rau quả toàn cầu
Trong những năm qua, theo FAO số lượng nhập khẩu rau tươi trên thế giới tăng bình quân 1.8%/ năm. Những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm. Với tốc độ này thì đến năm 2010 lượng rau quả tren toàn thế giới sẽ khoảng 17 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước thuộc EU: Pháp, Đức, anh, Canada, Hồng Koong, Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ nhập khoảng 1.200 tấn mỗi năm.
Thị trường trái cây thế giới được chia thành: thị trường quả nhiệt đới, thị trường quả có múi và thị trường chuối, dứa là loại quả được giao dịch nhiều nhất nhưng xoài lại là loại quả có tốc độ tăng trường nhập khẩu cao nhất trong năm tới. Theo dự báo của FAO, thì thị trường nhiệt đới sẽ tăng nhanh nhất với nhu cầu cao và tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 8%. Nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn( năm 2010), trong đó 2 khu vực EU và Mỹ chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu nhiệt đới.
Thông thường trong xuất khẩu các nông sản chế biến luôn được xem là có giá trị hơn so với các sản phẩm chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu.Tuy nhiên đối với rau quả thì có sự khác biệt trong phương diện này,Rau quả đặc biệt là trái cây tươi sẽ cung cấp giá trị dinh dưỡng nhiều hơn nếu nó tiêu dùng ở dạng tươi với điều kiện đảm
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Gần đây, xu hướng tiêu dùng rau quả ở các nước phát triển là gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm tươi,Vì vậy mà rau quả tươi có giá trị cao hơn rất nhiều so với rau quả chế biến
Mặt khác, các nước đang phát triển khó có thể cạnh tranh về chất lượng đối với sản phẩm rau quả chế biến của các nước phát triển. Xuất khẩu rau quả chế biến qua các nước phát triển luôn gặp phải những khó khăn về hàng rào thuế quan, khả năng cạnh tranh với quy mô lớn
Những nguyên nhân này đã tạo điều kiện cho rau quả tươi ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu rau quả thế giới