Ba Vì có 31 xã và một thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 42.80437ha, dân số gần 25 vạn người. Trong những năm qua kinh tế của huyện đã có những bước phát triển khá, đời sống của nhân dân đã được nâng lên, cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, bệnh xá.,.đã được đầu tư xây dựng và phát triển.
* Dân số, lao động và việc làm
- Dán số:
Theo số liệu thống kê đến 31/12/2001, dân số toàn huyện ỉà 245919
người với 53907 hộ. Trong đó nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm 92% , còn nhân khẩu phi nông nghiệp chỉ chiếm 8%. Mật độ dân số trung bình là 572 người/km2 (mật độ trung bình của tỉnh là 1112 người/km2) phân bố khổng đồng đều giữa các xã trong huyện. Xã có mật độ dân số thấp nhất là xã Ba Vì 69 người/km2 và cao nhất là xã Tản Hổng 1331 người/km2, riêng thị trấn Tây Đằng có mật độ là 1019 người/km2.
Do phong trào thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tỷ lệ sinh hàng năm giảm dần từ 0.5% đến 0.7% . Tỷ lệ tăng dân số hàng năm ở mức 1.1 đến 1.2%.
- Lao động và việc làm:
Tổng số người trong độ tuổi lao động toàn huyện năm 2001 là 1 18596 người, còn số người mất khả năng lao động là 1186 người. Ngoài ra số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế vẫn có tham gia vào sản xuất là 15773 người. Nhìn chung sự phân bổ lao động tham gia vào các lĩnh vực kinh tế trong huyện chưa thực sự hợp lý. Số lao động làm việc trong các ngành nông, lâm nshiệp là chủ yếu chiếm 89% số lao động của cá huyện, còn lại là số lao độns tham ơia vào các neành sản xuất khác. Đặc biệt trong sản suất nông nghiệp do
tính chất thời vụ đã tạo nên tình trạng thiếu việc làm lúc nông nhàn, nãng suất lao động thấp.
Theo số liệu điều tra hàng năm hiện tại huyện có khoảng 2% lao động thường xuyên không có việc làm và khoảng 30% lao động nông nghiệp nhàn rỗi. Những năm gần đây sức ép về việc làm đối với lao động khá lớn nhưng cũng chỉ giải quyết thêm việc làm cho lao động khoảng3000 đến 4000 người bằng các nguồn vốn cho vay và hộp đổng ngắn hạn, mở rộng các loại hình kinh doanh. Tinh trạng không có, hoặc thiếu việc làm đối với thanh niên, học sinh mới ra trường cũng như lực lượng nông nhàn vẫn là vấn đề bức xúc cần giải quyết. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trổng, mùa vụ, vật nuôi đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, đu lịch là vấn đề quan trọng để giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời, để đáp úng được nhu cầu phát triển kinh tế của huyện thì việc đào tạo nâng cao chất lượng, trình độ lao động là vấn đề cần được quan tâm để đáp ứng cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa trong tương lai.
* C ơ sở hạ tầng
- Giao thông:
Mạng lưới giao thông của huyện tương đối hoàn thiện bao gồm 16km đường quốc lộ 32 nối liền thủ đô với các tỉnh phía Tây Bấc. Hệ thống các tuyến đường tỉnh lộ, đường liên huyện, liên xã đan xen rộng khắp khá thuận lợi. Tuy nhiên, chất lượng đường còn chưa tốt do đường còn hẹp và mới có 10% đường được dải nhựa, một số nơi vẫn còn tình trạng lấn chiếm lòng lề đường để mở các dịch vụ buôn bán hoặc xây dựng nhỏ,
Toàn huyện có 62 xe ô tô vận tải và hành khách, 485 máy công nông. 225 thuyền máy và nhiều phương tiện vận chuyển khác. Ngoài ra sông Hồng, sông Đà cũnơ là tuyến giao thông đường thủy vận chuyển hàng hóa. giao lưu với các vùng xung quanh rất tiện lợi.
Nhìn chung mạng lưới giao thông và các phương tiện vận chuyển của huyện đã đáp ứng được nhu cầu đi lại và vận chuyên hàng hóa. Tuy nhiên để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện đến nãm 2010 thì ngành giao thông của huyện cần có những dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo. mở rộng và làm mới các tuyến đường nhằm nâng cao hiệu quả, giảm cước phí tạo điều kiện cho vận chuyển hàng hóa và giao lưu buôn bán, đi lại của nhân dân giữa các vùng.
-Thủy lợi:
Qua nhiều nãm đầu tư xây dựng cho đến nay huyện đã có một hệ thống kênh mương hồ, đập tương đối hoàn chỉnh tưới tiêu chủ động cho phần lớn đất canh tác nhất là các vùng trọng điểm lúa nước của huyện. Hàng năm tưới chủ động cho 6500 ha, tiêu chủ động cho 35000 ha. Hiện có 5142 km kênh mương chính gồm 52.8 km kênh mương cấp I, 51.4 km kênh mương cấp II và 400 km kênh mương cấp in
Huyện Ba Vì có 72 trạm bơm, trong đó có 7 trạm bơm tiêu, 65 trạm bơm tưới. Toàn huyện có 35.20 km đê (26.60 km trên sông Hồng, 9.6 kim trên sông Đà ) được tu bổ hàng năm để bảo vệ và phòng chống lụt bão. Tính đến hết năm 2001 toàn huyện đã củng cố được 110 km kênh mương và nhiều hồ đập được tu bổ cải tạo nâng cao chất lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của nhân dân. Hàng năm vốn đầu tư cho thủy lợi chiếm 22% tổng mức đầu tư cho các công trình.
Nhìn chung, hệ thống kênh mương của huyện đã đáp ứng được cơ bản yêu cầu tưới tiêu trong sản xuất. Tuy nhiên, nhiều tuyến kênh mương, trạm bơm chưa phát huy hết công suất. Để thực hiện chương trình cứng hóa hệ thống kênh mương đến năm 2005 của huyện song song với việc lập quỵ hoach. kế hoạch sử dụng đất cần phải phát triển hệ thống thủy lợi nhằm sử dụng hiệu quả các cônơ trình hiện có. Khai thác tốt hệ thống kénh mươns, mở rộng diện tích tưới tiêu và diện tích 2Íeo trổns đo cứng hóa kênh mươnc đem lại.
- Thông tin liên lạc
Hệ thống thồng tin liên lạc cũng được huyện đầu tư nên hiện nay cũng đã tương đối hoàn chỉnh. Hệ thống bưu chính viễn thông của huyện đang phát triển với tốc độ mạnh. Tính đến nay toàn huyện đã có 8 bưu cục, 27 trạm bưu điện vãn hóa xã. Bình quân có 1.7 máy điện thoại/ 100 dân
- Điện
Theo số liệu thống kê của ngành điện, năm 2001 toàn huyện có 205 trạm biến thế, 216 máy với tổng công suất là 45 triệu kw với 250km đường dây cao thế, 10 lưới điện đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh từ huyện đến các hộ gia đình bằng nguồn vốn tự có, sự hỗ trợ của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Tuy nhiên hiện nay số trạm biến thế và đường dây sử dụng đã lâu năm đang bị xuống cấp cần phải được đầu tư, cải tạo, nâng cấp trong những năm tới. Mặt khác do nhu cầu sử dụng điện của nhân dán ngày càng tăng các đường dây tải điện cũng cần phải thay mới hoặc cải tạo nâng cấp mới đủ điều kiện truyền tải điện phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân.
- Hệ thống cung cấp nước sạch
Việc cung cấp nước sạch cho nhân dân là hết sức cần thiết và quan trọng nhưng điều kiện kinh phí có hạn nên hiện nay mới chỉ có một hệ thống cấp nước nhỏ ở khu vực phố Vặt của xã Vật Lại và huyện dự kiến xây dựng mới một nhà máy cung cấp nước sạch ở thị trấn Tây Đằng. Trong những năm tới cần khai thác nhiều giếng khoan sâu 50 đến 100 m và xây dựng hệ thống đường ống dẫn nước phục vụ cho các cụm dân cư.
* Văn h óa g iáo d ạc
Toàn huyện có 34 trường mầm non, 36 trường tiểu học, 34 trường trung học cơ sở 5 trường trung học phổ thông, một trường dán tộc nội trú. Hiện nay toàn huyện đã đạt phố cập giáo dục tiểu học và xóa mù chữ.
Hệ thống cơ sở y tê đã phát triển hầu hết ở các xã, thị trấn đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân về phòng khám và chữa bệnh. Tất cả 32 xã, thị trấn đều có y, bác sỹ phục vụ chăm lo sức khỏe cho nhân dân, các trang thiết bị ở cơ sở ngày càng được quan tâm đầu tư và nâng cấp. Bệnh viện trung tâm đã có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, cơ sở vật chất đang từng bước được nâng cấp, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Song vấn đề chất thải của bệnh viện cho đến nay chưa được xử lý. Đây là vấn đề nổi cộm hiện nay của ngành y tế huyện Ba Vì.
* Tài nguyên nhãn văn
- Các di tích lịch sử văn hóa
Xung quanh Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh mà điển hình là đình Tây Đằng (Bắc cung), đền Và - Sơn Tây (Đông cung), đền Bố Tản Lĩnh (Nam cung), đền La Phù - Phú Thọ (Tây cung), lăng Ngô Quyền ở Sơn Tây.
Đến năm 1998 Ba Vì có 23 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng với mật độ di tích là 24 km 2/l di tích phân bố đều khắp ở cả 3 vùng của huyện. Những di tích này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi của các bậc tiền bối, các danh nhán từ thời Vua Hùng dựng nước. Nhiều di tích tầm cỡ Quốc gia như đình Tây Đằng, đình Chu Quyến. Văn hoá tám linh có các đền : đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, chùa Bố, đền Đá Đen...
- Lễ hội truyền thống
Ba Vì có nhiều lễ hội và phong tục độc đáo của dán tộc Dao (tết nhảy), tục cưới hỏi, tục uống rượu cần của người Mường, người Dao, văn hoá dán tộc cồng chiêng, múa sạp, ném còn của người Mường. Đó là những tài nguyên văn hoá ngàn đời xưa còn ghi đậm lịch sử phát triển người dân Ba Vì, của người Việt cổ nước Văn Lang.
Phân tích tiềm năng du lịch của Ba Vì cho thấv các điều kiện về vị trí địa lý địa hình, đất đai, tài nguyên, khí hậu. giao thông đều rất thuận lợi cho phát triển du lịch môi trườns sinh thái, thu hút du khách. Bốn cạnh đó tài
nguyên nhân văn phong phú đa dạng đã tạo nên lợi thế quan trọng trong phát triển các loại hình du lịch chữa bệnh, du lịch tâm linh...
Phần tiếp theo đề cập đến kết quả xây dựng CSDL địa lý phục vụ giáo dục, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở huyện Ba