Phân loại các khoản tín dụng tại chi nhánh HDB Hà Nội

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 44 - 49)

Ngân hàng phân chia các hình thức cấp tín dụng theo các tiêu thức khác nhau, để tiện cho việc quản lí và đánh giá trong nội bộ ngân hàng.

Phân chia theo loại tiền, các khoản tín dụng được chia làm 2 loại, VND và ngoại tệ.

Cho vay ngoại tệ là hình thức cấp tín dụng để phục vụ nhu cầu sử dụng ngoại tệ của khách hàng. Thông thường, tín dụng bằng ngoại tệ được chi nhánh cấp bằng EURO hoặc USD, và chỉ được cấp trong các trường hợp nhất định:

- Để thanh toán cho đối tác nước ngoài tiền nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, để trả nợ nước ngoài trước hạn nếu các khoản vay có đủ điều kiện theo quy định.

- Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu.

- Để thực hiện các dự án đầu tư theo quyết định của Thủ tướng chính phủ, cho vay đối với người lao động đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài theo quy định của ngân hàng Nhà nước.

- Cho vay để thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, thực hiện các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có nguồn thu ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.

Biểu đồ 2.3. TỶ TRỌNG DƯ NỢ THEO LOẠI TIỀN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 T ri ệu đ n g Năm 2006 (6 tháng cuối năm) Năm 2007 Năm 2008 Ngoại tệ VND

Nguồn: Báo cáo tổng hợp phân loại nợ HDB Hà Nội

Qua biểu đồ trên ta thấy, thời gian qua dư nợ tín dụng của chi nhánh chủ yếu dưới dạng VND, tín dụng bằng ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Năm 2006 chi nhánh không có khoản vay nào bằng ngoại tệ. Năm 2007, trong quá trình mở rộng tín dụng, chi nhánh cho vay 51,589 triệu đồng dưới hình thức ngoại tệ, bao gồm USD và EUR, chiếm 2.23% trong tổng dư nợ của chi nhánh. Đến năm 2008, tỷ lệ này giảm xuống còn 1.16% so với tổng dư nợ.

Một nguyên nhân của tỷ lệ dư nợ bằng ngoại tệ thấp là do chi nhánh mới đi vào hoạt động chưa lâu, chưa thiết lập được nhiều mối quan hệ thân thiết với các khách hàng. Ngoài ra, năm 2008, nhận biết tỷ giá biến động thất thường khó kiểm soát, chi nhánh đã chủ động giảm tỷ lệ cho vay bằng ngoại tệ đối với những khách hàng có nghi ngờ hoặc chưa có mối quan hệ lâu dài, hiểu rõ lẫn nhau. Tuy nhiên, trong năm tới, khi mà nền kinh tế đi vào ổn định và nhu cầu hội nhập, giao dịch với quốc tế càng mở rộng thì nhu cầu vốn bằng ngoại tệ sẽ càng tăng và chi nhánh không thể bỏ qua cơ hội này để mở rộng hoạt động và quan hệ, tăng dư nợ tín dụng.

Phân loại theo kỳ hạn nợ, tín dụng bao gồm tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.

Nhìn chung, chi nhánh tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn. Hướng đi này phù hợp với điều kiện một chi nhánh mới thành lập và đi vào hoạt động trên địa bàn mới trong môi trường kinh tế- tài trong thời gian vừa qua. Qua biểu đồ, ta thấy được những biến đổi trong cơ cấu cho vay theo thời hạn của chi nhánh HDB Hà Nội. Năm 2007, ngân hàng có mở rộng cho vay vốn trung và dài hạn, tuy nhiên cho vay ngắn hạn vẫn chiếm vai trò chủ đạo trong tín dụng của chi nhánh, chiếm 87% tổng dư nợ. Đến năm 2008, khi nhận thấy nền kinh tế biến động bất ổn và có những dấu hiệu bất lợi, chi nhánh lại thu hẹp tín dụng trung và dài hạn, đưa tín dụng ngắn hạn chiếm 91% tổng dư nợ. Chi nhánh giữ mức dư nợ ngắn hạn cao là hợp lí bởi ngoài môi trường kinh tế khó khăn, việc chi nhánh mới thành lập, thông tin khách hàng còn nhiều hạn chế là một nguyên nhân khiến chi nhánh nên cẩn trọng trong việc cho vay và tập trung vào cho vay ngắn hạn để giảm thiểu rủi ro.

Biểu đồ 2.4.PHÂN LOẠI NỢ THEO KỲ HẠN TẠI HDB HÀ NỘI GĐ 2006-2008

NĂM 2006 (6 THÁNG CUỐI NĂM) 91.24% 8.11% 0.65% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn NĂM 2007 87.08% 10.82% 2.11% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn NĂM 2008 91.40% 7.49% 1.10% Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Bảng 2.5: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG

Đơn vị: Triệu đồng

Năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Cho vay Dư nợ Tỷ

trọng % Dư nợ Tỷ trọng % Dư nợ Tỷ trọng % TCKT 70,038 52.84 1,339,023 58.73 1,211,391 74.54 Cá nhân 62,510 47.16 940,941 41.27 413,765 25.46 Tổng DN 132,548 100 2,279,964 100 1,625,156 100

Nguồn: Báo cáo tổng hợp dư nợ tín dụng HDB Hà Nội

Qua bảng số liệu ta thấy, có sự chuyển dịch trong cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng tại chi nhánh. Năm 2006, dư nợ đối với tổ chức kinh tế và cá nhân của chi nhánh có tỷ trọng tương đương nhau. Đến những năm 2007 va 2008, tỷ trọng cho vay đối với các tổ chức kinh tế ngày càng tăng lên đáng kể, đến năm 2008, tỷ trọng cho vay các TCKT đã bằng 3 lần tỷ trọng cho vay cá nhân. Năm 2007, tổng dư nợ đối với TCKT là hơn 1,300 tỷ đồng, chiếm 58.73% tổng dư nợ và nhiều hơn 1.5 lần so với cho vay cá nhân. Đến năm 2008, mặc dù chi nhánh tiến hành thu hẹp tín dung, với tổng dư nợ giảm gần 30% nhưng dư nợ đối với các tổ chức kinh tế chỉ giảm nhẹ. Năm 2008, dư nợ cho vay cá nhân giảm một nửa, còn hơn 400 tỷ và chiếm 25% tổng dư nợ.

Diễn biến này cho thấy chi nhánh đang ngày càng mở rộng mối quan hệ của mình với các TCKT. Nó cũng phù hợp với thực tế phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, các TCKT ngày một lớn mạnh, nhu cầu vốn ngày một tăng và các TCKT cũng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Cho vay các TCKT, ngân hàng có điều kiện tìm hiểu, đánh giá năng lực, hoạt động kinh doanh và có nhiều nguồn thông tin hơn khi đưa ra quyết định cho vay, nhờ đó hạn chế được rủi ro không mong muốn. Vì vậy, các TCTD hiện nay thường coi TCKT là đối tượng khách hàng tiềm năng cần hướng tới, chiếm tỷ trọng dư nợ lớn hơn và chi nhánh HDB Hà Nội cũng nằm trong xu thế chung đó.

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tạo ngân hàng TMCP phát triển nhà thành phố HCM chi nhánh Hà Nội.doc (Trang 44 - 49)