Giai đoạn 1986 - 1990 đã thu nhập, nhập nội và đánh giá 4.188 lượt mẫu giống đậu tương trong đó có 200 mẫu giống địa phương; 2.521 mẫu giống đậu xanh; trong đó có nhiều loài hoang dại; nhiều giống quý được nhập từ Viện nghiên cứu cây trồng toàn Liên Bang Nga (VIR) và Trung tâm rau màu Châu Á (AVRDC), trong quỹ gen nổi bật là có một loài đậu tương hoang dại có đặc tính kháng bệnh và chống chịu với điều kiện môi trường khắc nghiệt. Một trong những nội dung tiếp tục là đang bảo tồn khai thác có hiệu quả nguồn gen trên (Trần Đình Long, 2002) [26].
Vùng đồng bằng Bắc Bộ có tiềm năng phát triển cây vụ đông đặc biệt trên chân đất 2 vụ lúa là rất lớn. Trong những năm qua các nhà khoa học đã tập trung nhiều cố gắng cho việc nghiên cứu giống đậu tương cho vụ đông, cùng với những biện pháp thâm canh phù hợp với giống và điều kiện mỗi vùng. Hiện tại đó cú một số giống đậu tương thích nghi cho vụ đông ở vùng đồng bằng Sông Hồng, song số lượng chưa nhiều; việc lựa chọn giống đậu tương cho gieo trồng cùng với kỹ thuật gieo trồng phù hợp với những người sản xuất mọi lúc mọi nơi cũng chưa phải đã lựa chọn đúng.
đỗ trên quy mô toàn quốc từ những năm 1980 trở lại đây như:
- Đề tài cấp nhà nước giai đoạn 1980 - 1985 do KS, Nguyễn Danh Đông làm chủ nhiệm.
- Đề tài cấp nhà nước “Chọn tạo giống đậu đỗ” mã số 02A - 05 - 01 do Trần Đình Long làm chủ nhiệm (1986-1990).
- Đề tài cấp nhà nước “Kỹ thuật thâm canh đậu đỗ” mã số 02A - 05 - 02 do GSTS, Ngô Thế Dân làm chủ nhiệm (1986-1990).
- Đề tài nhánh cấp nhà nước “Chọn tạo giống đậu đỗ và các biện pháp kỹ thuật thâm canh đậu đỗ” mã số KHCN 08 - 02 do PGS,VS,TSKH, Trần Đình Long làm chủ nhiệm (1996-2000).
- Đề tài cấp ngành “Nghiờn cứu tạo giống và kỹ thuật thâm canh cây đậu đỗ ăn hạt” do Trần Đình Long làm chủ nhiệm (2001 -2005).
Lê Song Dự và Ngô Đức Dương (1998) [10] khi nghiờn cứu về thời vụ đậu tương đông đã nhận xét: đậu tương đông ở Đồng bằng và Trung Du Bắc Bộ ra hoa khi nhiệt độ và lượng mưa đã giảm, nên thời gian ra hoa rất ngắn 10-15 ngày.
Ngô Quang Thắng và Cao Phượng Chất (1979) [33]: đậu tương đông cần phải được gieo sớm từ 20/9 đến 5/10, để cây đậu tương phát triển thân cành lá và ra hoa rộ trong điều kiện thời tiết ấm áp mới có thể cho năng suất cao và ổn định.
Kỹ thuật trồng đậu tương trên đất ướt bằng biện pháp làm đất tối thiểu do nhóm tác giả Ngô Quang Thắng, Trần Văn Lài, Nguyễn Thị Chinh và các cộng sự (1996) [34] đã được công nhận là tiến bộ kỹ thuật mới, là cơ sở cho việc mở rộng diện tích sản xuất cây đậu tương trong vụ đông ở các địa phương.
Trong nghiên cứu giống cần tập hợp yếu tố giống với kỹ thuật, cần hoàn chỉnh quy trình công nghệ cao, xây dựng kế hoạch “Quản lý tổng hợp cây trồng” đối với từng loại cây đậu đỗ riêng biệt (Trần Đình Long, 2005) [28].
từng vùng sản xuất. Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh, nâng cao năng suất cho từng giống ở mỗi thời vụ, nhằm phát huy tiềm năng của giống ở mức độ cao nhất.
Trong giai đoạn 1991 - 1995 đã cải tiến được nhiều giống đậu tương thích hợp cho cỏc vựng sinh thái, các vụ gieo trồng khác nhau: 6 giống quốc gia đã được công nhận là: M103, ĐT80, VX9-2, AK05, DT84 và HL2, năng suất các giống đạt từ 2,4 - 2,5tấn/ ha. Hàng loạt các giống khác được công nhận khu vực hóa như: G87-1, G87-5, G87-8, VX9-1, L1, L2, ĐT90, DT2, VN1, AK04, ĐT93 và V47; nếu tính từ năm 1997 - 2002, có 19 giống đậu tương mới được công nhận trong tổng số 324 giống cây trồng mới, tuy nhiên năng suất nếu so với thế giới và các nước trong khu vực thì đậu tương ở Việt Nam năng suất mới chỉ bằng 65% (17 tạ/ ha) (Trần Đình Long, 2003) [27].
Một số kỹ thuật đã được nghiên cứu thử nghiệm và đang phát huy trong thực tế sản xuất: Trồng đậu tương trên đất mạ Xuân với giống AK03 trong điều kiện sản xuất trung bình năng suất đạt 8 - 10 tạ/ha, trồng xen đậu tương với ngô, trồng xen đậu đỗ với cây bông đem lại lãi suất tăng 20 - 60% so cây bông trồng thuần (Ngô Thế Dân, C.L.L.Gowda, 1991) [6].
Nguyễn Huy Hoàng (1992) [15] khi nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu hạn của 1.004 mẫu giống đậu tương nhập nội từ năm 1988 -1991 thấy: Những giống có khả năng chịu hạn tốt đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và những giống này thường thấp cõy, cú phiến lá dầy, nhỏ và nhọn, có mật độ lông che phủ trờn thõn lỏ cao. Tác giả còn cho biết khả năng chịu hạn của đậu tương có tương quan thuận, chặt với mật độ lông phủ và mật độ khí khổng ở cả mặt trên và mặt dưới lá của cây. Nhưng kích thước của khí khổng có liên quan rất yếu đến khả năng chịu hạn của các mẫu giống (r = 0,09).
Để phát huy mạnh đậu tương vụ Đông ngoài việc tạo thêm giống mới, cần chú ý chọn lọc các giống cũ vẫn được sản xuất ưa chuộng, ưu tiên sản xuất các giống như: VX92, VX93.
Ở Việt Nam, công tác tạo giống và phát triển sản xuất đậu tương đang tập trung vào các hướng chính sau đây: (Trần Đình Long, 2000) [24].
Tiếp tục nhập nội các nguồn gen quý hiếm ở trên thế giới.
Sử dụng các phương pháp chọn tạo giống truyền thống (chọn lọc, lai tạo, xử lý đột biến).
Đối với đậu tương cần tập trung chọn tạo giống có hàm lượng dầu cao (chiếm 22 - 27% khối lượng hạt).
Giống VX93, được tuyển chọn từ năm 1983 từ dòng K7002 (tập đoàn của Viện cây trồng toàn Liên Bang Nga - VIR) có nguồn gốc từ Philipin, Thời gian sinh trưởng 90-100 ngày, năng suất trung bình từ 15 - 20 tạ/ha, Chịu rét tốt, chống chịu sâu bệnh trung bình, thích ứng trong vụ Thu Đông, vụ Đông và vụ Xuân, Giống VX9-3 được công nhận giống năm 1990 (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, 1995), (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005) [41], [3].
Giống đậu tương DT2001 của Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam là giống triển vọng công nhận giống quốc gia. Hoa tím, hạt trung bình (160 g), rốn nâu nhạt, chất lượng khá (Protein 43%), giống thâm canh, tiềm năng năng suất cao hơn DT96, DT84 (18 – 40 tạ/ha), TGST: 85 ngày, Chống đổ rạp khỏ, tớnh chịu sâu bệnh khá, thích ứng rộng, Báo Nông nghiệp(2007-02-01).
Giống ĐT12, được chọn tạo ra từ tập đoàn nhập nội của Trung Quốc từ năm 1986 do nhóm tác giả Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ, Là giống có thời gian sinh trưởng ngắn 71 - 80 ngày, có thể trồng được 3 vụ/ năm đặc biệt rất phù hợp vụ đậu tương Hố trờn đất 2 vụ lúa, năng suất trung bình 14 - 23 tạ/ha, được công nhận giống năm 2000. (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, 1995), (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005) [41], [3].
Giống đậu tương DT2006 là giống triển vọng khảo nghiệm quốc gia, Hoa tím, hạt vàng to (220 – 250 g), rốn nâu đen, chất lượng khá, Giống thâm canh, tiềm năng năng suất cao 18 – 35 tạ/ha, ngắn ngày 75 – 80 ngày, cứng cây, chống đổ rạp tốt và kháng sâu bệnh khá, thích ứng rộng, Báo Nông nghiệp(01- 02-2007).
Giống ĐT22 do Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo ra, Thời gian sinh trưởng trung bình từ 80 - 95 ngày, khối lượng 1000 hạt đạt 145 - 180 g, tỷ lệ quả 3 hạt cao 33%, Năng suất trung bình từ 17 - 25 tạ/ha, diện tích thâm canh đạt 30 tạ/ha, Giống có khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận khá, thích ứng rộng trong sản xuất, Giống ĐT22 có thể trồng được cả 3 vụ/năm, nhưng thích hợp nhất trong vụ Xuân và vụ Hè (Trần Đình Long, 2007) [29].
Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã cho ra đời giống đậu tương DT99, đõy là giống cực ngắn ngày (70 ngày), năng suất khá cao (15 - 25 tạ/ha), hạt vàng to (160 g), chất lượng khá, chống chịu sâu bệnh, Báo Nông nghiệp(01- 02-2007).
Giống ĐT2000, do Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn từ mẫu giống GC00138 - 29 nhập từ Trung tâm rau màu châu Á, được công nhận là giống tiến bộ kỹ thuật năm 2002, Giống có chiều cao từ 50 - 80 cm thời gian sinh trưởng từ 105 - 115 ngày, khối lượng 1000 hạt từ 150 - 160 g, hạt vàng, Chống chịu bệnh rỉ sắt khá, Năng suất đạt 16 - 30 tạ/ha, thích hợp vụ xuân, vụ đông. (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, 1995), (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005) [41], [3].
Những thành công trong hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Trung tâm Nghiên cứu và Thực nghiệm đậu đỗ với CSIRO trong dự án ACIAR CS1/95/130 “Cải thiện giống và thích nghi đậu ở Việt Nam và Australia”.
Nhiều giống đậu tương đã được nhập nội từ Australia và được khảo nghiệm ở cỏc vựng sinh thái của Việt Nam từ năm 1999 - 2000, Kết quả thử nghiệm 56 mẫu giống cho thấy có nhiều mẫu giống thích hợp vụ Đông như: CPAC 386 - 76, CPAC 31 - 76 (Trần Đình Long. R.J.Lawn. A.James. 2001) [25].
Giống DT84 do Viện di truyền Nông nghiệp chọn lọc từ dòng đột biến của tổ hợp lai ĐT80 X ĐH4, Cây cao 50 - 60 cm, thời gian sinh trưởng từ 80 - 90 ngày, hạt có màu vàng đẹp, rốn nâu, Năng suất đạt 12 - 27 tạ/ha, Giống DT84 sinh trưởng tốt nhất và đạt năng suất cao nhất ở vụ Hè, Giống DT84 được công nhận giống Quốc gia năm 1996. (Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng TW, 1995), (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005) [41], [3].
Giống đậu tương mới ĐT26 do Trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm đậu đỗ - Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo ra. Thời gian sinh trưởng trung bình từ 90 - 95 ngày, chiều cao cây từ 50 - 60cm, phân cành khá 2,0 - 2,5, tỷ lệ quả 3 hạt cao trung bình 18 - 22%, năng suất đạt trung bình ở độ ẩm 12% là 22 - 28 tạ/ha, trong điều kiện thâm canh cao, ở diện tích hẹp, năng suất có thể đạt tới 30 - 32 tạ/ha, Hạt màu vàng đẹp, hàm lượng protein cao (42,21%) và Lipid 19,72% (Trần Đình Long, Trần Thị Trường và CS, 2007) [29].
Năm 2004, giống đậu tương DT96 được công nhận giống Quốc gia. Thời gian sinh trưởng: 80 - 85 ngày, hoa tím, hạt to (180 - 220 g/ 1,000 hạt) mầu vàng, rốn trắng, chất lượng cao (Protein 43%), kháng bệnh đốm nâu, gỉ sắt, sương mai, chịu hạn, úng, nóng lạnh, chịu đổ rạp tốt. Năng suất trung bình: 18 – 35 tạ /ha, thích ứng 3 vụ: xuõn, hố, đụng trờn cỏc vựng sinh thái cả nước. Năng suất tại An Giang cao hơn MTD176 khoảng 144%, Báo Nông nghiệp(01- 02-2007).
Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam, từ năm 1982 – 2007 cho ra đời bộ giống đậu tương 3 vụ gồm 10 giống (4 giống chính thức và 6 giống tạm thời) : DT84, DT90, DT96, DT55 (AK06), DT99, DT94, DT95, DT83, DT2001. Đậu tương rau DT02 và hàng chục giống có triển vọng : DT2002, DT01, DT2006, DT2007, đậu tương rau DT06… (Mai Quang Vinh) [44].
Ngoài những giống đậu tương ăn hạt Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam đã cho ra đời giống đậu tương rau DT06: Giống triển vọng năng suất cao, chất lượng cao, bảo đảm tiêu chuẩn xuất khẩu, hiện đang tiếp tục nghiên cứu và hợp tác với các doanh nghiệp triển khai tại ĐBSCL trong thời gian tới, Báo Nông nghiệp(01- 02-2007).
Theo Vũ Đỡnh Chớnh (1995)[4], khi nghiên cứu tập đoàn đậu tương đã phân lập các chỉ tiêu thành 3 nhóm theo mức độ quan hệ của chúng với năng suất hạt, Nhóm thứ nhất gồm 18 chỉ tiêu không tương quan chặt chẽ với năng suất như: thời gian sinh trưởng, chiều cao cây, số đốt/thõn... Nhúm thứ 2 gồm 15 chỉ tiêu có tương quan chặt chẽ với năng suất: Số quả/cõy, tỷ lệ quả chắc, số đốt mang quả, diện tích lỏ, khụi lượng vật chất khụ tớch luỹ... Nhóm thứ 3 có 5 chỉ tiêu tương quan nghịch với năng suất: tỷ lệ quả 1 hạt, tỷ lệ quả lép, tỷ lệ bệnh virus, tỷ lệ bệnh đốm vi khuẩn và tỷ lệ sâu đục quả. Trên cơ sở đó tác giả đã đưa ra mô hình cây đậu tương có năng suất cao là: có số quả trờn cõy nhiều, tỷ lệ quả chắc cao, khối lượng 1000 hạt lớn, tỷ lệ quả 2-3 hạt cao, diện tích lá thời kỳ quả mẩy lớn, trọng lượng tươi thời kỳ hoa rộ và quả mẩy cao, số nốt sần/cõy nhiều.
Trần Đình Long (hội Giống cây trồng), Hồ Huy Cường (viện KHKT Nông nghiệp duyên hải Nam Trung bộ) và cộng tác viên thực hiện nghiên cứu xác định giống đậu tương có triển vọng trên đất canh tác nhờ nước trời huyện Cư Jỳt tỉnh Đắk Nông. Nghiên cứu tiến hành với các giống M103, ĐT12,
ĐT21, ĐT23, ĐT93, PC19, đối chứng là giống ĐT84, triển khai tại xã Nam Dong huyện Cư Jỳt, tỉnh Đắk Nông. Thời vụ thí nghiệm là vụ 1 (hè thu) gieo 20/5, thu hoạch tháng 7-8, vụ 2 (thu đông) gieo 5/8 thu hoạch tháng 10-11. Kết quả, giống đậu tương M103 có thời gian sinh trưởng trung bình từ 82-83 ngày tương đương so với giống ĐT84, năng suất thực thu đạt từ 26,7 tạ/ha trở lên, tương đương hoặc cao hơn đối chứng từ 16,5% đến 22,5% trong điều kiện thời tiết thuận lợi. Giống thuộc loại hình hạt lớn và tương đương với đối chứng. Giống đậu tương ĐT12 đạt năng suất thực thu trên 20,0 tạ/ha tương đương đối chứng, có ưu thế về kiểu hình thấp cây và thời gian sinh trưởng ngắn, nhỏ hơn 75 ngày thích hợp để phục vụ cho xen canh gối vụ, canh tác nhờ nước trời. Từ đó đề tài kiến nghị bổ sung giống đậu tương M103 và ĐT12 vào cơ cấu giống cây trồng tại địa phương. (Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn số 02/2008).
Từ năm 1998 đến 2002 Viện nghiên cứu dầu thực vật đã tiến hành khảo nghiệm so sánh các giống đậu tương thu thập trong nước và các giống nhập nội, đã chọn ra được hai giống đậu tương VDN1 và VDN3 thích nghi với nhiều điều kiện sinh thái ở vùng Đông Nam bộ, cho năng suất cao, khả năng kháng bệnh tốt, chất lượng hạt vàng đậm, lớn, không nứt vỏ giúp hạt có giá trị thương mại cao. Hai giống này đã được Hội đồng Khoa học kỹ thuật - Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận là giống Khu vực hoỏ vựng Đông Nam bộ năm 2002 và 2004. (Nguyễn Văn Minh và Ngô Thị Lam Giang) [30].
Năm 2002, PGS,TS Mai Quang Vinh cán bộ Viện Di truyền Nông nghiệp Việt Nam đã tiến hành phương pháp lai + gây đột biến phóng xạ tạo ra giống DT 2008. Giống này có năng suất đạt từ 18-35 tạ/ha, thời gian sinh trưởng tại miền Bắc từ 95 – 110 ngày, Khối lượng 1000 hạt từ 230-250g (Theo Báo nông nghiệp Việt Nam số ra ngày 06-02-2009).
Thông qua quỹ phát triển từ Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (ACIAR), các nhà khoa học trường Đại học James Cook, CSIRO, trường
Đại học Thỏi Nguyờn. Trung tâm nghiên cứu Hưng Lộc, viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam, trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội và viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã chọn ra một số giống thích hợp với điều kiện Việt Nam. Giống tốt nhất là dòng 95389, đã được đăng ký ở VAAS với tên giống mới là ĐT21,Giống ĐT21 là giống có tiềm năng cho năng suất cao trong vụ đông ở vùng đồng bằng sông Hồng, nơi trồng ngô hoặc đất sau thu hoạch lúa. Giáo sư Bob Lawn đã nói: "Năng suất trung bình của giống địa phương khoảng 1,3-1,5 tấn/ha thì giống ĐT21 có thể đạt tới năng suất trung bình 2,5-3,0 tấn/ha trong điều kiện tốt nhất. Nó cũng là giống cứng cây hơn và cố định đạm cao hơn. Thông cáo báo chí, ngày 19/6/2006 [39].