Những luận điểm cơ bản của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 32 - 65)

1.2.1. Tôn giáo là sự tự ý thức đã bị tha hoá của con người

Trong luận văn này, chúng tôi sẽ đi vào phân tích những luận điểm cơ bản của các ông về tôn giáo, coi đó là những luận điểm nền tảng, mang tính phương pháp luận khi nghiên cứu về tôn giáo dưới nhãn quan triết học duy vật biện chứng.

Quan điểm của các ông về tôn giáo là một bước ngoặt cách mạng so với các quan điểm trước đấy về tôn giáo của các nhà triết học kể cả duy tâm lẫn duy vật. Đối với các ông, con người sáng tạo ra tôn giáo theo sự suy tư và tình cảm của mình, chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Và con người ở đây là con người cụ thể, sống trong một môi trường tự nhiên-xã hội cụ thể chứ không phải là con người chung chung, trừu tượng.

Do đó, luận điểm cơ bản và cũng là nền tảng đầu tiên của C.Mác và Ph.Ănghen về tôn giáo đó là: Tôn giáo là sự tha hóa của nhận thức con người về thế giới và về chính bản thân mình, hay nói chính xác, tôn giáo là tự ý thức đã bị tha hóa của con người, được Ph.Ănghen khái quát lại trong mệnh đề “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo - vào đầu óc của con người - của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ, chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [38, 437].

Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về tôn giáo đã hình thành một cách giải thích tôn giáo từ chủ đề tha hóa. Ngược dòng lịch sử, khái niệm tha hóa không phải là một phát hiện của C.Mác. Nếu hiểu tha hóa như một tồn tại xã hội khác, thì nó đã được các nhà triết học duy tâm ở phương Tây đề cập từ rất sớm (Platon); hay Phật giáo (phương Đông). Đến thời kỳ khai sáng, rồi đến triết học cổ điển Đức quan niệm về sự tha hóa mới được hình thành và được giải thích trên cơ sở của các hệ thống triết học. Hêghen là người “chuẩn hóa” về mặt khái niệm và sử dụng nó một cách “thuần thục”; xuất phát từ ý niệm tuyệt đối để lý giải sự tha hóa. Theo ông, ý niệm tuyệt đối với bản tính của nó, phải được tự tha hóa. Sự tha hóa ấy được hiện hình trong thế giới tự nhiên và lịch sử xã hội loài người, tức là giới tự nhiên, xã hội người tồn tại thấp hơn so với ý niệm tuyệt đối. Theo Hêghen, điểm khởi đầu của sự tha hóa là tinh thần và điểm kết thúc cũng là tinh thần nhưng ở bình diện cao hơn.

Còn Phoi ơ bắc, điểm xuất phát trong việc lý giải về sự tha hóa con người với tình thương yêu của nó và điểm kết thúc là tôn giáo tình yêu. Ông đã có được những ý tưởng hết sức quý báu về mặt nhân bản, song đây cũng là quan điểm hàm chứa sự siêu hình, bảo thủ. Sự ảnh hưởng của triết học Hêghen và L.Phoi ơ bắc đến với C.Mác và Ph.Ăngghen là không nhỏ. Một trong những sự ảnh hưởng đó là viêc sử dụng khái niệm tha hóa và tinh thần của nó.

Vậy sự khác biệt giữa C.Mác và các nhà triết học trước đó khi sử dụng khái niệm tha hóa, cũng như sự lý giải về sự tha hóa ở chỗ nào? Và vì sao có sự khác biệt ấy? Đối với tôn giáo, CMác đã sử dụng khái niệm đó như thế nào?

Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế-triết học 1844”, cũng như nhiều tác phẩm khác của C.Mác đều cho rằng: điểm xuất phát để tìm hiểu tha hóa chính là từ đời sống hiện thực của con người đó là sản xuất; tái sản xuất ra đời sống hiên thực. C.Mác đã xem xét sự phát triển của sản xuất; đặc biệt là sự phát triển của cộng cụ lao động dẫn tới sự phân công lao động xã hội; sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; sự ra đời của giai cấp. Ở đây, C.Mác đặt vấn đề về khái niệm tha hóa của lao động mà cụ thể là do phân công lao động xã hội; dẫn đến việc tách rời giữa người lao động và sản phẩm lao động do người đó tạo ra. Đến đây chúng ta đã thấy sự khác biệt trong việc giải thích điểm xuất phát của tha hóa; nếu Hêghen cho là ở ý niệm tuyệt đối, còn L.Phoi ơ bắc là bản tính con người, đến C.Mác đã tìm cơ sở hiện thực để lý giải về sự tha hóa- hoạt động lao động – và dự báo về một xã hội có thể khắc phục được sự tha hóa ấy.

C.Mác so sánh những hiện tượng trong lĩnh vực thế giới tôn giáo mờ ảo với sự sùng bái hàng hóa. Hàng hóa thể hiện là một vật có những điều kỳ quặc, những sắc thái siêu hình và những nét tinh tế thần học.

Hàng hóa là sản phẩm của lao động trừu tượng và lao động cụ thể và là sự thống nhất của giá trị sử dụng và giá trị trao đổi. Thông qua trao đổi thì sản

phẩm lao động mới có đặc điểm như nhau về mặt giá trị xã hội, tách biệt khỏi những đặc điểm tiêu dùng khác nhau về mặt cảm tính. Những cá nhân trao đổi sản phẩm với nhau chỉ thực sự quan tâm đến vấn đề: có thể nhận được bao nhiêu sản phẩm của người khác khi trao đổi chúng với sản phẩm của mình, tức là những sản phẩm đó được trao đổi theo tỉ lệ nào? Điều mà nhà sản xuất quan tâm là làm sao để sản xuất lao động là hữu ích nhưng không phải đối với người sản xuất ra chúng mà là đối với người tiêu dùng. Khi tỷ lệ trao đổi trở nên quen thuộc, mang tính ổn định thì sẽ sinh ra cảm tưởng tỉ lệ đó là do chính bản thân sản phẩm lao động quy định.

Với tư cách giá trị sử dụng, hay công dụng của hàng hóa thì sản phẩm lao động không bao hàm một bí ẩn gì, nó thỏa mãn nhu cầu của con người thông qua các thuộc tính của mình. Khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa, những ảo tưởng phủ lên nó, tính chất thần bí của hàng hóa không phải do giá trị sử dụng sinh ra, mà bắt nguồn từ bản thân hình thức của hàng hóa. Ngay sau khi sản phẩm lao động trở thành hàng hóa, nó biến thành “vật cảm tính”-siêu cảm tính”. Tính chất thần bí, bí ẩn của hình thức hàng hóa, theo C.Mác, thể hiện ở chỗ nó là gương phản ánh cho con người thấy tính chất xã hội của lao động riêng của họ như là tính vật chất của chính sản phẩm lao động, như là những thuộc tính xã hội của bản thân vật, vốn có ở chúng từ ban đầu. Do vậy, quan hệ xã hội của những người sản xuất với tổng thể lao động thể hiện như là quan hệ xã hội nằm ở bên ngoài họ. Đây là quan hệ xã hội xác định giữa con người với nhau, quan hệ này tiếp nhận hình thức ảo tưởng của các quan hệ giữa các vật trong mắt họ. Một điều tương tự cũng diễn ra trong thế giới tôn giáo: ở đây sản phẩm của bộ não con người được quan niệm là những thực thể độc lập, có cuộc sống riêng tư, có quan hệ nhất định với con người và với nhau.

Quay trở lại nội dung khái niệm tha hóa mà C.Mác và Ph.Ăngghen sử dụng theo nghĩa tha hóa là sự tồn tại khác, là sự xa lạ đối với con người; mà cái tồn tại khác, xa lạ ấy lại thấp hơn cái vốn có, cái chưa bị tha hóa. Tuy nhiên cái tồn tại khác, cái xa lạ ấy là sản phẩm của con người nhưng nó lại trở thành cái thống trị đối với con người; song nhờ cái tồn tại khác, cái xa lạ ấy mà con người có thể nhìn nhận thấy hình bóng của mình. Vậy, khái niệm tha hóa lao động có quan hệ gì với việc giải thích vấn đề tôn giáo? Trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học 1844”, C.Mác đã so sánh và đặt sự tha hóa của lao động trong quan hệ với sự tha hóa của người công nhân đặt trong sự so sánh với tôn giáo: “Người công nhân càng phát tiết ra trong lao động thì thế giới xa lạ khách quan do bản thân anh ta sáng tạo ra đối diện với anh ta lại càng mạnh, bản thân anh ta, thế giới bên trong của anh ta lại càng nghèo đi. Trong tôn giáo tình hình cũng hoàn toàn giống như vậy. Con người hiến cho thần thánh càng nhiều, thì cái mà bản thân anh ta còn giữ lại càng ít” [42, 111]. Bởi lao động bị tha hóa nên khi con người thực hiện hoạt động người (tức lao động) thì con người cảm thấy mình bị hạ xuống hàng con vật, còn khi con người thấy mình bị hạ xuống hàng con vật thì mới cảm thấy mình là con người” [42, 115]; nghĩa là lao động bị tha hóa đã đánh tráo bản chất người. Như vây, để cho con người vẫn cảm thấy mình là con người thì con người đã tìm cách khẳng định mình trong tôn giáo: “Tôn giáo chính là sự thừa nhận con người bằng đường vòng, sự thừa nhận thông qua kẻ trung gian...”[34, 534].

Khi nghiên cứu sự tha hóa của tôn giáo, C.Mác và Ph.Ăngghen đã so sánh với lao động bị tha hóa. Nếu lao động bị tha hóa dẫn tới thế giới do lao động tạo ra trở thành xa lạ với con người, trở thành cái thống trị con người, thì ở sự tha hóa của tôn giáo tình hình tương tự cũng như vậy; vì thần thánh vốn là sản phẩm của con người, do con người sáng tạo ra nhưng nó quay trở lại thống trị con người. Nếu trong lao động bị tha hóa, con người càng làm

giàu thêm cho thế giới sản phẩm, thì con người càng bị nghèo đi, trong tôn giáo tình hình cũng tương tự như vậy, con người hiến mình cho thần thánh càng nhiều thì cái mà anh ta còn lại rất ít. Điều đó có nghĩa, lao động bị tha hóa cũng như tôn giáo đều làm nghèo đi cái bản chất người bằng cách làm giàu cho đối tượng xa lạ khác và lại bị chính đối tượng xa lạ ấy thống trị trở lại. Sự giống nhau giữa lao động bị tha hóa và sự tha hóa của tôn giáo còn là ở chỗ chúng đều là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội, đều có nguồn gốc trong những hoạt động xã hội con người. Tuy nhiên, sự tha hóa dẫn tới tôn giáo xuất hiện sớm hơn rất nhiều so với sự xuất hiện lao động bị tha hóa. Sự tha hóa dẫn tới tôn giáo bao hàm phạm vi rộng hơn nhiều so với lao động bị tha hóa. Điểm khác biệt của sự xuất hiện tôn giáo gắn với những bất lực của con người trước sức mạnh của giới tự nhiên, của xã hội và những khía cạnh đặc thù của nhận thức, tâm lý, thì sự xuất hiện của lao động bị tha hóa là do phân công lao động xã hội, do sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra. Như vậy, lao động bị tha hóa là một căn nguyên dẫn tới sự xuất hiện tôn giáo, ở khía cạnh này thì tôn giáo lại còn là sự thừa nhận con người, là sự an ủi, sự xoa dịu những mất mát, những thiếu hụt của đời sống hiện thực của con người, hơn thế nữa nó còn là sự phản kháng lại hiện thực ấy”[30, 215]. Bởi có những căn nguyên xã hội của sự giống nhau giữa lao động bị tha hóa và tôn giáo, vì thế mà C.Mác thường đưa ra sự so sánh để nói về tính tương đồng giữa lao động bị tha hóa và tôn giáo. “Tôn giáo là một sự tha hóa của con người, một sự tha hóa cả về đầu óc và trái tim”, tức là “tôn giáo là sự tự ý thức đã tha hóa của con người, tức thế giới quan lộn ngược, vì chính bản thân chúng là thế giới quan lộn ngược”[35, 569- 570]. Nói cách khác, chính con người sáng tạo ra Thượng đế theo hình ảnh của mình, để rồi không tự tìm lại được mình trong đó, họ cầu xin ở thần thánh những gì mà họ bất lực trước hiện thực chứ không phải thánh thần hay Thượng đế sáng tạo ra con người.

Trong tôn giáo, con người biến thế giới kinh nghiệm của mình thành một cái gì đó chỉ có trong tưởng tượng mà thôi. C.Mác viết “giống như thần thánh vốn lúc đầu không phải là nguyên nhân mà là kết quả của nhầm lẫn của lý trí con người”[35,142]. Và rồi con người càng hiến cho tôn giáo càng nhiều thì cái mà bản thân con người giữ lại được càng ít, con người càng trở lên mất lí trí, đần độn và phụ thuộc hoàn toàn vào tôn giáo, vào thần linh của họ. Sau này, trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” C.Mác một lần nữa khẳng định lại: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm đươc bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa.

Tức là, đối với C.Mác, tôn giáo là sản phẩm của con người, là sản phẩm của sự tưởng tượng đầu óc con người rồi sản phẩm đó lại thuộc về một thực thể khác, thuộc về Thượng đế, thần linh hay ma quỷ và trở lên xa lạ, đối lập, thống trị lại con người.

Tóm lại, tôn giáo là sự tha hóa của nhận thức con người về thế giới hay nói chính xác, tôn giáo là tự ý thức đã bị tha hóa của con người. Nhưng sự tha hóa của tôn giáo khác ở chỗ, cái “ khách thể” mà chính con người tạo ra đó ngoài việc trở lên xa lạ, thống trị họ nó còn là biểu hiện của sự phản kháng lại, sự tác động trở lại hiện thực. Điều này được Mác diễn tả trong câu nói bất hủ của ông: “Sự khốn cùng của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự khốn cùng hiện thực, vừa là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng hiện thực ấy” [41, 131] hay “tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của trật tự không có tinh thần, tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [34, 570].

Nói tóm lại, toàn bộ các luận điểm của C.Mác, Ph.Ănghen về tôn giáo giải đáp cho chúng ta ba câu hỏi lớn: Tôn giáo là gì? Tôn giáo phản ánh cái gì? Và phản ánh như thế nào?

- Thứ nhất, Tôn giáo là gì? Tôn giáo là cái phản ánh, nghĩa là nó cũng là một trong những hình thái của ý thức xã hội, nó ra đời, tồn tại, biến đổi phụ thuộc vào tồn tại xã hội.

- Thứ hai, Tôn giáo phản ánh cái gì? Giống như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo phản ánh tồn tại xã hội, chủ yếu tập trung vào phản ánh sức mạnh tự nhiên và sức mạnh xã hội mà con người bất lực trước nó.

- Thứ ba, Tôn giáo phản ánh như thế nào? Tôn giáo phản ánh hiện thực khách quan một cách hư ảo, sai lệch, méo mó, ở đó sức mạnh tự nhiên biến thành sức mạnh siêu tự nhiên.

Vào những năm đầu thập kỷ 40 của thế kỷ XIX, trên diễn đàn tư tưởng Đức, vấn đề tôn giáo và phê phán tôn giáo được bàn luận sôi nổi. C.Mác và Ph.ăngghen cũng đề cập đến vấn đề này, sự suy nghĩ của hai ông về vấn đề tôn giáo là một bộ phận trong quá trình tìm tòi khám phá những quy luật của đời sống hiện thực và cũng là một bộ phận của sự nghiệp giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động, bởi vì nhiệm vụ chính của hai ông là nghiên cứu sự vận động xã hội hiện thực ở Đức và các nước tư bản chủ nghĩa Châu Âu để tìm ra con đường giải phóng giai cấp công nhân và nhân dân lao động thoát khỏi sự áp bức bóc lột đầy đau khổ của các xã hội hiện thực đó, trong đó có sự áp bức về tinh thần mà tôn giáo là một nguyên nhân cơ bản. Vì thế, vấn

Một phần của tài liệu Quan điểm của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác về tôn giáo. Ý nghĩa của nó trong thời đại ngày nay (Trang 32 - 65)