Việt Nam là một nước nông nghiệp, đông dân, có khí hậu nhiệt đới gió mùa, trải dài trên nhiều vĩ độ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi có nhiều nền kinh tế phát triển năng động và phải chịu nhiều tai biến thiên nhiên xảy ra hàng năm. Để tồn tại và phát triển bền vững, Việt Nam phải đẩy mạnh công tác phát triển nguồn nhân lực, đưa nhanh các tiến bộ khoa học và công nghệ vào cuộc sống, quy hoạch và quản lý tốt tài nguyên và môi trường. Do vây, ở Việt Nam trong những năm gần đây, việc nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý tài nguyên và môi trường bằng hệ thông tin địa lý đã trở thành mối quan tâm lớn cuả các nhà khoa học và các cấp quản lý.
Ở quy mồ quốc gia, từ 1995 đến 1998, công nghệ GIS đã được sử dụng để xây dựng Atlas quốc gia về hiện trạng tài nguyên và môi trường Việt Nam với sự tham gia của nhiều bộ, ngành và nhiều tỉnh thành trong cả nước (Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 2000). Đó là cơ sở dữ liệu GIS quốc gia đầu tiên ở khuôn dạng Mapinfo có giá trị sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là phải tiếp tục nghiên cứu khai thác, bổ sung và cập nhật cơ sở dữ liệu đó bằng cách tích hợp công nghệ viễn thám với công nghệ GIS (Trần Công Yên, 1999).
Cục Môi trường đã hoàn thành Atlas môi trường các vùng Việt Nam năm 2001.
Cùng năm đó, Chương trình nghiên cứu quốc gia “Hạ tầng địa không gian hỗ trợ các khoa học trái đấĩ của Việt Nam, khu vực châu Á và thế giới” đã được triển khai với sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam. Mục tiêu của chương trình là nghiên cứu và để xuất các giải pháp và công nghệ để phát triển hạ tầng địa không gian khu vực châu Á và thế giới cung cấp đủ dữ liệu và thông tin cho các yêu cầu của người sử dụng ở Việt Nam cũng như các dự án hợp tác và các khoa học trái đất ỏ' khu vực châu Á và thế giới (Cac and Lien 2005).
Năm 2003, Hội đồng tài nguyên nước Quốc gia với sự tài trợ của Ngân hàng á châu và Đại sứ quán Hà Lan, đã hoàn thành Atlas tài nguyên nước Việt Nam.
Gần đây, Việt Nam đã xúc tiến xây dựng CSDL quốc gia về hiện trạng môi trường biển với sự trợ giúp của Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP).
ở cấp tỉnh, đã có các nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý đất đai cho các tỉnh miền núi như Lâm Đồng, Bắc Kạn, Thái Nguyên trong khuôn khổ đề án hợp tác giữa Viện Địa lý và Viện ORSTOM của Pháp (Nguyễn Trần Cầu, 1998; Nguyễn Thị cẩm Vân, 2000).
Nguyễn Đình Dương và nnk (1999) đã xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch phát triên thành phố Hạ Long và vùng lán cận. Giap et aỉ. (2003) đã xây dựng CSDL ao thủy vực phục vụ nuôi trổng thủy sản ở Đại Từ, Thái Nguyên Irên cơ sở ứng dụng viễn thám và GIS. An and Son (2004) đã nghiên cứu xây dựng CSDL GIS cho nuôi trổng thủy sản ở Đồng bằng sồng Mê kông.
Ngày nay, một số các sở ở cấp tỉnh đã bắt đầu sử dụng công nghệ GIS. Một số thành phố hay thị xã đã phát triển GIS cho hành chính công. GIS thành phố như của thành phố Biên Hòa bao gồm 16 CSDL địa lý của 16 cơ quan chính phủ như nhà, đất đai, quy hoạch, giao thông, liên lạc, cấp điện, cấp nước, thoát nước, môi trường, dân số, thương mại và dịch vụ, công nghiệp, tôn giáo, giáo dục, y tế, văn hóa. Các dữ liệu đó được chia sẻ giữa các cơ quan qua mạng dữ liệu.
Với cúc tổ chức nhà nước làm bản đồ nền, khu vực tư nhân đã đang thu thập dữ liệu kinh tế xã hội để xây dự CSDL địa lý cho các tỉnh. Sự sẵn có dữ liệu vẫn là vấn để với các tổ chức tư nhân. Nhu cầu sử dụns GIS ở Việt Nam đang gia tăng - cả ở khu vực công và tư nhân. Một cơ sở hạ tầng khôno oịan quốc gia vẫn chưa được tạo ra. Một trong các nguyên nhân là thiếu các tiêu
chuẩn quốc gia. Chính phủ Việt Nam đã ban hành sắc lệnh về phổ biến dữ liệu không gian theo đó tất cả dữ liệu không gian do các cơ quan chính phủ quản lý và phổ biến có giới hạn. Các CSDL địa lý cho các tỉnh như một phần của hạ tầng dữ liệu cấp tỉnh và tạo thuận lợi cho hành chính đã được một số công ty Việt Nam thiết kế với kích thước không lớn và tương thích với những cái khác ở quy mô lớn hơn (Mishra, 2007).
Thực tế cho thấy việc xây dựng CSDL địa lý TNMT ở cấp huyện ở Việt Nam chưa được chú trọng triển khai do những hạn chế về nguồn lực, thiếu sự quan tâm, đầu tư ảnh hưởng đến hiệu qủa giáo dục, quy hoạch, quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện. Điều này cần phải được quan tâm khắc phục bằng sự nỗ lực của các nhà khoa học và quản lý.
Tóm lại, việc xây dựng CSDL địa lý phục vụ quy hoạch và quản lý tài nguyên môi trường ở các cấp khác nhau đã, đang và sẽ tiếp tục là mối quan tám lớn của các nhà khoa học, công nghệ, các nhà quản lý trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong nửa cuối của thế kỷ 20, công tác này đã đạt được những tiến bộ lớn. Tuy nhiên, trong thế kỷ 21, việc xây dựng CSDL địa lý, đặc biệt đến cấp huyện, xã cần phải được đẩy mạnh hơn nữa nhằm góp phần đạt được những mục tiêu xóa đói, giảm nghèo phát triển bền vững ở tất cả các quốc gia, vùng miền trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu toàn cầu.
Các chương tiếp theo để cập đến việc thiết lập quy trình xây dựng CSDL địa lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện trong điều kiện Việt Nam hiện nay và thử nghiệm ở huyện Ba Vì, Hà Tây.
Chương 2
Q UY TRÌNH X Â Y DỤNG c ơ SỞ DỮ L IỆ U ĐỊA L Ý TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Ở CÂP HUYỆN
Việc xây dựng CSDL địa lý phục vụ giáo dục, quy hoạch và quản lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện ở Việt Nam hiện nay cũng như trong tương lai cần phải được đẩy mạnh dựa trên những hiểu biết về cấu trúc dữ liệu và CSDL, phần cứng, phần mềm và phải được tiến hành theo các bước cụ thể. Chương này đề cập đến các chủ đề đó.