Tình hình sản xuất đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)

Ở Việt Nam cõy đậu tương được biết đến từ rất sớm, từ thế kỷ thứ XVI đậu tương đã được trồng ở khu vực Bắc bộ nước ta, đến nay cõy đậu tương giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta. Đậu tương cung cấp Protein, làm thức ăn cho người và gia súc, làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, cung cấp dầu thực vật cho đời sống và phục vụ cho xuất khẩu.

Năm 1993, vùng Đông – Nam bộ có diện tích cõy đậu tương lớn nhất cả nước với 26,2%, miền núi Bắc bộ 24,7%, đồng bằng Sông Hồng 17,5%, đồng bằng Sông Cửu Long12,4%, còn lại là vùng ven biển Miền Trung và Tõy Nguyên.

Cây đậu ở Việt Nam có lịch sử hàng nghìn năm. Trước đây đậu tương chủ yếu được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn...) với diện tích hẹp sau đó được lan rộng ra khắp cả nước. Bộ giống được sử dụng trong thời gian này chủ yếu là các giống địa phương. Sau năm 1954 mặc dù có những điều kiện thuận lợi hơn, nhưng những nghiên cứu về đậu tương vẫn không có giá trị tiến triển (Nguyễn Ngọc Thành, 1996) [35].

Khi nghiên cứu về tiềm năng khí hậu và hệ thống cây trồng, các tác giả của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam đó cú những nhận xét về vùng Trung du, đồng bằng Bắc Bộ đến Thanh Hoá như sau: Hàng năm, trong điều kiện có tưới, vùng này hoàn toàn có khả năng sản xuất 3 vụ cây xứ nóng trong năm như: Lúa Xuân, lúa Mùa sớm, cây vụ Đụng (ngụ, khoai lang, đậu tương…) hoặc 4 vụ trong năm như: Lúa xuân, lúa mùa sớm, đậu tương đông, rau các loại. Trong tương lai lúa đụng xuân và lúa mùa chính vụ hay mùa muộn của vùng này sẽ được thu hẹp lại (Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp

Việt Nam, 1988) [21].

Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương ở Việt Nam

Năm Diện tích (nghìn ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn) 2002 158,6 13,0 205,6 2003 165,6 13,3 219,7 2004 183,8 13,4 245,9 2005 204,1 14,3 292,7 2006 185,6 13,9 258,1 2007 187,4 14,7 275,2 2008 192,1 13,9 267,6 2009 146,2 14,6 213,6 (Nguồn Tổng cục thống kê, 2010)

Qua bảng 2.3 cho thấy, diện tích, năng suất và sản lượng đậu tương của Việt Nam liên tục biến động qua các năm qua. Chỉ trong vòng 8 năm, từ năm 2002 – 2005, Việt Nam đó cú tốc độ tăng trưởng khá lớn: về diện tích tăng bình quân 6,81%/năm; năng suất tăng bình quân 3,88%/năm và sản lượng tăng bình quân 13,23%/năm. Từ năm 2006 đến năm 2008 diện tích có tăng, nhưng đến năm 2009 diện tích có xu hướng giảm dần (từ 192,1 ha năm 2008 xuống 146,2ha năm 2009), dẫn đến năng suất và sản lượng luôn có sự biến động.

Hiện nay các tỉnh miền Bắc nước ta đã hình thành 3 vụ đậu tương trong năm (Nguyễn Ngọc Thành, 1996) [35].

- Vụ Xuân gieo 10/2 - 10/3 - Vụ Hè gieo 20/5 - 15/6 - Vụ Đông gieo 5/9 - 5/10

Cả nước đã hình thành 6 vùng sản xuất đậu tương, năm 1993 vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn nhất cả nước (chiếm 26,2% diện tích trồng đậu

tương của cả nước), miền núi Bắc Bộ 24,7%, đồng bằng sông Hồng 17,5%, đồng bằng sông Cửu Long 12,4%. Tổng diện tích 4 vùng này chiếm 66,6%, Còn lại là đồng bằng ven biển miền Trung và Tõy Nguyờn. Đậu tương được trồng ở vụ xuân chiếm 14,2%, vụ hè thu là 31,3%, vụ thu đông là 22,1%, vụ đụng xuân 29,7% [7].

Trước đây, ở trên đất trồng hai vụ lúa thường không trồng hoặc có trồng rất ít cây vụ đông, những năm gần đây nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học, kỹ thuật trồng đậu tương đụng trên nền đất ướt bằng phương pháp làm đất tốt thiểu đã làm cho ruộng trồng 2 vụ lúa thành trồng được 3 vụ trong năm (Trần Đình Long , 1998) [23].

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 25 - 27)