Một số kết quả nghiên cứu về phân bón cho đậu tương ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 42)

Cây đậu tương là cây trồng hàng năm, bộ phận thu hoạch chính là hạt, dùng trong sản xuất dầu ăn là chính. Ở nước ta đậu tương còn được sử dụng nhiều vào việc làm đậu phụ và nước chấm. Đậu tương thích ứng với một giới hạn rộng về khí hậu, rất dễ mất mùa khi bị hạn ở thời kỳ hoa hay hạt đang tăng trưởng. Khác với cây lạc, đậu tương yêu cầu về đất khắt khe hơn, đặc biệt nhạy cảm với độ chua của đất. Năng suất cao nhất của đậu tương thường thu được ở khoảng pH từ 6,2 – 7,0. Trong giới hạn này thường Canxi và Manhe trong đất rất hữu dụng cho cây.

Cây đậu tương cũng cần có một lượng dinh dưỡng rất lớn, nhất là đạm. Tuy nhiên trên thực tế, cũng giống như đối với cây lạc, nhu cầu bón đạm cho cây đậu tương cũng rất thấp nhờ có vi khuẩn cộng sinh trong nốt sần ở rễ có khả năng đồng hóa đạm từ khí trời để cung cấp cho cây. Người ta thấy rằng, năng lực cố định đạm khí trời của cây đậu tương lớn hơn khá nhiều so với cây lạc.

Sử dụng phân bón cho cây đậu tương:

+ Vôi là một yếu tố quan trọng trong phân bón nếu pH đất thấp, nờn bún vụi khi pH < 6,0. Phân đạm thường không thể hiện hiệu lực nếu ta đó đưa pH đất đến mức cần thiết và có xử lý đúng loại Rhizobium sp. Lân và Kali luôn là 2 nguyên tố cần thiết cho cây họ đậu, nhưng thường ở đất tốt thì hiệu lực của 2 nguyên tố này không rõ. Ngược lại ở những đất có độ phì thấp thì hiệu lực của 2 nguyên tố này rất rõ, nhất là đất có độ cố định lân cao. Tuy nhiên đất trồng được đậu tương thường là những đất khá tốt và tốt hơn hẳn so với đất trồng lạc.

+ Ở Việt Nam cây lạc thường được trồng ở những chân đất rất xấu, phần lớn là đất xám và xám bạc màu, trong khi cây đậu tương lại được trồng ở những chân

đất rất tốt như đất phù sa hay đất nâu, nâu đỏ, đất đen phát triển trên Bazan. Qua đây cũng cho thấy yêu cầu khác nhau của chúng đối với đất. Trong khi cây lạc hoàn toàn có thể trồng được trên đất trồng đậu tương, nhưng ngược lại thì chưa chắc. Như vậy cây đậu tương yêu cầu đất tốt hơn, có pH cao hơn so với cây lạc.

+ Lượng phân bón khuyến cáo dùng cho cây đậu tương ở Việt Nam là: Phân chuồng: 5 - 8 tấn/ ha (ở miền Bắc); Vôi bột: 300 - 500 kg/ ha; 20 - 40 kg N/ ha; 25 - 60 kg P 2O 5/ ha; 50 - 90 kg K 2O/ ha.

+ Vôi bột và phân chuồng thường được bún lút, trộn hoặc vùi vào đất. Phân chuồng nên được bón trước khi trồng 1 thỏng. Vụi nờn bún trước khi cày lần 1 (trước trồng). Các loại phõn khoỏng còn lại có thể bón 1 lần lỳc cõy mới mọc đều. Rạch 1 rónh sõu chừng 10 cm, cách hàng 12 cm, bón rải đều phân theo rãnh sau đó lấp bằng đất.

+ Cây đậu tương cần đất có pH gần trung tính và cần nhiều Canxi, Magiờ nên trước trồng cần quan tâm đến việc bún vụi nếu thấy cần thiết. Trong các loại phân NPK cũng có nhiều loại có thành phần Canxi khá cao, và đây là loại thích hợp cho cây họ đậu nói chung.

+ Cây đậu tương có khả năng cố định Nitơ trong không khí nhờ sự cộng sinh của vi khuẩn Rhizobium Japonicum với nốt sần ở bộ rễ. Do vậy mặc dù nhu cầu đạm của cây đậu tương rất lớn, nhưng lượng phân đạm bón cho cây đậu tương không cần nhiều, bởi nguồn đạm cộng sinh đáp ứng 40 - 60% nhu cầu của cây; nguồn đạm này được tăng dần từ khi cõy cú 3 lá kép (nốt sần bắt đầu hình thành) và đạt tối đa khi cây ra hoa, làm quả sau đú giảm dần.

Tác giả Lờ Đình Sơn (1988) [32] lân, đạm có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau trong việc làm tăng số cấp cành cho quả, số quả/cõy.

Nếu chỉ bún riờng N cho bội thu 1,4 tạ/ha, trong khi đó cũng lượng đạm như vậy trên nền cú bún lõn cho bội thu 2,3 tạ/ha, Nguyễn Văn Bộ (2001) [2].

Theo Vũ Đỡnh Chớnh (1998) [5] bón kết hợp N, P trên đất bạc màu nghèo dinh dưỡng với mức 90kg P2O5/ha trên nền 40kg N/ha làm tăng số lượng nốt sần, số quả chắc/cõy và năng suất hạt. Cũng theo tác giả trong điều kiện vụ hố trờn đất bạc màu (Hiệp Hoà - Bắc Giang) bón cho giống đậu tương Xanh lơ Hà Bắc thích hợp nhất là 20kg N: 90kg P2O5: 90kg K2O.

Tác giả Trần Danh Thìn (2001) [36] bón kết hợp N, P, Ca đã có tác dụng rõ rệt trong việc khắc phục hạn chế của các yếu tố dinh dưỡng đất, nâng cao năng suất đậu tương và lạc. Việc bón kết hợp cả 3 yếu tố N, P, K cho năng suất cao nhất ở cả 2 nền phân cao và thấp.

Đối với đất chua nghèo dinh dưỡng bón 100N: 150P2O5: 800Ca: 50 K2O/ha đã cho hiệu quả kinh tế của đậu tương và lạc cao.

Nghiên cứu của Trần Thị Trường, Trần Thanh Bình (2005) [42] thì tỷ lệ sử dụng phân đạm, lân, kali thích hợp nhất cho đậu tương là 1:2:2.

Đạm và kali là 2 yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất tới năng suất đậu tương và cho bội thu 1,4 - 5,4 tạ/ha với đạm và 2,6 - 4,3 tạ/ha với kali. Nếu bón kali riêng rẽ cho bội thu 1,4 tạ/ha, trên nền đạm cho bội thu 4,3 tạ/ha. Bón riêng rẽ đạm chỉ cho bội thu 1,4 tạ/ha, trên nền cú lõn: 2,3 tạ/ha; trên nền có kali: 3,1 tạ/ha; trên nền có kali và lân là 5,4 tạ/ha.

Để đánh giá khả năng cung cấp đạm cho cây người ta phải dựa vào hàm lượng đạm tổng số và đạm thuỷ phõn cú ở trong đất.

Hàm lượng đạm tổng số (%) được đánh giá là: Rất cao > 0,300%, cao từ 0,226%- 0,300%, trung bình 0,126%- 0,225%, thấp 0,050%- 0,125%, rất thấp < 0,050%

Hàm lượng đạm thuỷ phân (Theo Tiurin và Kononova) (mg/100g đất): - Đất nghèo đạm là đất có hàm lượng đạm thuỷ phân < 4mg: đất này cần bón đạm, bón đạm sẽ có hiệu quả.

- Đất trung bình đạm có 4 - 8mg: bón đạm có hiệu lực trung bình. - Đất giàu đạm có > 8mg: bón đạm không có hiệu quả.

Nói chung bón phân cho đậu tương cần cân đối và tuỳ thuộc vào đất đai cụ thể của từng vùng. Theo một số tác giả thì:

-Vùng đất xám bạc màu nờn bún 5 tấn phân chuồng + 40kg N + 90kg P2O5 + 60kg K2O

- Đất Bazan bón 5 tấn phân chuồng + 30kg N + 60kg P2O5 + 60kg K2O. * Về phân lân: theo Nguyễn Thị Dần (1996), [9] , bún phõn lân cho lạc và đậu tương trên đất bạc màu có hiệu quả kinh tế cao.

Tác giả Trần Văn Điền (2001) [11] khi nghiên cứu ảnh hưởng liều lượng phân lân đến năng suất và khả năng cố định đạm của đậu tương trên đất đồi Trung du phía Bắc Việt Nam đã cho rằng: khi bún lõn cho đậu tương tăng lên, với giống đậu tương không có nốt sần thì hầu như không có phản ứng gỡ. Cũn với giống đậu tương có nốt sần thì có tác dụng tăng năng suất hạt và thõn lỏ rõ rệt.

Theo Nguyễn Văn Bộ [2] ở Việt Nam trên đất phèn nếu không bón phân lõn cõy chỉ hút được 40 - 50kg N/ha, song bún lõn đó làm cho cây trồng hút được 120 - 130kg/ha.

Trên đất đồi chua hàm lượng Fe3+, Al3+ cao, bún lõn và đạm có tác dụng nâng cao năng suất đậu tương rõ rệt, Võ Minh Kha (1996) [20] .

Việc bún lõn trờn cỏc loại đất đều cho tác dụng nâng cao năng suất đậu tương, nhưng bún lõn hiệu quả nhất là cho đất chua phèn

Ở nước ta, một phần khá lớn diện tích đất canh tác là nghốo lõn, đặc biệt đất đồi thấp, đất chua, bạc màu.

Để đánh giá khả năng cung cấp lân trong đất cho cây trồng cần dựa vào hàm lượng lân dễ tiêu. Theo phương pháp đang dùng hiện nay trên thế giới

(Phương pháp Olsen) tính theo P2O5 dễ tiêu mg/100g đất

- Nghốo lân: < 2,5mg: đất nghốo lõn, rất cần bún lõn, bún lõn sẽ cho hiệu quả cao.

- Trung bình: 2,5 - 5,0 mg: đất cú lõn trung bình cần bún lõn, nếu bún lõn có hiệu lực khá.

- Khá giàu: 5 - 9 mg: đất cú lõn khỏ, bún lõn cho hiệu quả thấp. - Giàu: > 9 mg: đất giàu lõn, bún lõn ớt hoặc không có hiệu lực.

Dựa vào kết quả phân tích trên ta có thể đánh giá sự thiếu hụt lân trong đất, đó là một cơ sở rất quan trọng để xây dựng lượng phân lân cần bằng. Để đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt thì đậu tương cần được bón đầy đủ phân hữu cơ và các loại phõn khoỏng khỏc, vỡ nú chỉ có thể sinh trưởng và phát triển tốt khi được bón đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quy trình sản xuất đậu tương, lượng phân chuồng và các loại phân hữu cơ khác quy ra phân chuồng là 5 tấn/ha + super lân 200 - 300 kg, đạm sulphat từ 50-100 kg, kali sulphat từ 100 - 150 kg và nếu cần sẽ bún thờm 300 - 500 kg vôi bột cho chân đất chua. Đấy là những quy định chung, trong thực tế sản xuất phải tuỳ theo thời vụ, chất đất cụ thể mà vận dụng lượng phân bón nào cho thích hợp để vừa đạt được năng suất cao, vừa có hiệu quả kinh tế cao, do vậy mà không thể có một công thức bón chung cho tất cả các vụ, cỏc vựng, cỏc loại đất khác nhau được. Về lượng phân bón, chúng tôi xin đưa ra một số công thức sử dụng cho các vụ, các loại đất điển hình để tham khảo, Phạm Văn Thiều [37].

- Trong vụ xuân có thể bón cho mỗi hec ta đậu tương:

• 5 - 6 tấn phân hữu cơ các loại + 200 - 350 kg lân super + 100 - 150 kg cloruakali + 80 - 70 kg ure + 400 - 500 kg vôi bột trờn cỏc chân đất chua.

• 4 - 5 tấn phân chuồng + 300 - 350 kg super lân + 100 - 150kg cloruakali + 70 - 80 kg ure

- Vụ đụng: Trờn chõn chuyờn màu bón như ở vụ xuõn, chõn bói ven sông khụng bún lút mà chỉ có bón thúc, bún khụ rồi xới lấp hoặc có nước thì hoà phân vào nước rồi tưới thỳc. Riờng vụ đụng trờn chõn 2 vụ lúa phân hữu cơ nên ủ trước với tro, trấu, phân lân và đất bột cho mục rồi sau này phủ lên rạch đã gieo hạt như ở vụ hố chõn hai vụ lỳa. Cũn kali và đạm thì có thể dùng để bón thúc vào rạch hoặc tưới cho cây con lỳc đó cú 2 - 3 lá kép hoặc trước khi cây ra hoa.

Khi tiến hành gieo trồng cây đậu tương phải chú ý tới độ chua của đất. Nếu đất chua cần tiến hành bún vụi để cải tạo độ chua giúp cho cây đậu tương phát triển tốt hơn. ( Phạm Văn Thiều, 2006) [37]

Một phần của tài liệu nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống đậu tương trên các nền phân bón khác nhau trong điều kiện vụ đông và vụ xuân tại huyện như xuân, tỉnh thanh hóa (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(118 trang)
w