CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 84 - 86)

KIỂM SÁT HOẠT ĐỘNG KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Khoản 3, Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định:

Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra; quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan

khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải được gửi tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố; quyết định khởi tố của Hội đồng xét xử phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc điều tra; yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử được gửi cho Viện kiểm sát để xem xét, quyết định việc khởi tố [19].

Theo quy định của pháp luật Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra.

Khi Cơ quan điều tra Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao tiến hành một số hoạt động điều tra có quyết định khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát phải tự mình trực tiếp xem xét các quyết định đó có đúng pháp luật hay không.

Nếu Viện kiểm sát các cấp làm tốt công tác kiểm sát hoạt động khởi tố vụ án hình sự sẽ hạn chế được số lượng vụ án, bị can đã khởi tố sau đó phải đình chỉ điều tra vì không có dấu hiệu của tội phạm.

Muốn làm được như vậy, Viện kiểm sát các cấp phải nắm chắc về số liệu tội phạm đã khởi tố và tiến hành kiểm sát ngay từ đầu, chỉ chấp nhận khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định đầy đủ dấu hiệu của tội phạm theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Những trường hợp khởi tố vụ án không có căn cứ phải kiên quyết hủy bỏ quyết định khởi tố trong giai đoạn kiểm sát khởi tố. Đặc biệt, Viện kiểm sát các cấp cần thận trọng trong việc kiểm sát khởi tố các vụ án về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" (Điều 139); "Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản(Điều 140)"; "Tội chiếm giữ trái phép tài sản" (Điều 141); "Tội cưỡng đoạt tài sản" (Điều 135) và "Tội sử dụng trái phép tài sản" (Điều 142)… được quy định trong Bộ luật hình sự năm

1999, nếu thấy có dấu hiệu tranh chấp về hợp đồng mà chưa đủ dấu hiệu của tội phạm thì cương quyết không chấp nhận khởi tố vụ án hình sự, nếu thấy phức tạp thì phải báo cáo ngay cho Viện kiểm sát cấp trên để chỉ đạo. Trong các tranh chấp có liên quan đến hợp đồng dân sự, kinh tế cần chú ý đến điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, thời hạn hợp đồng, vấn đề thanh lý hợp đồng và yếu tố bảo đảm tài sản trong hợp đồng, các vấn đề này cần phải tiến hành kiểm tra xác minh cụ thể ngay từ đầu, nếu chưa đủ căn cứ để chứng minh dấu hiệu chiếm đoạt thì chưa vội khởi tố vụ án.

Một phần của tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 84 - 86)