Việt Nam có 8 vùng kinh tế (Hình 2.1), trong đó về hành chính, có các tỉnh, huyện và xã. Huyện là đơn vị hành chính trung gian khá phổ biến trực thuộc tỉnh và dưới huyện là các xã.
Như đã trình bày ở Chương 1. CSDL địa lý là cơ sở dữ liệu có quy chiếu địa lý. Đó là một cách biểu diễn thế giới thực bằng máy tính. CSDL địa lý ở quy mô cấp huyện được xem như là một sự biểu diễn, một mô hình về huyện với sự trợ giúp của máy tính, cụ thể là GIS -một hệ thống máy tính có định hướng địa lý.
Với mục đích phục vụ công tác giáo dục, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, CSDL địa lý ở cấp huyện được cấu trúc theo lớp bao gồm cả dữ liệu không gian và thuộc tính được tổ chức thành các lớp dữ liệu bản đồ nền như dữ liệu thủy văn, giao thông, địa hình, địa giới tỉnh, huyện, xã... và các dữ liệu chuyên đề như dữ liệu địa chất, địa mạo, khí hậu, thổ nhưỡng, thực vật, giáo dục, du lịch... Với mô hình quan hệ, các bảng thuộc tính đối tượng có thể được kết nối, bổ sung, cập nhật, hỏi đáp một cách dễ dàng, hiệu quả.
Xây dựng CSDL địa lý TNMT đòi hỏi thu thập, chuẩn hóa, biến đổi, cập nhật và lưu trữ dữ liệu. CSDL được xây dựng bàng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Dữ liệu để xây dựng CSDL địa lý tài nguyên và môi trường ở cấp huyện bao gồm:
• dữ liệu bản đồ, • dữ liệu bảng,
• dữ liệu ảnh viễn thám, và • dữ liệu ảnh mặt đất.
Các dữ liệu đó có thể ở dạng số hay tương tự. Các dữ liệu chuyên đề chính là kinh tế, xã hội và môi trường như dữ liệu liên quan đến công nghiệp nông nghiệp, du lịch, dân số, giáo dục, rừng, đa dạng sinh học, nước .... Các tiêu chuẩn chính để chọn dữ liệu vệ tinh là ngày thu nhận ảnh, điều kiện thời tiết (độ che phủ máy) trong thời gian thu nhận ảnh, độ phân giải phổ, độ phân dải không gian, diện phủ (Hình 2.2) của ảnh và giá thành.
n flu
.Vi jd
HI n.
m
l?flm
Hình 2.2 So sánh độ phân giải không gian và diện phủ của ảnh SPOT và Landsat
Điều quan trọng là CSDL địa lý ở cấp huyện phải bao gồm các dữ liệu ở tỷ lệ và độ phân giải thích hợp sao cho đễ đọc, dễ hiểu và dễ phân tích. Do vậy, tỷ lệ bản đồ thích hợp là 1:50000-1:25000 tùy thuộc vào quy mô diện tích của từng huyện và các ứng dụng cụ thể. Các loại ảnh vệ tinh thích hợp cho nghiên cứu TNM T ở cấp huyện là Landsat TM, ETM +, A STER trong khi cho cấp xã là IKONOS, QUIKBERD (Bảng 2.1)
Bảng 2.1 Chọn ảnh vệ tinh cho nghiên cứu TNM T
Cấp Tỷ lệ nghiên cứu Loại ảnh có thể sử dụng
Vùng 1:1000000-1:500000 MODIS, GLI
Tỉnh 1:100000-1:50000 Landsat, SPOT
Huyện 1:50000-1:25000 Landsat, SPOT
Xã 1:10000-1:2500 IKONOS, QuickBird
Để quản ]ý tài nguyên và môi trường, mỗi huyện ở Việt Nam đều có các phòng ban liên quan như Phòng Thống kê, Phòns Tài ngu vén và Môi trường
Phòng Giao thông,...và dưới xã có các cán bộ phụ trách. Như vậy, về nguyên tắc, dữ liệu địa lý tài nguyên và môi trường ở mỗi huyện có thể được thu thập, lưu trữ và sử dụng cả ở tỉnh, huyện và xã. Tuy nhiên, dữ liệu địa lý ở cấp huyện hiện còn thiếu về chuyên đề, diện phủ, không cập nhật, tản mát, mức độ số hóa thấp. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải làm sao tập hợp lại, bổ sung, và cập nhật các dữ liệu đó. Phần tiếp theo đề cập đến các yêu cầu về phần cứng và phần mềm dùng để xây dựng CSDL địa lý cho cấp huyện.