Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 70 - 85)

Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty dệt may Hà Nộ

3.2.Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty nói riêng.

nói chung và công ty nói riêng.

Muốn năng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần thực hiện những biện pháp sau

Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường

Là công việc cần thiết đầu tiên đối vời bất cứ doanh nghiệp nào trong quá trình kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể khai thác hết tiềm năng của mình cũng như không thoả mãn tất được nhu cầu của khách hàng nếu không có được đầy đủ các thông tin chính xác về thị trường. Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ nắm được những thông tin cần thiết về giá cả, cung cầu hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp đang kính doanh hoặc sẽ kinh doanh để đề ra những phương án chiến lược và biện pháp cụ thể được thực hiện mục tiêu kinh doanh đề ra. Quá trình nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập thông tin, số liệu về thị trường kinh doanh, phân tích so sánh số liệu đó và rút ra kết luận, từ đó đề ra các biện pháp thích hợp đối với các doanh nghiệp. Để công tác nghiên cứu thị trường đạt hiệu quả cao,

các doanh nghiệp cần kết hợp cả hai phương pháp nghiên cứu tại bàn và phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.

Hoàn thiện chiến lược sản phẩm của doanh nghiệp

Các doanh nghiệp cần chọn những sản phẩm có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm theo nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng và nâng cao của xã hội. Khai thác có hiệu quả lợi thế của quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, hiện đại hóa khâu thiết kế sản phẩm, lựa chọn hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chiến lược sản phẩm.

Doanh nghiệp cần quan tâm đến chiến lược thích ứng hóa sản phẩm nhằm thoả mãn đến mức cao nhất nhu cầu thị trường. Trong chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp còn phải tính đến việc phát triển các sản phẩm mới, phải xem xét thái độ đối với sản phẩm của người tiêu dùng để kịp thời đưa ra các giải pháp cần thiết. Doanh nghiệp cần quán triệt sâu sắc việc coi trọng chiến lược sản phẩm gắn với việc đổi mới sản phẩm, gắn với chiến lược nhãn hiệu và các chiến lược dịch vụ gắn với sản phẩm. Sản phẩm phải đảm bảo thích nghi và đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng, kiểu dáng, mẫu mã và bao gói

Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng

Đây là khâu quan trọng trong vì nó quyết định việc đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.Doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá hoạt động của các thành viên kênh để có sự quản lý và điều chỉnh hệ thống kênh một cách có căn cứ và kịp thời. Tăng cường công tác quảng cáo, xúc tiên bán hàng và các loại dịch vụ để kích thích sức mua của thị trường. Quảng cáo và tuyên truyền trong truyền tin và xúc tiến hỗn hợp phải hướng đồng thời tới ba mục tiêu là: thông tin, thuyết phục và gợi nhớ. Tư tưởng chủ đạo của các thông điệp đưa ra phải dựa vào nguồn gốc sản phẩm, gây chú ý đến điều gì đó của sản phẩm đối với khách hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần quảng cáo uy tín của doanh nghiệp và tính nổi trội của các dịch vụ đi theo. Trong quá trình thực hiện chiến lược quảng cáo và tuyên truyền, doanh

Xác định rõ đối tượng tác động mục tiêu là ai, là người mua tiềm năng, người sử dụng hiện tại, người quyết định mua hàng hay người có tác động ảnh hưởng, cá nhân hay tổ chức.

Xác định các mục tiêu cần phải đạt được. Mục tiêu cần phải đạt được có thể chỉ là thông báo (khi bắt đầu quảng cáo và tuyên truyền) hoặc mục tiêu thuyết phục khách hàng có sự nhận thức đầy đủ và lòng tin vào sản phẩm và sự phục vụ của doanh nghiệp, hoặc chỉ là mục tiêu nhắc nhở khách hàng để họ có thể nhớ đến sản phẩm và doanh nghiệp.

Lựa chọn các phương án phân bổ ngân sách cho hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Có nhiều phương pháp xác định ngân sách như: tuỳ theo khả năng, phần trăm trên doanh số, phương pháp ngang bằng cạnh tranh, phương pháp theo mục tiêu, phương pháp phân tích, so sánh.

Quyết định các công cụ truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Nội dung chủ yếu của bước này là lựa chọn công cụ có tính khả thi cao, phù hợp với khả năng tài chính và đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra trong chiến lược truyền tin và xúc tiến hỗn hợp.

Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền tin và xúc tiến hỗn hợp. Trong quá trình tổ chức thực hiện phải chú ý tới luật pháp và quy định của Nhà nước về truyền tin và xúc tiến hỗn hợp về ngôn ngữ, biểu tượng, nội đung và các hình thức được ghép và không được ghép.

Kiểm soát, đánh giá hiệu quả và hiệu chỉnh chiến lược khi cần thiết. Các doanh nghiệp để phát triển thị trường và tăng doanh thu cần tăng cường các hoạt động dịch vụ trước, trong và sau bán hàng như: dịch vụ chào hàng, bảo hành sửa chữa miễn phí, cung ứng đồng bộ có bảo đảm, vận chuyển đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng, chính xác, chu đáo, theo yêu cầu của khách hàng với chất lượng cao hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Các doanh nghiệp cần có ban dịch vụ khách hàng để xử lý các khiếu nại và điều chỉnh, cung ứng các dịch vụ khách hàng một cách tốt nhất.

Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ người lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp... Ngoài ra, từng thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra sản phẩm cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.

Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu như hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dưỡng. Do đó, trước mắt cần đẩy mạnh đầu tư và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lượng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chưa đủ mạnh để đầu tư đồng bộ công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trường... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.

Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Một là, doanh nghiệp phải phát triển sáng tạo nhãn hiệu. Các doanh nghiệp cần trao việc hoạch định chiến lược và sáng tạo nhãn hiệu cho các chuyên gia nhằm mục đích là biến mình thành người thẩm định, sử dụng các dịch vụ tư vấn như: tư vấn sáng tạo phát triển nhãn hiệu, tư vấn về pháp lý, tư vấn kinh doanh và hoạch định chiến lược, tư vấn về quảng cáo và truyền thông, giám sát các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn. Việc sử dụng dịch vụ này sẽ đưa lại những điều tốt hơn cho doanh nghiệp.

Hai là, xây dựng thương hiệu phải khơi dậy cảm xúc của khách hàng. Để xây dựng một thương hiệu được khách hàng tin cậy thì doanh nghiệp cần phải hiểu rõ người hách hàng của mình hơn ai hết,và luôn lấy sự hài lòng của khách hàng làm trọng tâm cho mọi hoạt động.

Ba là, doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Để làm được điều này, trước tiên phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh của sản phẩm này cho một loại sản phẩm khác có chung kỹ năng, hoặc tạo ra một sản phẩm mới bổ sung cho sản phẩm đã có để làm tăng sự hài lòng và mức độ cảm nhận của khách hàng mục tiêu với sản phẩm đó.

Bốn là, nâng cao nhận thức về bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa. Các doanh nghiệp cũng cần nhận thức rằng mình là chủ thể trong các quan hệ về sở hữu trí tuệ. Các nhãn hiệu, kiểu đáng hàng hóa xuất khẩu là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền nhãn hiệu hàng hóa, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của thương hiệu tại các thị trường mà doanh nghiệp có chiến lược đầu tư kinh doanh là rất cần thiết.

Việc xây dựng thương hiệu của công ty cần thể hiện qua các hình thức tăng cường Marketing hay xúc tiến bán hàng và quan hệ công chúng để đẩy mạnh hình ảnh của Hanosimex đến với khách hàng. Đó là:

Marketing: hiện nay, hình thức marketing thiết thực nhất là quảng cáo. Chi phí cho quảng cáo là khá lớn, tuỳ theo phương tiện quảng cáo được sử dụng.

- Quảng cáo qua phương tiện truyền thanh: Quảng cáo thời trang bằng lời, qua đài phát thanh thường ít tác dụng, do trang phục không thể mô tả dáng vẻ của nó đơn giản chỉ bằng lời nói. Nên sử dụng phương tiện này để thông báo địa điểm và thời gian bán các kiểu quần áo đã được người tiêu dùng ưa thích quan tâm, hoặc thông báo các chương trình khuyến mãi sản phẩm, hoặc các chương trình biểu diễn thời trang của công ty. Để tiếp cận hiệu quả với khán thính giả là giới trẻc, công ty nên quảng cáo trên kênh phát thanh âm nhạc và giải trí của đài tiếng nói Việt Nam. Một số chương trình hiện được giới trẻ yêu thích như: chương trình âm nhạc MTV theo yêu cầu, Kết nối châu á - Asialink, chương

trình trò chuyện với người nổi tiếng, hay chương trình Phụ nữ và sắc đẹp – tư vấn làm đẹp cho phụ nữ…công ty có thể làm hợp đồng quảng cáo lúc mở đầu hoặc kết thúc giờ phát sóng các chương trình này.

- Quảng cáo qua truyền hình: Quảng cáo băng hình ảnh trên màn ảnh truyền hình có tác dụng lớn hơn nhiều. Qua việc sử dụng âm thanh và hình ảnh chuyển động, các quảng cáo thời trang phát trên truyền hình sống động, lôi cuốn và làm người xem thú vị hơn nhiều so với bất cứ phương tiện nào khác. Người xem có thể thấy hình ảnh thực của các kiểu trang phục mới ngay trong ngôi nhà của mình. Quảng cáo trên truyền hình có thể tạo ra những hình tượng thời trang gây sự chú ý của khách hàng, khơi gợi nhu cầu, làm cho họ có mong muốn sở hữu một kiểu thời trang như thế. Qua phương tiện truyền hình, ngày nay thời trang có thể được quảng cáo trên phạm vi cả nước và ra khắp thế giới. Công ty có thể đặt làm các videoclip quảng cáo, hoặc đăng kí tham gia các chương trình về chủ đề thời trang trên truyền hình Hà Nội hoặc kênh giải trí VTV3 của truyền hình Việt Nam, như chương trình Thời trang và cuộc sống hiện nay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Quảng cáo qua báo : quảng cáo thời trang qua báo có ưu điểm là tính phổ cập cao. Do báo có lượng phát hành lớn và giá rẻ, cập nhật thông tin nên được nhiều người mua. Nhờ đó quảng cáo thời trang trên báo có thể tiếp cận với nhiều loại đối tượng khác nhau, và xuất hiện liên tục do báo có thể phát hành theo ngày, theo tuần. Như vậy, qua phương tiện báo có thể thực hiện các mục tiêu quảng cáo là tạo sự biết đến và nhắc nhở sự có mặt của các sản phẩm thời trang của công ty, giới thiệu nhanh chóng, kịp thời các kiểu quần áo mới nhất, và không nằm ngoài mục tiêu là kích thích nhu cầu của khách hàng. Một số báo có lượng độc giả phần lớn là giới trẻ như: báo Hoa học trò, báo Sinh Viên, báo Thể thao, báo Phụ nữ thủ đô…có thể in riêng các tờ quảng cáo hoặc xen vào các chuyên mục mua sắm trong nội dung báo.

- Quảng cáo trên tạp chí: hình ảnh của trang phục sẽ hấp dẫn và đẹp hơn khi được in trên tạp chí do màu sắc trung thực và giấy có chất lượng cao hơn so với báo.

có khả năng chọn lọc đối tượng đọc cao. Mỗi tạp chí đều có chủ đề riêng, do đó khi quảng cáo thời trang nên lựa chọn các loại tạp chí liên quan đến chủ đề thời trang, mua sắm, tiêu dùng, văn hoá, lối sống,v.v…Tạp chí thường phát hành theo từng tháng nên cũng phù hợp với thời điểm có thể giới thiệu các mẫu thiết kế thời trang mới của công ty. Một số tạp chí trong nước có chủ đề thời trang và có lượng độc giả lớn như : Tạp chí dệt may, tạp chí Công nghiệp nhẹ,tạp chí Mốt, tạp chí Thời trang trẻ, Tiếp thị và gia đình, Thế giới phụ nữ, Tiếp thị Sài Gòn, Tư vấn tiêu dùng, Cẩm nang mua sắm…

Công ty cũng cần chú ý đến việc lựa chọn các người mẫu chụp ảnh quảng cáo, nên chọn những người mẫu nổi tiếng trong nước hoặc các diễn viên được ưa thích. Chí phí mà các doanh nghiệp Việt Nam trả cho những người mẫu từng đoạt giải hoa khôi, á khôi để chụp ảnh quảng cáo trung bình 100- 300 USD ( khoảng 1,5 –4,5 triệu). Người mẫu độc quyền cho một loại sản phẩm có mức chi phí gần 2000USD. Thù lao chụp ảnh các bộ sưu tập thời trang mới thường ở mức 300.000 – 400.000 đ/ người/ buổi.

Xúc tiến bán : thực chất của hoạt động này sử dụng các công cụ cổ động kích thích để thúc đẩy các khâu: cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc một nhóm sản phẩm hàng hóa của công ty. Đối tượng cần tác động bao gồm cả người tiêu dùng và các trung gian, nhân viên bán hàng. Đối với sản phẩm thời trang để thực hiện mục tiêu giới thiệu mẫu mốt mới một cách hiệu quả thường sử dụng các công cụ chủ yếu sau:

- Đối với người tiêu dùng:

Trưng bày các sản phẩm tại nơi bán, sử dụng các cửa hàng, quầy hàng giới thiệu sản phẩm: Tạo một không gian mua sắm hấp dẫn, lôi cuốn khách hàng quan sát sản phẩm lâu hơn, có thể cảm nhận được vẻ đẹp của kiểu trang phục mới. Có thể đạt được hiệu quả này nhờ vào sử dụng âm thanh, ánh sáng, hình ảnh, các manơcanh quảng cáo, kết hợp với nghệ thuật sắp đặt và các phương tiện trưng bày thời trang tại cửa hàng.

Hội chợ và triển lãm thương mại: nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng và công chúng. Hình thức này có thể tiếp cận với lượng lớn người đến xem. Việc tham dự các diễn đàn này là nhằm cung cấp cho thị trường thông tin về sản phẩm, thiết lập các quan hệ với các khách hàng triển vọng. Các gian hàng được dàn dựng để trưng bày các kiểu quần áo thời trang của công ty, cung cấp các tài liệu về sản phẩm, như catalog về hình ảnh các mẫu thiết kế, địa chỉ mua sắm và đồng thời cũng thực hiện việc trình bày trước các phương tiện truyền thông.

Hội nghị khách hàng: tổ chức gặp gỡ và hội thảo với khách hàng giúp họ có thể đánh giá khách quan mức độ đáp ứng của sản phẩm đối với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Cũng có thể tham khảo ý kiến, thăm dò thái độ của khách hàng đối với một kiểu trang phục mới của công ty trước khi tung ra thị trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty dệt may Hà Nội.DOC (Trang 70 - 85)