quan điểm đó trong nhận thức về tôn giáo trong điều kiện hiện nay cần lưu ý mấy điểm sau:

a.Lý thuyết của chủ nghĩa Mác cho rằng, tôn giáo là sự tha hoá của nhận thức con người hay là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người, tôn giáo là một thế giới quan lộn ngược, là loại tư biện về tất cả những gì thoát ra khỏi khoa học và tư duy rõ ràng. Luận điểm trên vẫn hoàn toàn đúng khi chúng ta tiếp cận tôn giáo từ góc độ thế giới quan, nhân sinh quan và xem nó là một trong những hình thái của ý thức xã hội cần phê phán.

Song, cuộc sống tinh thần của con người không chỉ bó hẹp trong những vấn đề của lý trí, bên cạnh những khát khao sáng tạo của lý trí chắc vẫn nảy nở những nhu cầu về tâm linh. Do vậy, nếu chỉ coi tôn giáo là một hình thái của ý thức xã hội cần bị phê phán về mặt triết học và khoa học thì vô hình chung, chúng ta đã loại bỏ đi nhiều đặc điểm riêng quan trọng khác của tôn giáo và nghiên cứu tôn giáo chưa đầy đủ và toàn diện.

b. Tôn giáo là sự an ủi, là chỗ dựa tinh thần và cứu cánh cho những con người đau khổ vì nó đem lại cho con người niềm tin rằng thế giới mà mình bất bình đây không chắc là có, sự đau khổ cũng vì tâm tưởng mà ra (Phật giáo). Nên, xét về khía cạnh tâm lý, tôn giáo không chỉ là hạnh phúc hư ảo

nhất thiết cần phải được “giải phóng

c. Tôn giáo nào cũng hướng con người đến những giá trị thánh thiện, tôn giáo nào cũng khuyên răn con người tu nhân tích đức, tôn giáo nào cũng giáo dục con người làm lành tránh dữ nên những lời răn của tôn giáo đã ngấm sâu vào tín đồ, trở thành triết lý sống của họ, do đó, nhiều tín đồ tôn giáo đã

hy sinh cả cuộc đời để dấn thân vào việc bác ái, phục vụ những người già cô đơn, bệnh tật và người không nơi nương tựa, mà những người không có đức tin trong chúng ta không thể làm được.

Như vậy, không phải bất cứ tôn giáo nào cũng là công cụ tinh thần của giai cấp thống trị nhằm nô dịch con người trong vòng ngu muội và ách áp bức.

Tôn giáo cũng góp phần không nhỏ đối với sự phát triển cộng đồng và sự tiến bộ chung của nhân loại. Cách đây hai nghìn năm, kinh thánh đã có những khát vọng về việc giải phóng nô lệ và ách áp bức dân tộc, đã đặt vấn đề chống chiến tranh, chống phân biệt chủng tộc, đề cao chế độ hôn nhân một vợ một chồng...

d. Lịch sử triết học là lịch sử đấu tranh của các trường phái triết học duy tâm-duy vật, C.Mác, Ph.Ănghen, V.Lênin là các triết gia, nên các ông bị duy tâm-duy vật, C.Mác, Ph.Ănghen, V.Lênin là các triết gia, nên các ông bị lôi cuốn vào các vấn đề thuộc khía cạnh thế giới quan, ý thức hệ, do đó khi xem xét tôn giáo các ông cũng đặt nó trong tư cách là một thế giới quan cần phê phán, không để tâm đi sâu vào nghiên cứu khía cạnh tình cảm, tâm linh, văn hoá của tôn giáo mà chính các ông đã là những người đặt nền móng (Ph.Ăngghen đã từng coi tôn giáo là một trong những trạng thái tình cảm của con người, quan tâm đến tính đặc thù của tôn giáo, quan hệ nội tâm giữa tín đồ và tôn giáo, ông cho rằng: Dưới cái hình thức thuận tiện, cụ thể và có thể thích ứng được với tất cả mọi tình hình đó, tôn giáo vẫn có thể tiếp tục tồn tại

với tư cách là một hình thái trực tiếp, nghĩa là một hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội đang thống trị họ).

e. Các nhà kinh điển cũng đã dự đoán về một xã hội tương lai có thể khắc phục được sự tha hoá của tôn giáo như khắc phục sự tha hóa của lao động bằng cách xoá bỏ tư hữu. Nói cách khác, tôn giáo sẽ đi đến chỗ tự tiêu vong.

Song, khác với sự khắc phục tha hoá lao động, tư hữu và sự lệ thuộc mù quáng của con người vào những lực lượng tự nhiên và xã hội không phải là nguồn gốc duy nhất cho sự ra đời và tồn tại của tôn giáo. Sau khi giải phóng khỏi chế độ tư hữu, con người có thể thoát ra khỏi những nô dịch mà giai cấp cầm quyền lợi dụng tôn giáo làm phương tiện để thống trị. Cải biến xã hội để tạo ra những quan hệ rõ ràng giữa con người và tự nhiên, vứt bỏ bức màn thần bí mà chính con người tạo ra cho tôn giáo tạo nên một xã hội nhân đạo, phồn vinh để con người thoát ra khỏi những ràng buộc luôn trói mình vào những ảo tưởng, hy vọng vào tôn giáo vv… Nhưng những yếu tố tạo nên sự tha hoá khác cho tôn giáo vẫn tồn tại.

Tại sao Mác và Ăngghen lại có thể dự báo sự tiêu vong của tôn giáo? Nhận định của Mác và Ăngghen khi đó chủ nghĩa xã hội chưa xuất hiện và những điều kiện cần thiết cho sự tiêu vong của tôn giáo cũng chưa có, nên hai ông chỉ có thể đưa ra những kiến giải tổng quát bao hàm những nét lớn trên tầm về tương lai của tôn giáo và cơ sở xã hội cần thiết cho sự tiêu vong của tôn giáo. Còn sự giải đáp rõ ràng, chi tiết, cụ thể về tương lai của tôn giáo,

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 65 - 73)