Phân tích môi trường bên ngoài Hanosimex, môi trường vĩ mô (mô hình PEST)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 53 - 56)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

2.3.1.1.Phân tích môi trường bên ngoài Hanosimex, môi trường vĩ mô (mô hình PEST)

hình PEST)

Kinh tế: Ăn mặc từ ngàn xưa đến nay là nhu cầu không thể thiếu. Khi nền kinh tế càng phát triển thì đòi hỏi mặc càng phải đẹp hơn, ăn ngon hơn. Ăn mặc không còn là một nhu cầu thiết yếu mà là công cụ, là điều kiện để làm đẹp. Chính vì vậy ngành công nghiệp dệt may phát triển để đáp ứng nhu cầu đó

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam có những bước tăng trưởng nhảy vọt, được đánh giá là một trong những nước phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, đời sống nhân dân tăng cao, vì vậy nhu cầu làm đẹp cũng ngày một được chú ý. Thị trường nội địa Việt Nam được đánh giá là hết sức tiềm năng với cơ cấu dân số trẻ cao và sự gia tăng tầng lớp trung lưu kéo theo nhu cầu tăng lên về hàng hiệu, hàng dệt may chất lượng. Thị trường nội địa có thể phân cấp thành thị trường cao cấp, trung cấp và bình dân. Trong đó thị trường cao cấp chủ yếu bao gồm những người có thu nhập cao tại thành thị, tiêu dùng chú ý tới thương hiệu sản phẩm, tập trung mua các sản phẩm cao cấp tại siêu thị hoắc các cửa hàng sưu tập thời trang.

Thị trường trung cấp bao gồm thành phần trung lưu, quan tâm đến chất lượng hàng hóa và giá cả sản phẩm nhiều hơn. Thị trường bình dân chủ yếu bao gồm người lao động có thu nhập thấp và đại bộ phận dân nông thôn.

Bên cạnh đó, nhu cầu nội tại đối với nguồn cung cấp vải và các nguyên phụ liệu của ngành công nghiệp may xuất khẩu cũng hết sức lớn. Có thể nói thị trường nội địa là thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp dệt may khai thác.

Công nghệ: Xu hướng phát triển của khoa học công nghệ đang tạo cho ngành dệt may không chỉ ở năng suất lao động tăng cao, chất lượng, hiệu quả mà còn mang lại nhiều tính năng sử dụng mới, hoàn thiện hơn, đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của con người. Các tiến bộ kỹ thuật trong các ngành công nghệ tin học, điện tử, công nghệ vật liệu, công nghệ chế tạo và môi trường đã tạo ra những thay đổi cách mạng trong việc tạo ra những nguyên liệu mới: xơ sợi với các tính năng mới, các loại thuốc nhuộm, chất trợ dệt, hóa chất xử lý…

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động vào ngành dệt may gồm:

• Công nghệ điện tử tin học : phục vụ việc thiết kế mẫu, xây dựng và lưu trữ mẫu mốt, chủng loại hàng hóa, lập và điểu khiển chương trình sản xuất, giao dịch điện tử, thị trường mua bán online

• Công nghệ chế tạo: tạo ra máy móc trang thiết bị dây chuyện sản xuất, tạo phụ tùng chi tiết cho dệt may, chế tạo các dụng cụ đo đạc, quan trắc, nghiên cứu phục vụ cho khâu kiểm tra nguyên liệu, bán thành phẩm và thành phẩm, kiểm tra các tính năng lý hóa của sản phẩm.

• Công nghệ vật liệu, phụ liệu cho ngành dệt may: công nghệ tiên tiến sản xuất các loại xơ biến tính, các loại vải có chức năng mới, chống co, chống nhàu, chống cháy, chống vi khuẩn, nấm mốc, mùi hôi…, tạo nguyên vật liệu như xơ sợi tổng hợp, hóa chất thuốc nhuộm, phụ liệu… Các lĩnh vực công nghệ phụ liệu trên quan trọng đối với công nghiệp dệt may vì nó có thể làm gia tăng từ 20- 25% giá trị hàng hóa và tạo ra sức cạnh tranh mới cho hàng dệt may. Trong những năm gần đây đã có những dây chuyền kéo sợi mới, sử dụng công nghệ bông chải liên hợp tự

động cao, các máy ghép tự động khống chế chất lượng, ứng dụng các kỹ thuật vi mạch điện tử vào hệ thống điều khiển tự động và kiểm tra chất lượng sợi tự động…

• Công nghệ sinh học: tạo ra các tính năng sử dụng đặc biệt của sản phẩm để tiêu dùng như bông có màu tự nhiên không cần nhuộm, vải có tính thấm- khử mồ hôi, chống vi khuẩn… Công nghệ gen tạo giống cho năng suất, chất lượng với các nguyên liệu tự nhiên ngành dệt như bông, dâm tơ tằm, len cừu… Công nghệ sinh học phục vụ xử lý hóa học hàng dệt may và xử lý chất thải bảo vệ môi trường…

Văn hóa xã hội: Việt Nam đang là điểm đến của các du khách nước ngoài, xu hướng mở cửa nền kinh tế- văn hóa và xã hội đã làm cho những lối sống mới xuất hiện và phát triển. Ngành công nghiệp thời trang cũng là tâm điểm sự thay đổi. So với thế giới, ngành dệt may Việt Nam phát triển chậm do những phong tục tập quán lâu đời, cổ hủ. Ngày nay sự thay đổi của nhận thức văn hóa dẫn đến nhu cầu thời trang cũng phải thay đổi. Mặt khác, thời trang thể hiện tính cách, ý tưởng mới nên hấp dẫn giới trẻ thích nghi với cuộc sống sôi động của thế giới. Đây chính là cơ hội và cũng là thách thức cho công ty nhằm đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng, sở thích, độ tuổi, địa vị công việc của người tiêu dùng để nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.

Chính trị, luật pháp: thời gian qua Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể và đạt được nhiều tiến bộ để cải thiện môi trường kinh doanh, dần từng bước hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống chính sách, pháp luật theo tiêu chuẩn quốc tế, đặc biệt là chính sách về đầu tư nước ngoài, thuế, thương mại. Thủ tục cấp giấy phép đầu tư và phân cấp cho phép nhà đầu tư có thể nhanh chóng nhận được giấy phép và triển khai đầu tư. Lĩnh vực cải cách hành chính cũng đạt nhiều tiến bộ. Tại các thành phố lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng được cải thiện nhanh chóng với mạng lưới dịch vụ phát triển mạnh. Thị trường chứng khoán hình thành và đi vào hoạt động. Đặc biệt sự ổn định nhiều năm về chính trị, xã hội cũng như điều kiện an ninh an toàn, không có khủng

Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế đáng kể như: hệ thống pháp luật còn yếu kém, hệ thống hành chính nặng nề, tình trạng tham nhũng phức tạp và chi phí đầu vào cao, hệ thống pháp luật và chính sách về kinh doanh còn thiếu đồng bộ, đặc biệt việc thực thi pháp luật còn là khâu yếu…

Với chức năng điều hành và quản lý ở tầm vĩ mô, các cơ chế chính sách và các giải pháp của chính phủ đóng vai trò quan trọng trong việc mở cửa thị trường, hoàn thiện môi trường kinh doanh góp phần hỗ trợ tích cực, tạo ra sự tăng trưởng của ngành dệt may trong các năm qua. Đó là việc tích cực trong đàm phán các hiệp định song phương và đa phương nhằm mở rộng thị trường, tạo ra bước nhảy vọt về kim ngạch dệt may xuất khẩu trong các năm qua. Chính phủ có những chính sách hỗ trợ và quan tâm lớn đến ngành dệt may như phê “duyệt chiến lược tăng tốc phát triển ngành dệt may đến năm 2010” là cơ sở và định hướng cho ngành dệt may cũng như cho công ty nói riêng trong việc tăng tốc phát triển đồng bộ, tăng năng lực cạnh tranh. Chính phủ ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành dệt may đến năm 2010: các dự án đầu tư vào các lĩnh vực dệt nhuộm, sợi, nguyên phụ liệu, được ưu đãi và hỗ trợ cho vay vốn đầu tư sản xuất, hỗ trợ ngân sách, cấp vốn ODA cho các dự án quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng …

Đồng thời cùng với việc Việt Nam là thành viên WTO, hạn ngạch dệt may được xóa bỏ, các doanh nghiệp dệt may sẽ không bị bó hẹp trong các thị trường, không bị phân biệt đối xử và có thể xuất khẩu theo năng lực thị trường

Quốc tế: Việt Nam gia nhập WTO đã tạo nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam về đầu tư, thị trường, bình đẳng trong các quan hệ thương mại song cũng có nhiều thách thức khi cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 53 - 56)