Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 85 - 92)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may

Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành dệt may cần thực hiện các biện pháp :

• Củng cố tổ chức theo hướng chuyên môn hoá và hợp tác hoá nhằm tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành dệt may

• Tái cơ cấu tài chính để giảm rủi ro trong kinh doanh, giảm chi phí lãi vay ngân hàng tạo điều kiện tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.

• Tận dụng năng lực thiết bị hiện có kết hợp bổ sung những khâu trọng yếu để thực hiện mục tiêu tăng sản lượng vải đạt chất lượng xuất khẩu cung cấp cho ngành may

• Tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho ngành dệt Trong đó các giải pháp cụ thể là :

Củng cố tổ chức sản xuất

Tập trung đánh giá đúng thực trạng của từng công ty trong tổng công ty, từ đó có giải pháp đồng bộ, thay đổi tổ chức , sắp xếp lại từng doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác cổ phần hoá các doanh nghiệp nhằm xóa bỏ lề thói quan liêu bao cấp trong các doanh nghiệp Dệt, lành mạnh hoá tài chính.

Có lợi thế là công ty mẹ con nên có thể hỗ trợ lẫn nhau từ mô hình doanh nhiệp này, do vậy công ty mẹ tích cực hỗ trợ cho các công ty con và để các doanh nghiệp tự hỗ trợ lẫn nhau trong cùng một mô hình liên kết.

Sắp xếp lại các doanh nghiệp theo hướng chuyên môn hoá và gọn nhẹ bộ máy quản lý.

Có thể áp dụng các biện pháp thuê giám đốc điều hành kể cả các chuyên gia nước ngoài nhằm cải tiến sản xuất ngành dệt.

Cùng với tái cơ cấu về tổ chức sẽ tái cơ cấu điều chỉnh thiết bị và mặt hàng của từng công ty trên cơ sở chuyên môn hoá và hợp tác hoá theo quy định của tổng công ty.

Tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp lớn 100% vốn nhà nước, tập trung tăng vốn sở hữu từ 30- 50% cơ cấu nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với các nguồn cung ứng từ quỹ sắp xếp doanh nghiệp của tập đoàn dệt may Việt Nam.

Đối với việc cổ phần hóa thì nghiên cứu phát hành thêm cổ phiếu ra ngoài để thu hút vốn nhằm đạt tỷ lệ vốn tự có tối ưu.

Gọi vốn nước ngoài thông qua con đường liên doanh, liên kết hay thu hút đầu tư nước ngoài vào ngành dệt. Việc thu hút đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dệt nhuộm là một kế hoạch rất khả thi, vì tính trên cả nước với hơn 1000 doanh nghiệp may rõ ràng là ngành dệt nhuộm đang là ngành thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Vấn đề là doanh nghiệp cần chủ động trong việc tìm kiếm đầu tư và chứng minh được khả năng với các nhà đầu tư nước ngoài.

Về đầu tư phát triển

Phân công chuyên môn hoá sản xuất theo loại mặt hàng đối với các công ty con. Tận dụng tối đa thiết bị đã đầu tư, thanh lý thiết bị cũ và đâu tư mới bổ sung nâng cao năng lực sản xuất nhất là khâu nhuộm- hoàn tất với mục tieu sản xuất được vải đảm bảo chất lượng cung cấp cho may xuất khẩu.

Cải tiến công nghệ và nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới nhằm sản xuất các mặt hàng có giá trị gia tăng cao.

Đầu tư có trọng điểm, tập trung, không đầu tư dàn trải, tránh lãng phí.

Tìm mọi giải pháp chiếm lĩnh thị trường nội địa, tăng cường công tác quản lý sản xuất, giảm mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu đến mức tối đa , nâng cao năng suất lao động để hạ giá thành nâng cao khả năng cạnh tranh, chuẩn bị đối phó với hàng nhập khẩu tràn lan vào Việt Nam.

Thành lập các trung tâm nguyên phụ liệu ở một số thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, tại đó các doanh nghiệp dệt tham gia giới thiệu sản phẩm và bán các mặt hàng vải đảm bảo chất lượng có thể cung cấp cho các doanh nghiệp may làm hàng xuất khẩu.

Nâng cao vai trò của kinh doanh hàng thời trang dệt may trong việc sử dụng vải của các công ty con, thiết kế sản phẩm mang nhãn hiệu Hanosimex phục vụ thị trường nội địa. Phát huy thế mạnh sản phẩm sợi, sản phẩm may mặc để mở rộng cả thị trường xuất khẩu và nội địa; tìm giải pháp để tổ chức lại sản phẩm dệt nhuộm, tạo bước chuyển biến mạnh về sản xuất vải đáp ứng cho thị trường nội bộ, nội địa và xuất khẩu.

Tập trung đẩy mạnh thị trường mua bán vải nội bộ giữa các doanh nghiệp dệt- may trong tổng công ty và trong tập đoàn dệt may Việt Nam, tận dụng những cơ hội đó để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

Các công ty dệt kết hợp với các công ty may tiếp cận khách hàng đặt hàng của doanh nghiệp may để giới thiệu bán hàng cho các đơn hàng xuất khẩu.

Nâng cao chất lượng vải và tìm kiếm thị trường để có thể tăng lượng vải xuất khẩu trực tiếp.

Sản xuất sợi

Tập trung nhiều biện pháp để đầu tư mở rộng thêm cơ sở sản xuất nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất sợi tăng tỷ trọng xuất khẩu sợi, đảm bảo đủ cho nhu cầu tiêu thụ sợi nội địa.

Với xuất khẩu: duy trì với thị trường truyền thống, tìm kiếm thêm thị trường mới.

Với thị trường nội địa: mở rộng thị trường miền Nam, khai thác thị trường miền Trung - nơi đang đầu tư phát triển ngành dệt, nâng chất lượng để chiếm lĩnh thị trường miền Bắc, làm chủ trong cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân.

Sản xuất vải:

Đầu tư kỹ thuật cho khu vực sản xuất vải dệt kim, ổn định việc tổ chức sản xuất, ổn định và từng bước nâng chất lượng sản xuất vải dệt kim để đáp ứng nhu cầu cho may sản phẩm nội địa và đảm bảo tiêu chuẩn để khách hàng nước ngoài lựa chọn là nhà cung cấp vải cho sản phẩm may mặc xuất khẩu (thay vì phải nhập ngoại như hiện nay). Đầu tư mở rộng để tăng năng lực sản xuất vải dệt kim.

Có phương án hợp tác với nước ngoài để có sự hỗ trợ về kỹ thuật cũng như giải quyết thị trường tiêu thụ cho sản xuất vải dệt thoi (xuất khẩu cũng như nội địa). Ổn định kỹ thuật và khai thác thị trường tiêu thụ vải cào lông.

Tăng cường công tác dự báo nhu cầu thị trường và nghiên cứu thiết kế mẫu vải với màu sắc phong phú phù hợp thị hiếu khách hàng trong nước và quốc tế. Cần phải nhận thấy rằng khâu thiết kế là một khâu quan trọng trong việc định hình và khẳng định vị trí của ngành dệt Việt Nam. Mà thực tế thì không chỉ có ngành dệt mà cả ngành may cũng phải đầu tư cho khâu thiết kế và lựa chọn mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Ngành thiết kế của Việt Nam chưa thực sụ phát triển trong khi đây là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp dệt may nói chung. Do nhu cầu của con người ngày càng cao, nên không chỉ đáp ứng nhu cầu về chất lượng vải, chủng loại vải mà nhu cầu thiết kế những mẫu vải mới, với công dụng hay màu sắc phù hợp chính là yêu cầu mà các doanh nghiệp dệt may cần nắm bắt được.

Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực

Cần phải nói rõ rằng, con người là chủ thể của mọi hành động, cũng như có tính quyết định và là chìa khóa của mọi vấn đề. Do vậy vấn đề quan trọng nhất chính là đào tạo nguồn nhân lực và sử dụng sao cho thật hợp lý

Nâng cao chất luợng lao động thông qua việc triển khai chương trình đào tạo lại lao động, đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân, cán bộ kỹ thuật viên, nghiệp vụ kinh tế trong từng doanh nghiệp dệt.

Tuy nhiên có một vấn đề quan trọng mà không thể đào tào hay đào tạo lại được, mà phải qua tác động vào nhận thức cho mỗi lao động, đó là tác phong làm việc công nghiệp, tính tiết kiệm và sự gắn bó với công việc cũng như nỗ lực hết mình vì sự phát triển của công ty và ngành dệt.

Hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho cán bộ quản lý ngành dệt.

Lựa chọn từ những lớp đào tạo cán bộ quản lý dài hạn những học viên xuất sắc gửi đi tu nghiệp hoặc đào tạo ngắn hạn tại các nước có công nghiệp dệt phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan…

Kiện toàn và bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ có năng lực Xây dựng cơ chế giám sát, quản lý mới theo quy luật thị trường

Đối với việc tuyển sinh, tuyển dụng mới: tiếp tục công khai để người lao động tham gia tuyển sinh, tuyển dụng lao động cho doanh nghiệp; dùng biện pháp tiếp thị nhu cầu đến từng địa phương có tiềm năng lao động, trên cơ sở nắm bắt thực tế đánh giá nguồn để có thể phối hợp cùng địa phương áp dụng các hình thức tuyển sinh đào tạo cho phù hợp và tuyển dụng có chất lượng.

Đối với tuyển dụng các đối tượng làm quản lý, kỹ thuật, nghiệp vụ: tiếp tục cải tiến quy trình (sơ tuyển, phỏng vấn, thử việc) để lựa chọn cho phù hợp, đạt yêu cầu sử dụng. Đồng thời giao việc thực tế để thử thách, tạo cơ hội thăng tiến cho họ. Đầu tư đào tạo cho mọi đối tượng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề, đáp ứng được yêu cầu của quản lý hiện đại, yêu cầu phát triển khoa học kỹ thuật mới. Đặc biệt với đội ngũ thiết kế sản phẩm, cần đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, tăng cường đi thực tế khảo sát thị trường, nắm thị hiếu và rút kinh nghiệm của các đối thủ cạnh tranh, trên cơ sở đó chuyển biến về thực chất tính đa dạng của sản phẩm, mẫu mã và đáp ứng được nhu cầu thời trang sản phẩm. Đồng

trường nhiều sản phẩm hấp dẫn, đào tạo đội ngũ thiết kế hiện có trở thành những nhà tạo mẫu mang tính chuyên nghiệp cao.

Khi thực hiện phương án di dời, mở rộng sản xuất kinh doanh, ngoài việc duy trì và tiếp tục đổi mới các giải pháp trước mắt, cần quan tâm đầu tư cho chiến lược phục vụ những nhu cầu thiết yếu trong đời sống người lao động, giúp cho họ ổn định cuộc sống, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp như công trình dịch vụ về nhà ở, nhà trẻ, mẫu giáo, chăm sóc sức khoẻ, vui chơi giải trí,...

Sau khi cổ phần hoá, Tổng công ty luôn đảm bảo gắn tiền lương thu nhập của người lao động với hiệu quả sản xuất kinh doanh; phấn đấu ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao làm cơ sở cho việc gia tăng thu nhập hàng năm cho người lao động tạo sức hút về vật chất để tuyển dụng và giữ chân người lao động.

Kết luận

Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động đến đời sống kinh tế đất nước nói chung và tổng công ty may Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, tìm các giải pháp đẻ nâng cao sức cạnh tranh của công ty mà đặc biệt là ngành dệt đang là vấn đề hết sức cấp bách. Trong khi nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa, cải thiện môi trường đầu tư cho mọi thành phần kinh tế, phát triển các thị trường (đặc biệt là tài chính, lao động), cải thiện đáng kể kết cấu hạ tầng, góp phần hỗ trợ tối đa cho đầu tư của các thành phần kinh tế và tăng năng suất lao động nói chung, tạo môi trường thể chế có hiệu quả theo hướng hỗ trợ tối đa cho nền kinh tế cạnh tranh và phù hợp với thông lệ cũng như các cam kết quốc tế… thì bản thân các doanh nghiệp dệt may – nhân tố trực tiếp tham gia và chịu tác động của tiến trình hội nhập, phải nỗ lực tăng cường sức cạnh tranh, tạo cơ sở quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Trong thời gian tới tổng công ty may Hà Nội nói riêng và các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung sẽ phải đối mặt với những thách thức mới, tuy nhiên với sự nỗ lực không ngừng của bản thân công ty và những chính sách khuyến khích của chính phủ, ngành dệt may Việt Nam sẽ có thể khẳng định vị thế của mình trên thế giới Tất nhiên bài luận của em còn rất nhiều hạn chế, các biện pháp đưa ra chưa thật sát và còn mang tính lý thuyết nhưng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của PGS. TS Nguyễn Như Bình bài viết của em sẽ hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 85 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w