CHẤT, KĨ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CHO HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
Giải pháp về công tác cán bộ
Có thể nói, trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã quan tâm, chú trọng công cuộc cải cách tư pháp, trong đó có đề cập đến công tác cán bộ trong lĩnh vực tư pháp nói chung và cán bộ được giao làm nhiệm vụ "Người tiến hành tố tụng" nói riêng, điều đó được thể hiện rõ trong các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu về công tác cán bộ mà Đảng và Nhà nước đặt ra là phải tăng cường rèn luyện ý thức chính trị và phẩm chất đạo đức, nâng cao trình độ pháp lý và chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng lương tâm và trách nhiệm. Nhận định về những ưu, khuyết điểm trong công tác cán bộ, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị đã đánh giá như sau: "Phần lớn các cán bộ làm công tác tư pháp giữ vững phẩm chất chính trị, có tinh thần trách nhiệm và hoàn thành nhiệm vụ, nhiều đồng chí đã tận tụy với công việc, có những trường hợp đã hy sinh cả tính mạng trong cuộc đấu tranh chống tội phạm" [7]. Tuy nhiên, Nghị quyết cũng đánh giá:
Công tác cán bộ của các cơ quan tư pháp chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình hiện nay. Đội ngũ cán bộ tư pháp còn thiếu về số lượng, yếu về trình độ và năng lực nghiệp vụ, một bộ phận tiêu cực, thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, sa sút về phẩm chất
đạo đức. Đây là vẫn đề nghiêm trọng làm ảnh hưởng tới kỷ cương, pháp luật, giảm hiệu lực của nộ máy nhà nước [7].
Quán triệt và thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về công tác cán bộ, trong những năm qua công tác cán bộ trong lĩnh vực tư pháp đã có nhiều cố gắng trong việc quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ và tăng cường công tác rèn luyện về phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ trong lĩnh vực tư pháp. Nghiêm túc đánh giá thấy rằng tuy trình độ của đa số cán bộ được nâng lên hơn trước nhưng năng lực vận dụng vào thực tế và chất lượng của đội ngũ cán bộ chưa theo kịp được yêu cầu, vẫn còn một số cán bộ chưa tự giác học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về mọi mặt... Nhìn chung đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực tư pháp hiện nay tuy được tăng cường về số lượng nhưng chưa ngang tầm với yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp hiện nay. Vừa có tình trạng thừa cán bộ năng lực không đáp ứng yêu cầu, lại thiếu những cán bộ có năng lực chuyên môn nghiệp vụ cao, tình trạng hẫng hụt cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi ở các cấp kiểm sát vẫn đang tồn tại.
Để đáp ứng với yêu cầu của tình hình mới hiện nay là nâng cao hơn nữa chất lượng công tác thực thi pháp luật trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự theo chúng tôi công tác cán bộ trong thời gian tới tiếp tục thực hiện tốt các nội dung sau:
Thứ nhất, người cán bộ được giao nhiệm vụ là "Người tiến hành tố
tụng" phải không ngừng rèn luyện ý thức chính trị. Rèn luyện ý thức chính trị tức là đòi hỏi người cán bộ phải luôn luôn nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm nói chung và trong công tác khởi tố vụ án hình sự nói riêng, bên cạnh đó phải quán triệt đầy đủ những chủ trương của cấp ủy Đảng về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để hướng việc thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng và chống tội phạm nhằm phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Việc rèn luyện ý thức chính trị phải luôn đi đôi với việc rèn luyện phẩm chất đạo
đức của người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp theo như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng và khiêm tốn". Việc xa rời rèn luyện phẩm chất chính trị và đạo đức của người cán bộ sẽ dễ bị lợi ích vật chất, tinh thần cám dỗ và đi đến vi phạm pháp luật.
Thứ hai, người cán bộ hoạt động trong lĩnh vực tư pháp phải không
ngừng học tập nâng cao trình độ pháp lý và trau dồi các nghiệp vụ chuyên môn để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Muốn vậy, mỗi cán bộ phải ra sức học tập, nghiên cứu, tự nâng cao trình độ về mọi mặt, nắm vững chức năng, nhiệm vụ và các thao tác nghiệp vụ được quy định trong các quy chế nghiệp vụ.
Để thực hiện tốt mục tiêu nêu trên, các cơ quan tiến hành tố tụng cần thực hiện một số giải pháp sau:
Một là, xây dựng quy hoạch dài hạn về công tác cán bộ, trong đó có
nội dung qui hoạch về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong các Cơ quan tiến hành tố tụng.
Hai là, xây dựng kế hoạch định kỳ đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
chuyên môn cho các cán bộ trong các cơ quan tiến hành tố tụng, nhất là cán bộ làm công tác khởi tố - điều tra vụ án hình sự và cán bộ được giao kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án hình sự
Thứ ba, trong xây dựng đội ngũ cán bộ trong các Cơ quan tiến hành tố
tụng phải đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn hóa cán bộ, bảo đảm đủ về số lượng và chất lượng cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Thứ tư, Chỉ đạo các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ của các
ngành trong lính vực tư pháp xây dựng nội dung chương trình giảng dạy theo hướng tập trung đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hiện nhiệm vụ khởi tố vụ án hình sự, kỹ năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp (ví dụ như: Kỹ năng tiếp xúc cá nhân, Cơ quan khi tiếp nhận tố giác, tin báo
về tội phạm; Kỹ năng hỏi; Kỹ năng xét hỏi, tranh tụng; Kỹ năng khám nghiệm hiện trường; Kỹ năng kiểm sát điều tra, Kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án... Để trang bị cho mỗi cán bộ tiến hành tố tụng một kiến thức nghiệp vụ chuẩn để khi thực hiện chức năng nhiệm vụ trong thực tế có hiệu quả và chất lượng.
Giải pháp, kiến nghị về cơ sở vật chất
Cần tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang bị cho các Cơ quan tiến hành tố tụng trong thời gian tới là một yêu cầu khách quan để phục vụ tốt hơn cho hoạt động nghiệp vụ của các Cơ quan tiến hành tố tụng.
Do vậy, chúng tôi kiến nghị với các cấp, các ngành Trung ương cần quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất mà cụ thể trước mắt cần xây dựng trụ sở làm việc cho đơn vị nào chưa có trụ sở làm việc; sửa chữa, cải tạo lại những trụ sở đã xuống cấp nghiêm trọng và đầu tư một số trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác như ở các huyện miền núi thì cần trang bị phương tiện xe máy.
Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân bổ ngân sách cho các cơ quan và hoạt động tư pháp theo hướng ngân sách tư pháp do Quốc hội phân bổ và giao các cơ quan tư pháp địa phương quản lý và sử dụng, có sự giám sát, kiểm tra của các cơ quan tư pháp trung ương; có cơ chế cho phép địa phương hỗ trợ kinh phí hoạt động cho cơ quan tư pháp từ khoản vượt thu ngân sách của địa phương.
Từng bước xây dựng trụ sở làm việc của các cơ quan tư pháp khang trang, hiện đại, đầy đủ tiện nghi. Ưu tiên trang bị phương tiện phục vụ công tác điều tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm, công tác xét xử, công tác giám định tư pháp. Khẩn trương trong một vài năm xây xong trụ sở làm việc các cơ quan tư pháp cấp huyện; nâng cấp các nhà tạm giam theo đề án đã được Chính phủ phê duyệt. Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan tư pháp.
Ngoài ra, trong tình hình mới hiện nay với việc thay đổi chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước ta đã làm nảy sinh nhiều loại tội phạm mới,
có tính chất và mức độ nguy hiểm nên việc phát hiện, khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm vì vậy cũng khó khăn, phức tạp hơn. Bên cạnh đó, trong thời gian qua để đáp ứng với chính sách phát triển trong thời kỳ mới, Nhà nước ta đã có nhiều sửa đổi, bổ sung về pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự. Đứng trước những thay đổi đó đòi hỏi các Cơ quan tiến hành tố tụng không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả trong việc thực hiện chức năng khởi tố vụ án hình sự và kiểm sát khởi tố vụ án hình sự.
Hiện nay tình hình đơn thư tố giác và tin báo tội phạm của nhân dân, các cơ quan và tổ chức xã hội vẫn thường gửi đến các bộ phận nghiệp vụ của ngành Công an như Cảnh sát kinh tế, Cảnh sát hình sự… Các bộ phận nghiệp vụ trên có thụ lý, chuyển cho Cơ quan điều tra hay không Viện kiểm sát không thể nắm được đầy đủ. Trong khi Bộ luật tố tụng hình sự chỉ quy định Viện kiểm sát kiểm sát việc giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát không có quyền can thiệp vào hoạt động điều tra trinh sát của Công an. Vì thế, dẫn đến tình hình nhiều đơn thư tố giác tội phạm, tin báo tội phạm không được thụ lý giải quyết kịp thời. Do vậy, thời gian tới các cơ quan chức năng tiến hành sửa đổi bổ sung Thông tư liên ngànhh số 03/TT-LN ngày 15/05/1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ Quốc phòng - Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm cần bổ sung quy định nghĩa vụ thụ lý mọi thông tin tội phạm theo trình tự, mẫu thống nhất tại tất cả các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát. Quy định như vậy sẽ là cơ sở pháp lý cho hoạt động kiểm sát giải quyết thông tin về tội phạm của Viện kiểm sát.