KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 90)

- Năng suất thực thu: Đõy là yếu tố phản ảnh thực trạng sinh trưởng và

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận:

5.1. Kết luận:

Kết quả nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một

số giống đậu tương ĐVN6, D912, ĐT26 và giống đối chứng VX93 trồng vụ đông và vụ xuõn trờn đất bãi chuyên màu tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá cho thấy:

1. Trong vụ đông các giống đậu tương có thời gian sinh trưởng trung bình từ 86 đến 89 ngày, dài nhất thuộc về giống VX93 là 89 ngày, ngắn nhất là giống D912 là 86 ngày. Cũn ở vụ xuõn, các giống có thời gian sinh trưởng trung bình từ 95 đến 98 ngày, dài nhất thuộc về giống VX93 là 98 ngày, ngắn nhất là giống D912 là 95 ngày. Như vậy, về thời gian sinh trưởng các giống đều phù hợp với cơ cấu vụ đông và vụ xuõn tại huyện Như Xuân.

2. Thời gian ra hoa của các giống biến động từ 22 đến 24 ngày ở vụ đông, trong vụ xuõn biến động từ 24 đến 27 ngày, thời gian ra hoa dài nhất là giống D912 từ 25- 27 ngày, ngắn nhất là giống ĐT26 từ 24 - 25 ngày.

3. Số lượng nốt sần của các giống tăng dần qua các thời kỳ và cao nhất là thời kỳ quả mẩy, giao động từ 47,5 nốt/cõy đến 58,0 nốt/cõy ở vụ đông.Vụ xuõn, số lượng nốt sần giao động từ 49,0 đến 57,8 nốt/cõy. Trong các giống thì giống D912 có số lượng nốt sần nhiều và cao nhất ở nền phõn bún 3là 8 tấn phân chuồng + 40kg N + 120kg P2O5+ 80kg K2O + 500kg vôi bột.

4. Hầu hết các giống tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sõu bệnh nhẹ, tỷ lệ và mức độ gõy hại thấp chưa ảnh hưởng đến năng suất của đậu tương.

5. Hai giống cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao là D912, ĐT26(20,86 và 17,31 tạ/ha), thu nhập thuần trung bình từ 11,220 - 17,250 triệu đồng/ha ở vụ đông. Cũn vụ xuõn năng suất trung bình đạt cao nhất là giống ĐT26, ĐVN6 đạt 23,36; 23,50 tạ/ha, thu nhập thuần từ 21,510 đến 21,730 triệu đồng/ha.

6. Nền phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến quả trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của các giống đậu tương. Trong các nền bón thì nền phân bón 2 với lượng bón 8 tấn phõn chuồng + 30kg N + 90kg P2O5+ 60kg K2O + 500kg vôi bột cho một hecta cú cỏc chỉ tiêu: khối lượng và số lượng nốt sần, chỉ số diện tích lá, khả năng tích lũy chất khô, năng suất của các giống cao hơn có ý nghĩa so với nền 1 và nền 3

5.2. Đề nghị

1. Mở rộng diện tớch các gieo trồng các giống ĐT26, D912 ở vụ đông và ĐT26, ĐVN6 trong vụ xuân trên đất bãi chuyên màu của huyện Như xuân. Đây là những giống có năng suất cao, phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương.

2. Trờn vùng đất bói chuyên màu của huyện Như xuân, khuyến cáo lượng phân bón cho đậu tương là: 8 tấn phân chuồng + 30kg N + 90kg P2O5+ 60kg K2O + 500kg vôi bột trên 1ha cho hiệu năng suất và quả kinh tế cao.

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w