Nguyên nhân của những tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.DOC (Trang 49)

a. Nguyên nhân từ phía công ty

Thứ nhất, công ty quan tâm tới hoạt động nghiên cứu, dự báo và tổ chức thị trường nói chung và thị trường xuất khẩu rau quả nói riêng nhiều nhưng chưa có sự đầu tư thỏa đáng. Công ty chưa có phòng ban hay cán bộ chuyên trách về mảng nghiên cứu thị trường, mà thường phân tán nhân lực cho hoạt động bán hàng nội địa, mà chưa tập trung vào việc thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu, bởi vậy thông tin thu thập được về thị trường hoặc là không có trọng điểm, hoặc là chậm được xử lý, nên thường vạch ra các kế hoạch thường trong ngắn hạn, nhiều khi có những quyết định theo cảm tính, hiệu quả thực hiện không cao, gây lãng phí nguồn lực, Công ty chưa linh hoạt trong việc đối phó với những bất ổn xuất phát từ môi trường kinh doanh, khó để thâm nhập vào thị trường mới hoặc dễ bị mất thị trường

Thứ 2 là: Sức cạnh tranh của sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu về số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã, bao bì sản phẩm. Về chất lượng, một số sản phẩm rau quả xuất khẩu không đạt yêu cầu về độ đồng đều,về màu sắc, kích cỡ, độ tươi, độ chin của sản phẩm, về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đối với rau xuất khẩu, chất độc hại tồn đọng trong rau quả vượt quá tỷ lệ cho phép, mẫu mã bao bì sản phẩm đơn giản, chưa có các loại thùng, hộp chuyên dụng cho rau quả làm dễ bị bầm dập, thối nát, không đáp ứng kịp thị hiếu khách hàng. Các lô hàng xuất khẩu thường nhỏ, lẻ. Giá rau quả xuất khẩu đôi khi lai cao. Các sản phẩm của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung thường bị đánh giá thấp hơn so với các nước xuất khẩu khác như Thái Lan. So sánh giá dứa xuất khẩu của Việt Nam và Thái Lan cho thấy, giá dứa của Thái Lan thấp hơn nên cạnh tranh quyết liệt với sản phẩm của nước ta.Còn các sản phẩm qua chế biến thì do trình độ và công nghệ còn lạc hậu, không đồng bộ nên sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường khó tính( Mỹ, EU, Nga…) về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm

Nguyên nhân hạn chế khả năng về chất lượng, số lượng, giá cả rau quả xuất khẩu của ta là do:

- Sản xuất rau quả chưa thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ, manh mún, sản xuất mang tính tự phát, chưa tạo được mặt hàng phù hợp với nhu cầu thị trường; thiếu các vùng rau quả được quy hoạch tập trung có tỷ suất hàng hóa cao phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Do vậy, rất khó khăn khi tổ chức thu gom phục vụ chế biến, xuất khẩu; khó khăn khi áp dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất, nâng cao năng suất, hạ giá thành và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

- Giống rau quả chậm đổi mới, tình trạng giống thoái hóa không được thay thế là khá phổ biến,hạn chế chất lượng và năng suất sản phẩm.

- Đối với sản phẩm xuất khẩu, công nghệ sau thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng, trong khi đó hệ thống các nhà máy chế biến rau quả xuất khẩu hầu hế trong tình trạng lạc hậu, chậm đổi mới về kỹ thuật, năng suất, chất lượng thấp làm suy yếu khả năng cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Hệ thống bảo quản quả tươi chậm đầu tư. Công tác nghiên cứu khoa học nhằm tạo ra những sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba là: Năng lực tài chính, trình độ của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh rau quả xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Vốn lưu động chỉ đáp ứng trên dưới 30% nhu cầu kinh doanh. Công ty phải vay vốn chịu lãi suất cao, đẩy chi phí lên cao, ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, do thiếu vốn kinh doanh các doanh nghiệp không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất tập trung để dự trữ chế biến xuất khẩu, không đủ sức tiêu thụ với khối lượng lớn sản phẩm cho người sản xuất, nhất là các vùng sản xuất, đầu tư trước giống, phân bón, thuốc trừ sâu… cho người sản xuất, nhằm đảm bảo chất lượng rau quả xuất khẩu.Trình độ của đội ngũ nguồn nhân lực trong công ty đặc biệt trong lĩnh vực xuất khẩu còn hạn chế, trình độ tiếng Anh thấp, thiếu đội ngũ cán bộ xông xáo, dám nghĩ dám làm. Số lượng nhân viên phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường còn ít, chưa được đào tạo chuyên sâu về nghiên cứu thị trường nên nghiệp vụ không cao. Hơn nữa công ty chuyển từ một doanh nghiệp Nhà nước sang công ty cổ phần nên không thể tránh khỏi hạn chế về trình độ quản lý của đội ngũ lãnh đạo, tồn tại một số nề nếp cũ không phù hợp với sự năng động và công nghiệp của thi trường. Khả năng đàm phán và nhận biết về rủi ro chưa cao nên công việc của cán bộ này chủ yếu là theo dõi và thực hiện hợp đồng chứ chưa thực sự đi sâu vào tất cả nội dung của hoạt động mở rộng thị trường xuất khẩu. Điều này gây nên những hạn chế nhất định trong quá trình thực hiện mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty.

Thứ tư, sự liên kết lỏng lẻo của công ty và các công ty xuất khẩu rau quả trong nước, hầu hết các doanh nghiệp này đều hoạt động riêng lẻ, độc lập theo kiểu “ đèn nhà ai nhà nấy rạng” chứ chưa có sự liên kết chặt chẽ, chưa chủ động tìm tới nhau, hỗ trợ nhau, phối hợp với nhau để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau quả của từng công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung. Chính vì vậy mà trên thị trường thế giới sự có mặt của rau quả của công ty còn lẻ tẻ, dẫn đến việc ít có cơ hội để mở rộng thị trường.

b. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất chính sách xuất khẩu chưa hiệu quả.

Vai trò can thiệp của Nhà nước vào thị trường xuất khẩu rau quả thông qua hệ thống chính sách đã ban hành còn thiếu, chưa thực sụ phát huy tác dụng khuyến khích xuất khẩu rau quả.

Trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu nông sản, các chính sách đã ban hành bước đầu đã tạo nên khuôn khổ pháp lý mang tính hệ thống, tạo môi trường hoạt động để kinh doanh xuất khẩu đi vào quỹ đạo của quản lý pháp luật và theo các quy luật thị trường. Thành tựu về kinh doanh xuất khẩu nông sản thời gian qua là yếu tố quan trọng khẳng định hiệu quả của hệ thống chính sách đã ban hành. Tuy nhiên trong, lĩnh vực sản xuất-chế biến-lưu thông xuất khẩu rau quả. Nhà nước, các Bộ, ngành có liên quan chưa tạo lập được cơ chế quản lý và chính sách kinh tế thực sự khuyến khích đối với người kinh doanh rau quả nói chung, kinh doanh xuất khẩu rau quả nói riêng như chính sách đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu khoa học; đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch; chính sách khuyến khích về thuế; chính sách khuyến nông; chính sách bảo hiểm đối với lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả… Đồng thời, chưa có giải pháp đủ mạnh có tác dụng thúc đẩy tăn trưởng của xuất khẩu rau quả. Những chính sách đã ban hành chung trong lĩnh vực sản xuất-lưu thông xuất khẩu nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần đựơc bổ sung nhằm khuyến khích

nông sản vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh, cần được bổ sung nhằm khuyến khích xuất khẩu rau quả. Nhìn chung, trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu rau quả, chủ trương phát triển xuất khẩu chưa được quán triệt một cách thấu đáo.

Thủ tục hải quan đã tiến bộ nhưng vẫn còn rườm rà, phải trải qua nhiều công đoạn, nhiều cửa gây chậm trễ, lãng phí thời gian và gia tăng chi phí lưu kho, lưu bãi hàng hóa làm giảm sức cạnh tranh, mất cơ hội và khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu của công ty. Không chỉ ở Việt Nam mà trên một số thị trường nước ngoài, tình trạng này cũng đang tồn tại khiến cho công ty gặp khó khăn khi làm thủ tục nhập hàng vào thị trường đó.

Thứ hai, tổ chức xúc tiến thương mại của Chính phủ cũng như của các hiệp hội ngành hàng chưa phát triển mạnh. Sự giúp đỡ, liên kết của các tổ chức này đối với doanh nghiệp là rất hạn chế. Hoạt động xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp hầu như đều được tiến hành một cách độc lập,nhỏ lẻ, thiếu tính chuyên nghiệp và đồng bộ.Trang cung cấp thông tin của Cục xúc tiến thương mại Việt Nam chung chung không cập nhật, còn ít, ảnh hưởng tới công tác nghiên cứu thị trường , khả năng phán đoán biến động thị trường, không kịp phản ứng kịp với ôi trường kinh doanh, đặc biệt là đợt suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra khiến công ty rất bị động,lúng túng trong việc khắc phục ảnh hưởng bất lợi của suy thoái, hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm.Hơn nữa, lượng thông tin không đầy đủ, thiếu tính chi tiết không có giá trị giúp công ty lựa chọn ra thị trường mục tiêu thích hợp.

Hiện nay,Việt Nam chưa có trung tâm giới thiệu các mặt hàng rau quả tại các thị trường lớn, các hội chợ, triển lãm dành riêng cho hàng rau quả tổ chức trong nước còn ít ỏi, chưa đem lại lợi ích thiết thực cho công ty.

Thứ 3, Hỗ trợ tín dụng : Trong thời gian qua, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ tín dụng đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu rau quả như theo quyết định 178, chính phủ cho vay với lãi suất thấp hơn 0.2%/ tháng so với mức lãi suất cho vay xuất khẩu mà ngân hàng ap dụng, song trên thực tế việc vay vốn của các doanh nghiệp rất khó khăn và không được hưởng lãi suất vay ưu đãi do thủ tục vay vốn phức tạp.Hơn nữa,

doanh nghiệp ngoài quốc doanh it được tiếp cận nguồn tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ.Chỉ có các đơn vị trực tiếp xuất khẩu những mặt hàng thuộc diện được khuyến khích xuất khẩu mới được trợ cấp, còn lại đa số phải đi vay ở các ngân hàng thương mại để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình

Thứ 4, Chính sách đào tạo và phát triển nguồn lực phục vụ cho xuất khẩu của nhà nước chưa thực sự phù hợp. Chương trình đào tạo trong các trường đại học, cao đẳng mang đậm lý thuyết,chưa chú trọng tới tính thực tế.Do đó, sinh viên mới ra trường sẽ rất bỡ ngỡ với công việc thực tế vì chúng không đơn thuần như trong lý thuyết.

Thứ 5, Tình hình kinh tế thế giới đang rơi vào suy thoái

Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm 2007 tác động mạnh mẽ theo chiều hướng xấu với hầu hết các quốc gia, doanh nghiệp và công ty cổ phần xuất khẩu rau quả I cũng không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế.Cầu sản phẩm trên thị trường nước ngoài có dấu hiệu chững lại, cầu sản phẩm vật liệu xây dựng giảm làm cho việc tiêu thụ sản phẩm ở các quốc gia đều giảm sút, quy mô thị trường trong ngắn hạn bị thu hẹp gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường.

CHƯƠNG 3:

CÁC GIẢI PHÁP MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT KHẨU RAU QUẢ I 3.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới và triển vọng xuất khẩu của công

ty đến năm 2020

3.1.1 Dự báo thị trường rau quả thế giới đến năm 2020

3.1.1.1 .Xu hướng tăng tỷ trọng giao dịch rau quả tươi trong tổng giao dịch rau quả toàn cầu rau quả toàn cầu

Trong những năm qua, theo FAO số lượng nhập khẩu rau tươi trên thế giới tăng bình quân 1.8%/ năm. Những năm tới, nhu cầu rau quả trên thế giới sẽ tăng khoảng 5%/năm. Với tốc độ này thì đến năm 2010 lượng rau quả tren toàn thế giới sẽ khoảng 17 triệu tấn. Các nước nhập khẩu chủ yếu vẫn là các nước thuộc EU: Pháp, Đức, anh, Canada, Hồng Koong, Hoa Kỳ trong đó Hoa Kỳ nhập khoảng 1.200 tấn mỗi năm.

Thị trường trái cây thế giới được chia thành: thị trường quả nhiệt đới, thị trường quả có múi và thị trường chuối, dứa là loại quả được giao dịch nhiều nhất nhưng xoài lại là loại quả có tốc độ tăng trường nhập khẩu cao nhất trong năm tới. Theo dự báo của FAO, thì thị trường nhiệt đới sẽ tăng nhanh nhất với nhu cầu cao và tốc độ tăng trưởng toàn cầu là 8%. Nhập khẩu quả nhiệt đới toàn cầu sẽ đạt 4,3 triệu tấn( năm 2010), trong đó 2 khu vực EU và Mỹ chiếm 70% tổng lượng nhập khẩu nhiệt đới.

Thông thường trong xuất khẩu các nông sản chế biến luôn được xem là có giá trị hơn so với các sản phẩm chưa qua chế biến vì nó làm tăng giá trị gia tăng của sản phẩm và lợi nhuận xuất khẩu.Tuy nhiên đối với rau quả thì có sự khác biệt trong phương diện này,Rau quả đặc biệt là trái cây tươi sẽ cung cấp giá trị dinh dưỡng nhiều hơn nếu nó tiêu dùng ở dạng tươi với điều kiện đảm

bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.Gần đây, xu hướng tiêu dùng rau quả ở các nước phát triển là gia tăng nhu cầu đối với sản phẩm tươi,Vì vậy mà rau quả tươi có giá trị cao hơn rất nhiều so với rau quả chế biến (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, các nước đang phát triển khó có thể cạnh tranh về chất lượng đối với sản phẩm rau quả chế biến của các nước phát triển. Xuất khẩu rau quả chế biến qua các nước phát triển luôn gặp phải những khó khăn về hàng rào thuế quan, khả năng cạnh tranh với quy mô lớn

Những nguyên nhân này đã tạo điều kiện cho rau quả tươi ngày càng chiếm ưu thế trong hoạt động xuất khẩu rau quả thế giới

3.1.1.2 Xu hướng tăng cường các biện pháp bảo hộ

Hiện nay,tự do hóa thương mại ngày càng phát triển, các tổ chức liên kết kinh tế, chính trị ngày một tăng, dần dỡ bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, tuy nhiên làm cho các nước phát triển tăng cường sử dụng các biện pháp bảo hộ tinh vi hơn đó là việc tăng cường quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường ví dụ như:

Kể từ 19-11, Indonesia sẽ chính thức áp dụng quy định mới về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSTTP) đối với mặt hàng rau quả xuất khẩu vào nước này. Theo đó, các lô hàng thực phẩm tươi sống có nguồn gốc thực vật xuất khẩu sang Indonesia phải kèm theo chứng nhận VSATTP hoặc giấy chứng nhận phân tích do cơ quan có thẩm quyền cấp và tờ khai thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất tự kê khai.

Chính phủ Indonesia vừa ra một quy định mới áp dụng từ ngày 18-8-2009 yêu cầu các nhà xuất khẩu trái cây, rau quả sang Indonesia phải có giấy chứng nhận phân tích an toàn vệ sinh thực phẩm (CoA) do cơ quan kiểm dịch cấp

Biện pháp SPS (Kiểm dịch vệ sinh động thực vật) là những quy định do chính phủ EU đề ra nhằm bảo vệ sức khỏe động thực vật, bảo vệ con người trước những rủi ro nhất định về an toàn thực phẩm và các căn bệnh lây nhiễm

qua động thực vật. Hiệp định SPS quy định các quốc gia thành viên của WTO có thể áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tự bảo vệ trước những rủi ro được liệt kê trong Hiệp định nhưng đi kèm với một số điều kiện nhất định để đảm bảo các biện pháp là chính đáng, áp dụng một cách minh bạch và không phân biệt đối xử. Các mặt hàng xuất khẩu phải tuân thủ các quy định SPS của EU gồm: Thủy sản đánh bắt và nuôi trồng; sản phẩm từ thực vật như gạo, hồ tiêu, cà phê, chè, hạt nhân, tiêu rau quả tươi; thực phẩm chế biến; sản phẩm từ

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu rau quả của công ty cổ phần xuất nhập khẩu rau quả I.DOC (Trang 49)