Tổ chức vận dụng chế độ kế toán tại Công ty TNHH Tấn Thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC (Trang 25)

1.4.2.1. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

- Chế độ kế toán mà Công ty đang áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính.

- Công ty áp dụng niên độ kế toán từ ngày 01/01- 31/12 (năm dương

lịch).

- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép là Việt Nam đồng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Công ty hạch toán hàng tồn

kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

+ Giá của vật tư, hàng hóa xuất kho được tính theo phương pháp tính giá "Nhập trước xuất trước"...

- Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT): Công ty áp dụng

phương pháp tính thuế VAT theo phương pháp khấu trừ.

- Phương pháp khấu hao: Phương pháp tính khấu hao TSCĐ áp dụng

tại đơn vị là phương pháp khấu hao đường thẳng

- Phương thức hạch toán chi tiết thành phẩm: Phương pháp thẻ song

song.

1.4.2.2. Vận dụng chế độ kế toán tại công ty* Vận dụng chứng từ kế toán * Vận dụng chứng từ kế toán

Các chứng từ mà Công ty sử dụng là những chứng từ theo mẫu của Bộ Tài chính và Tổng Cục thuế quy định dành cho các doanh nghiệp sản xuất.

Danh mục chứng từ kế toán Công ty đang sử dụng gồm có 2 loại là: Chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn. Cụ thể sử dụng những loại chứng từ kế toán sau:

- Chứng từ hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kê vật tư công cụ, sản phẩm, hàng hoá, Bảng kê mua hàng.

- Chứng từ lao động tiền lương: Bảng chấm công, Giấy chứng nhận nghỉ ốm hưởng BHXH, Danh sách người nghỉ hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản, Bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, bản thanh toán tiền làm thêm giờ, bảng kê trích nộp các khoản theo lương, bảng phân bổ tiền lương và BHXH v.v...

- Chứng từ về tài sản cố định: Biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại tài sản, Biên bản kiểm kê TSCĐ, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ.

- Chứng từ tiền tệ: Phiếu thu, phiếu chi, giấy báo nợ, giấy báo có, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm

Nguyễn Thị Thu Huyền 21 Lớp: KT8A

Sæ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp & sổ chitiết

- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

ứng, giấy đề nghị thanh toán, biên lai thu tiền.

- Chứng từ bán hàng: Hoá đơn GTGT, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, báo cáo bán hàng gửi đại lý...

* Vận dụng hệ thống tài khoản kế toán

Hiện nay hệ thống tài khoản mà Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khoản do Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 và các thông tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán

doanh nghiệp của Bộ Tài chính. (Bảng số 1.2)

* Vận dụng hệ thống sổ sách kế toán

Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ,

xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi

tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

Theo quy trình của phần mềm kế toán (Sơ đồ 1.4a), các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Sổ Cái, Sổ Nhật ký chung v.v...) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.

Cuối tháng (hoặc bất kỳ vào thời điểm cần thiết nào), kế toán thực hiện các thao tác khoá sổ (cộng sổ) và lập báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Thực hiện các thao tác để in báo cáo tài chính theo quy định.

Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay.

* Hệ thống sổ kế toán:

Nguyễn Thị Thu Huyền 22 Lớp: KT8A

Sæ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp & sổ chitiết

- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

Bảng số 2: Số hiệu tài khoản

Những tài khoản Công ty đang sử dụng

Số hiệu

TK Tên tài khoản

Số hiệu

TK Tên tài khoản

111 Tiền mặt 414 Quỹ đầu tư phát triển

112 Tiền gửi ngân hàng 415 Quỹ dự phòng tài chính

131 Phải thu của khách hàng 421 lợi nhuận chưa phân phối

133 Thuế GTGT được khấu trừ 431 Quỹ khen thưởng, phúc lợi

141 Tạm úng 441 Nguồn vốn đầu tư XD cơ bản

142 Chi phí trả trước ngắn hạn 511 Doanh thu bán hàng

152 Nguyên liệu, vật liệu 515 Doanh thu hoạt động tài chính

153 Công cụ, dụng cụ 521 Chiết khấu thương mại

154 Chi phí sản xuất, KD dở dang 531 Hàng bán bị trả lại

155 Thành phẩm 532 Giảm giá hàng bán

211 Tài sản cố định hữu hình 621 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

214 Hao mòn tài sản cố định 622 Chi phí nhân công trực tiếp

241 Xây dựng cơ bản 627 Chi phí sản xuất chung

311 Vay ngắn hạn 632 Giá vốn hàng bán

331 Phải trả cho người bán 635 Chi phí tài chính

333 Thuế và các khoản phải nộp NN 641 Chi phí bán hàng

334 Phải trả người lao động 642 Chi phí quản lý doanh nghiệp

335 Chi phí phải trả 711 Thu nhập khác

336 Phải trả nội bộ 811 Chi phí khác

338 Phải trả, phải nộp khác 821 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

411 Nguồn vốn kinh doanh 911 Xác định hạcht quả kinh doanh

Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ kế toán theo hình thức Nhật ký chung và được thực hiện trên máy vi tính.(Sơ đồ 1.4a)

Sơ đồ 1.4a: Hạch toán theo hình thức "Nhật ký chung" áp dụng kế toán máy của Công ty TNHH Tấn Thành.

Nguyễn Thị Thu Huyền 23 Lớp: KT8A

Sæ KẾ TOÁN Sổ tổng hợp & sổ chitiết

- Sổ tổng hợp - Sổ chi tiết CHøNG Tõ KÕ TO¸N Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại

- Báo cáo tài chính - Báo cáo kế toán quản trị

Nhập số liệu từ các chứng từ kế toán M¸Y VI TÝNH Bảng cân đối số phát sinh

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

Ghi chú:

Nhập số liệu hàng ngày

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm

Đối chiếu, kiểm tra

Quá trình xử lý số liệu, thông tin kế toán vào các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết theo hình thức sổ Nhật ký chung trên máy vi tính theo sơ đồ 1.4b

Hệ thống sổ sách kế toán gồm có:

+ Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ nhật ký chung, Sổ cái các tài khoản. + Sổ chi tiết gồm: Sổ chi tiết TSCĐ, Sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi, Sổ chi tiết bán hàng, Sổ chi tiết giá vốn v.v...

* Vận dụng các báo cáo kế toán

+ Kỳ lập báo cáo tài chính:

Báo cáo tài chính của Công ty được lập theo từng tháng, hàng quý và theo năm để thuận lợi cho việc báo cáo số liệu và chỉ đạo sản xuất kinh doanh.

Nguyễn Thị Thu Huyền 24 Lớp: KT8A

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

Sơ đồ 1.4b: Quy trình xử lý số liệu, thông tin kế toán trên MVT

Ghi chú: Ghi hàng ngày

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu, kiểm tra

+ Quy trình lập báo cáo tài chính

Do Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán máy nên mối quan hệ giữa các phần hành kế toán trong việc chuyển số liệu để lập báo cáo do

máy tự động thực hiện, kế toán viên chỉ cần nhập số liệu cho các chứng từ

ban đầu, các khâu còn lại sẽ tự động làm nốt cho đến khi ra được báo cáo Tài chính.

+ Hệ thống báo cáo Tài chính của Công ty bao gồm:

- Bảng cân đối kế toán (mẫu số B01-DN).

Nguyễn Thị Thu Huyền 25 Lớp: KT8A

Số liệu từ các chứng từ kế toán Sæ nhËt ký chung Sæ c¸i Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo tài chính

Sổ, thẻ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu số B02-DN). - Bảng lưu chuyển tiền tệ (mẫu số B03-DN).

- Thuyết minh báo cáo Tài chính (mẫu số B09-DN) . - Bảng cân đối tài khoản.

Và một số báo cáo kế toán nội bộ khác như: Báo cáo kết quả tiêu thụ, khấu hao TSCĐ, Bảng đối chiếu giao dịch với Ngân hàng, các khoản vay Ngân hàng v.v... được lập cuối mỗi tháng

Công ty phải nộp báo cáo Tài chính cho:

- Cục thuế tỉnh Hải Dương (theo năm tài chính).

- Phòng đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hải Dương (hàng quý và hết năm nộp Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh)

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH TẤN

THÀNH

2.1. ĐẶC ĐIỂM SẢN PHẨM TIÊU THỤ VÀ QUẢN LÝ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH TẠI CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH

Sản phẩm chính của Công ty TNHH Tấn Thành là tấm lợp xi măng amiang. Ngoài ra, công ty còn sản xuất và kinh doanh thêm một số sản phẩm khác như: tấm úp nóc, xà gồ thép, ống nhựa chịu nhiệt v.v... nhằm phục vụ cho các công trình xây dựng.

2.1.1. Đặc điểm sản phẩm tiêu thụ tại Công ty

Sản phẩm tiêu thụ tại Công ty TNHH Tấn Thành có tính đa dạng về mẫu mã, kích cỡ và có chất lượng sản phẩm tốt bởi sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại với khối lượng lớn nguyên vật liệu đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Sản phẩm của Công ty luôn được biểu hiện trên hai mặt: hiện vật và giá trị:

Mặt hiện vật: nó được thể hiện cụ thể bởi khối lượng và chất lượng của sản phẩm. Khối lượng hay số lượng của sản phẩm được xác định bằng các đơn vị đo lường như: mét, tấm.

Mặt giá trị: chính là giá thành của thành phẩm nhập kho hay giá vốn của thành phẩm mang ra tiêu thụ.

Nhìn chung, sản phẩm tiêu thụ của Công ty phong phú về màu sắc, mẫu mã, giá cả phải chăng, chịu nhiệt tốt, độ bền cao phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta. Và rất thuận tiện cho việc lợp các công trình, có kích thước đa dạng. Sản phẩm tiêu thụ của Công ty với tính chất là vật liệu xây

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

dựng do đó, nó được tiêu thụ chính trong các khu công nghiệp, khu dân cư v.v... những nơi có các công trình xây dựng. Sản phẩm của Công ty đã được cung cấp cho nhiều dự án trong và ngoài Tỉnh Hải Dương như: Khu công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Tân Trường, khu đô thị mới v.v...

2.1.2. Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ tại Công ty TNHH Tấn Thành

* Yêu cầu quản lý sản phẩm tiêu thụ tại Công ty.

Sản phẩm tiêu thụ của Công ty là kết quả lao động sáng tạo của cả một tập thể. Khối lượng sản phẩm sản xuất ra phản ánh quy mô hoạt động của Công ty, chất lượng sản phẩm tạo nên uy tín, và khả năng cạnh tranh cho Công ty. Chính vì vậy, công tác quản lý sản phẩm tiêu thụ tại Công ty TNHH Tấn Thành luôn được quan tâm trên cả hai mặt: Khối lượng và chất lượng.

Về mặt khối lượng: Để quản lý được khối lượng sản phẩm tiêu thụ đòi hỏi Công ty phải thường xuyên phản ánh tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất, tình hình nhập – xuất – tồn kho thành phẩm cả về mặt giá trị lẫn mặt hiện vật. Từ đó, giúp các nhà quản lý trong Công ty phát hiện kịp thời khối lượng hàng bị ứ đọng để có biện pháp giải quyết và khắc phục nhanh chóng.

Về mặt chất lượng: Tiến hành công tác kiểm tra, phân cấp sản phẩm,và có chế độ bảo quản riêng đối với từng loại sản phẩm. Đồng thời, Công ty luôn cải tiến mẫu mã sản phẩm (kiểu dáng, màu sắc, kích thước), không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng của xã hội, tránh tình trạng ứ đọng sản phẩm vì hàng kém chất lượng, lỗi thời.

Tóm lại, việc quản lý thành phẩm tại Công ty TNHH Tấn Thành luôn được thực hiện một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời và khoa học. Kế toán thường xuyên cung cấp những thông tin về thành phẩm cho nhà quản

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

lý, giúp các nhà quản lý luôn đưa ra các quyết định ngắn hạn, cũng như các biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sản phẩm trong Công ty.

* Yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ tại Công ty TNHH Tấn Thành.

Như chúng ta đã biết, công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của Công ty. Quản lý quá trình tiêu thụ là quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng loại sản phẩm, từng thời kỳ, từng khách hàng, quản lý về mặt số lượng, chất lượng sản phẩm tiêu thụ, quản lý về giá vốn, chi phí bán hàng, tình hình thanh toán của khách hàng với Công ty v.v... Vì thế, nó luôn đòi hỏi Công ty cần phải quản lý chặt chẽ quá trình này.

Để thực hiện tốt yêu cầu quản lý quá trình tiêu thụ sản phẩm, Công ty TNHH Tấn Thành thực hiện chính sách sắp xếp, bố trí lực lượng lao động cho mạng lưới tiêu thụ một cách khoa học và chuyên nghiệp. Công ty nghiên cứu cụ thể nhu cầu tiêu dùng của khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất, hiệu quả nhất những sản phẩm của mình tới khách hàng. Nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường sản phẩm và mở rộng thị trường mục tiêu cho Công ty.

2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH TẤN THÀNH.

Để có thể đáp ứng được mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, Công ty TNHH Tấn Thành luôn tìm cách nâng cao chất lượng, cũng như mẫu mã sản phẩm. Sản phẩm chính của Công ty là tấm lợp xi măng amiang luôn được phân loại theo kích thước của từng tấm. Bên cạnh đó, Công ty còn sản xuất và kinh doanh thêm một số sản phẩm phụ như: tấm úp nóc, xà gồ thép, tấm tôn mạ màu, ống nhựa chịu nhiệt. Mỗi loại sản phẩm của Công ty khi tiêu thụ được đều tiến hành theo dõi chi tiết: Doanh thu, Giá

Chuyên đề thực tập ĐH Kinh tế Quốc Dân

vốn của từng loại. Dựa vào đây, Công ty sẽ biết được những sản phẩm nào được thị trường chấp nhận phổ biến, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng những chính sách, chiến lược sản xuất kinh doanh lâu dài mang lại lợi nhuận cao cho đơn vị mình.

Chính vì sự đa dạng của sản phẩm, nên khi hạch toán tiêu thụ các kế toán viên đều phải mở sổ chi tiết cho doanh thu, giá vốn của tất cả các loại sản phẩm đã tiêu thụ. Cuối mỗi tháng, căn cứ vào báo cáo chi tiết của từng loại sản phẩm kế toán tiến hành tổng hợp doanh thu, giá vốn của từng loại để lập các báo cáo kế toán tổng hợp cần thiết, cung cấp thông tin cho các nhà quản trị . Do thời gian thực tập và kiến thức thực tế còn nhiều hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán tiêu thụ thành phẩm và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Tấn Thành.DOC (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w