THỰC TIỄN ÁP DỤNG CƠ SỞ VÀ CĂN CỨ KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ

Một phần của tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 54 - 65)

2.2.1. Thực trạng áp dụng cơ sở khởi tố vụ án hình sự Theo quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những cơ sở sau đây:

1. Tố giác của công dân;

2. Tin báo của cơ quan, tổ chức;

3. Tin báo trên các phương tiện thông tin đại chúng;

4. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển và các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trực tiếp phát hiện dấu hiệu của tội phạm;

5. Người phạm tội tự thú [19].

Quy định của pháp luật về cơ sở khởi tố vụ án hình sự quy định tại Điều 100 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã rõ ràng, trên cơ sở đó các cơ

quan có thẩm quyền đã thực hiện và đạt kết quả rất rõ nét. Tuy nhiên trong công tác thực hiện quy định của pháp luật về cơ sở khởi tố vụ án hình sự còn một số tồn tại cần khắc phục đó là: Các cấp có thẩm quyền vẫn chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ, đầy đủ các tố giác, tin báo về tội phạm. Tình trạng vi phạm pháp luật về công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm của cơ quan có thẩm quyền vẫn còn xảy ra nhưng chậm được khắc phục một cách có hiệu quả, bên cạnh đó chất lượng công tác kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm còn nhiều hạn chế. Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là về mặt nhận thức của một số cán bộ, công chức trong các cơ quan có thẩm quyền về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo nói riêng và cán bộ, công chức trong các cơ quan tiến hành tố tụng nói chung vẫn còn có nhận thức chưa đúng, chưa thống nhất về những khái niệm và nội hàm của một số quy định của pháp luật về tố giác, tin báo về tội phạm dẫn đến việc áp dụng vào thực tiễn còn khác nhau. Một số cán bộ, công chức và nhân dân chưa phân biệt được chính xác về khái niệm tố cáo và tố giác về tội phạm, trong khi đó khái niệm tố cáo và khái niệm tố giác là khác nhau:

Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật thông thường không phân biệt tính chất, mức độ vi phạm.

Tố giác tội phạm là tố giác những hành vi vi phạm pháp luật có thể cấu thành tội phạm đã được quy định trong Bộ luật hình sự. Do đó có thể nói, khái niệm tố cáo rộng hơn và cơ bản đã bao hàm cả khái niệm tố giác về tội phạm theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tố cáo là quyền của công dân, quan hệ pháp luật về tố cáo hành vi vi phạm pháp luật chỉ phát sinh sau khi công dân thực hiện quyền tố cáo. Trong khi đó tố giác về tội phạm vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân, quan hệ pháp luật tố giác về tội phạm phát sinh ngay khi công dân biết về tội phạm.

Công dân có quyền quyết định việc mình có tố cáo hay không tố cáo một hành vi vi phạm pháp luật nhưng công dân bắt buộc phải tố giác tội phạm

trừ một số trường hợp có quy định không bắt buộc và Công dân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Không tố giác tội phạm" theo quy định tại Điều 314 Bộ luật hình sự năm 1999, nếu biết về tội phạm mà không tố giác tội phạm.

Tố giác, tin báo về tội phạm là những thông tin ban đầu, có ý nghĩa giúp cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét sự việc đã được các chủ thể tố giác, báo tin đến các cơ quan có thẩm quyền từ đó trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình cá cơ quan tiếp nhận tố giác, tin báo thực hiện theo các quy định của pháp luật chuyển đến Cơ quan điều tra thực hiện những hoạt động xác minh, điều tra theo luật định.

Có nhiều cách hiểu về tố giác, tin báo về tội phạm, nhiều quan niệm về tố giác, tin báo về tội phạm chưa phân biệt rõ tố giác và tin báo.

Thông tư liên ngành số 03/TT-LN ngày 15/05/1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Nội vụ (nay là Bộ công an) - Bộ Quốc phòng - Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm đã định nghĩa:

Tin báo và tố giác về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong Bộ luật hình sự do công dân, cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội (gọi tắt là người, cơ quan, tổ chức) cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm giải quyết; do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú [36].

Định nghĩa về tin báo và tố giác tội phạm như trên đến nay có một số điểm không còn phù hợp. Trong khi đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 không quy định thế nào là tố giác, tin báo về tội phạm và chưa có hướng dẫn thay thế cho Thông tư liên ngànhh số 03/TT-LN ngày 15/05/1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ (Nay là Bộ công an) - Bộ Quốc phòng -

Bộ lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

Theo quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, chủ thể của "Tố giác tội phạm" chỉ có thể là cá nhân và chủ thể của tin báo về tội phạm chỉ có thể là cơ quan, tổ chức. Cơ quan, tổ chức ở đây được hiểu là bất kể cơ quan, tổ chức nào. Từ quy định này có thể hiểu như sau:

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố giác người phạm tội hoặc hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Tin báo về tội phạm là việc cơ quan, tổ chức báo tin hoặc đăng tin có nội dung phản ánh về tội phạm đã xảy ra cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

2.2.2. Thực trạng áp dụng căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Việc áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về căn cứ khởi tố vụ án hình sự đã đạt được nhiều kết quả.

Năm 2012, trong bối cảnh tình hình an ninh, kinh tế thế giới, khu vực tiếp tục biến động phức tạp; kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, thách thức; nhiều yếu tố tác động tiêu cực đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Lực lượng Công an nhân dân đã bám sát các chủ trương chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, tập trung thực hiện tốt chức năng tham mưu, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ban, ngành, địa phương, phát huy vai trò nòng cốt, triển khai quyết liệt nhiều kế hoạch, biện pháp đấu tranh ngăn chặn âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; đấu tranh, trấn áp mạnh các loại tội phạm, tăng cường quản lý nhà nước về an ninh, trật tự; xử lý, giải quyết kịp thời các vụ việc phức tạp xảy ra để giữ vững an ninh, trật tự trong mọi tình huống, góp phần thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đối ngoại của đất nước. Nổi bật trên các mặt công tác sau:

Trước tác động tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, các tiêu cực mặt trái cơ chế thị trường, tình hình tội phạm vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm về trật tự xã hội tăng 2,69% so với năm 2011; tính chất bạo lực, hung hãn, manh động, đối tượng phạm tội xu hướng ngày càng trẻ hơn. Nổi lên, tội phạm giết người do nguyên nhân suy thoái về đạo đức xã hội chiếm 82,7% trong số vụ giết người; tội phạm dùng chất nổ, gây nổ xảy ra 66 vụ, tăng 186,9%; tội phạm chống người thi hành công vụ, nhất là chống lại lực lượng Công an tăng 5,9%. Tội phạm mua bán người; tội phạm xâm hại tình dục trẻ em diễn ra nghiêm trọng. Hình thành nhiều tụ điểm đánh bạc hoạt động chuyên nghiệp, quy mô lớn... Hoạt động của tội phạm có sự đan xen, liên kết giữa tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy hoặc núp dưới hình thức các doanh nghiệp để hoạt động phạm tội.

Để kiềm chế gia tăng tội phạm, Bộ Công an đã tham mưu với Đảng, Chính phủ ban hành các chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác phòng, chống các loại tội phạm; tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 48-NQ/TW của Bộ Chính trị về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới"; triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống tội phạm; phòng chống ma túy; phòng chống mua bán người; liên tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, tập trung vào các tuyến, địa bàn trọng điểm và các loại tội phạm nguy hiểm có tổ chức, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm hoạt động theo kiểu "xã hội đen", tội phạm là người nước ngoài, tội phạm sử dụng "vũ khí nóng", vật liệu nổ để gây án; tội phạm chống người thi hành công vụ, xâm hại trẻ em... Triển khai nhân rộng mô hình tổ công tác phối hợp 03 lực lượng Cảnh sát hình sự, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát giao thông trong phòng, chống tội phạm và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông. Đã điều tra khám phá 37.221 vụ phạm pháp hình sự, đạt tỷ lệ 73,4%; triệt phá 2.785 băng nhóm tội phạm; điều tra, khám phá nhiều vụ án đặc biệt nghiêm trọng; giải cứu thành công 100% các vụ tống tiền, bắt cóc chiếm đoạt trẻ em.

Công tác phòng chống tội phạm kinh tế, tham nhũng, sử dụng công nghệ cao được chú trọng hơn cả về biện pháp phòng ngừa và điều tra xử lý tội phạm, kiến nghị khắc phục các sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế. Đã phát hiện 11.620 vụ phạm tội về kinh tế; 324 vụ tham nhũng (tăng 28,57% so năm 2011), số vụ xảy ra chủ yếu ở lĩnh vực xây dựng cơ bản, quản lý tài sản công, ngân hàng, tài chính, quản lý sử dụng đất. Điều tra, khởi tố nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng lớn được dư luận ghi nhận, đánh giá cao (vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ MB24, vụ Công ty cho thuê tài chính II). Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra hành chính góp phần phòng ngừa tội phạm trong lĩnh vực sử dụng công nghệ cao.

Bộ Công an đã chủ động xây dựng Chương trình phòng, chống tội phạm về môi trường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Tập trung đấu tranh với các vi phạm về quản lý, xử lý chất thải nguy hại; hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc; vi phạm về sử dụng hóa chất bị cấm trong chăn nuôi và vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý các vụ vi phạm về bảo vệ môi trường nghiêm trọng. Đã phát hiện, xử lý 9.986 vụ vi phạm pháp luật về môi trường (tăng 26, 92% so với năm 2011).

Bộ Công an đã chỉ đạo tổng kết 05 năm thực hiện Kế hoạch của Ủy ban Quốc gia về phối hợp phòng, chống ma túy trên tuyến Tây Bắc và các tỉnh, thành phố liên quan; phối hợp ngày càng chặt chẽ và có hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống ma túy với lực lượng Hải quan, Biên phòng, Cảnh sát biển. Liên tục mở các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm ma túy, tập trung trên các tuyến, địa bàn trọng điểm; phát hiện, bắt giữ các đường dây buôn bán, vận chuyển ma túy lớn. Đã phát hiện xử lý 17.823 vụ, bắt giữ 26.135 đối tượng vi phạm pháp luật về ma túy; thu giữ 690 kg heroin, 175 kg và hàng trăm nghìn viên ma túy tổng hợp.

Công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông có chuyển biến tích cực. Đã hoàn thành Tổng kết 08 năm thực hiện Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí

thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới; tham mưu cho Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW, ngày 04/9/2012 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông.

2.2.3. Nguyên nhân của những ưu điểm và tồn tại trong việc thực hiện chế định cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Thực hiện Bộ luật tố tụng hình sự nói chung, trong đó có việc thực hiện chế định cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự đã góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ những thành quả của cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân, phục vụ tích cực công cuộc đổi mới, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Tuy nhiên, trước yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, việc thực hiện quy định của pháp luật nói chung, trong đó có việc thực hiện chế định những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự cũng đang bộc lộ những hạn chế, bất cập cần khắc phục. Sở dĩ có những hạn chế, bất cập là do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Về nguyên nhân khách quan là do pháp luật chưa có quy định và hướng dẫn cụ thể về cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự;

Hệ thống pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự mặc dù đã được ban hành khá đầy đủ, nhưng có nhiều vấn đề chưa được hướng dẫn bổ sung kịp thời (ví dụ như Thông tư liên ngành số 03/TT-LN ngày 15/05/1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ nội vụ(Nay là Bộ công an) - Bộ Quốc phòng - Bộ Lâm nghiệp - Tổng cục Hải quan hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đến nay đã có nhiều điểm hướng dẫn trong thông tư này không còn phù hợp), hoặc tuy có hướng dẫn nhưng lại hướng dẫn đơn ngành, dẫn đến việc nhận thức và áp dụng không thống nhất giữa các

cơ quan tiến hành tố tụng. Ví dụ, trong thực tiễn công tác kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, Viện kiểm sát hầu như chỉ thực hiện chức năng kiểm sát quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, còn quyết định không khởi tố vụ án hình sự gần như không kiểm sát được vì không có cơ sở pháp lý, vì Cơ quan điều tra xuất phát từ nhận thức cho rằng chỉ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự thì Cơ quan điều tra mới phải gửi quyết định đó cho Viện kiểm sát theo như quy định tại Khoản 3 Điều 104 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: "Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự... quyết định khởi tố kèm theo tài liệu liên quan đến việc khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan... phải được gửi đến Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố" [19].

Bên cạnh đó, hiện nay việc hướng dẫn vấn đề xác định giá trị tài sản bị xâm hại trong các tội xâm phạm sở hữu để làm căn cứ truy cứu trách nhiệm

Một phần của tài liệu Những cơ sở và căn cứ khởi tố vụ án hình sự (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)