2.1.1. Tình hình huy động vốn
2.1.1.1. Tín phiếu kho bạc
Trong các đợt phát hành, tín phiếu kho bạc thường có các kỳ hạn 3-6 tháng. Lãi suất phát hành tín phiếu kho bạc được xác định trên cơ sở kết quả từng đợt đấu thầu.. Việc đấu thầu tín phiếu kho bạc được thực hiện theo một trong hai hình thức đấu thầu cạnh tranh lãi suất, hoặc kết hợp giữa đấu thầu cạnh tranh lãi suất với đầu thầu không cạnh tranh lãi suất.
Bảng 1.1: Kết quả phát hành Tín Phiếu KB qua KBNN giai đoạn 2003-2007
Số TT Năm Khối lượng (tỉ đồng) Lãi suất (%/tháng) Kì hạn (tháng) 1 2003-2004 3842 0.9 3-6 2 2005 2234 0.8-1 3-6 3 2006 5214 0.9 6 4 2007 3129 0.9-1.1 6 Cộng 14.419
Nguồn: Vụ đầu tư-BTC
Hoạt động tín phiếu kho bạc qua NHNN đã đem lại những kết quả thiết thưc. Qua nhiều năm hoạt động thì thị trường tín phiếu kho bạc đã phát triển về cả quy mô lẫn tần suất thực hiện. Hầu hết là khối lượng huy động năm sau nhiều hơn năm trước và đây cũng chính là nguồn để bù đắp thiếu hụt NSNN, lãi suất ngày càng ổn định, tăng giảm theo đúng giá trị của thị trường theo từng năm.
2.1.1.2. Trái phiếu kho bạc
Kho bạc Nhà nước đã thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu huy động vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm của nền kinh tế. Ngày 24/9/2003, Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 28-CT/TW và Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết số 414/2003/NQ- UBTVQH, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 182/2003/QĐ- TTg về việc phát hành trái phiếu Kho bạc để đầu tư một số công trình giao thông thuỷ lợi quan trọng của đất nước giai đoạn 2003 – 2010 như: Dự án đường Hồ Chí Minh, vành đai biên giới phía Bắc, Hành lang Côn Minh- Hải phòng, các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện.
Bảng 1.2: Kết quả phát hành Trái Phiếu KB qua KBNN giai đoạn 2003-2007 Số TT Năm Khối lượng trúng thầu (tỉ đồng) Lãi suất trúng thầu (%) Lãi suất trần (%) 1 Năm 2003 600 8.2 8.5 2 Năm 2004 1.333 8,3 – 8,35 8.5
3 Năm 2005 231 7,4 - 8,6 8.7
4 Năm 2006 235 8,7 8,7
5 Năm 2007 935,7 9,35-9,5 9,7
Tổng 3.334,7
Nguồn: Vụ đầu tư-BTC
Chính phủ đã phát hành nhiều đợt TPKB với các khối lượng và lãi suất khác nhau, như đợt 1 năm 2003 đã phát hành lô đầu tiên với lãi suất 8.2%/năm, đến 2005 phát hành với lãi suất 8.4%/năm …
2.1.1.3. Trái phiếu công trình trung ương
Trong đợt phát hành trái phiếu công trình đợt 1, số tiền thu được đạt gần 4.500 tỷ VND và trên 31 triệu USD, vượt hơn 10% kế hoạch. Trong đó, số tiền thu được qua đợt phát hành này chủ yếu dưới hình thức qua Kho bạc Nhà nước, đạt trên 2.400 tỷ VND, và hơn 22 triệu USD, bảo lãnh khoảng 1.400 tỷ VND, đấu thầu qua ngân hàng Nhà nước là 9 triệu USD.
Trong đợt 2, KBNN phát hành gần 10000 tỉ đồng. Trái phiếu công trình phát hành trong thời gian qua đã đạt được những kết quả nhất định, đây là một kênh huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư để đầu tư cho các công trình (chủ yếu là cơ sở hạ tầng). Việc phát hành trái phiếu công trình cũng làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình trái phiếu trên thị trường. Đồng thời, trái phiếu công trình TW đã được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ thị trường mở, qua đó tạo thuận lợi thu hút thêm các thành viên tham gia vào thị trường, nâng cao khả năng điều tiết tiền tệ của NHNN. Nhờ có nguồn vốn huy động từ kênh phát hành này mà một số công trình (YaLy, Định Công... ) đã có nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ của dự án, sớm đưa các dự án đi vào hoạt động, khai thác có hiệu quả, tạo ra nguồn thu ổn định đảm bảo thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, qua đó nâng cao uy tín, tạo đà thuận lợi cho các đợt phát hành tiếp theo.
2.1.1.4. Trái phiếu đầu tư
Lần đầu tiên trái phiếu Chính phủ đầu tư cho y tế sẽ được phát hành trong giai đoạn từ nay đến 2010. Lượng trái phiếu sẽ được phát hành lên đến 4.000 tỷ đồng.
Số tiền này sẽ được đầu tư cho bệnh viện tuyến huyện ở 64 tỉnh thành trong cả nước, với quy mô 50 - 380 giường bệnh/bệnh viện.
2.1.1.5. Trái phiếu ngoại tệ
Nghị định số 141/2003/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 20/11/2003 đã mở ra một kênh huy động vốn để đầu tư phát triển các công trình trọng điểm của đất nước, trong năm 2003 và 2004 Bộ Tài chính (KBNN) đã phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng USD. Phát hành trái phiếu Chính phủ có mệnh giá bằng ngoại tệ, là một bước đi mới trong công tác phát hành trái phiếu Chính phủ, tạo cơ hội đầu tư mới, giúp người dân làm quen với hình thức đầu tư trái phiếu có mệnh giá bằng ngoại tệ.
Bảng 1.3 : Kết quả huy động TPCP có mệnh giá bằng ngoại tệ giai đoạn 2003-2004 Năm Kì hạn (năm) Lãi suất (%/năm) Số tiền huy động (USD) Năm 2003 32.794.000 Bán lẻ 5 3,5 23.794.000
Đấu thầu qua NHNN
5 3,4 9.000.000
Năm 2004 44.358.000
Bán lẻ 5 3,5 38.858.000
Đấu thầu qua NHNN
5 3,5 5.500.000
Tổng
77.152.000
Nguồn:Vụ đầu tư-BTC
300 triệu USD trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ sẽ được đấu thầu trong ba đợt và bắt đầu từ ngày 24/3, với đợt đầu tiên dành cho 100 triệu USD trái phiếu kỳ hạn 1 năm. Các kỳ hạn tiếp theo, 100 triệu USD kỳ hạn 2 năm đấu thầu vào 24/3 và 100 triệu USD kỳ hạn 3 năm đấu thầu vào vào 27/3. Phiên đấu giá đầu tiên phát hành Trái phiếu Chính phủ bằng ngoại tệ đã thắng lớn khi 100 triệu USD chào bán đã được
mua hết với lãi suất chỉ 3%/năm. Phiên này chào bán trái phiếu ngoại tệ đã rất hấp dẫn các tổ chức đầu tư khi số lượng thành viên tham gia dự thầu là 30 thành viên với tổng khối lượng dự thầu lên tới 766 triệu USD, gấp 7,66 lần khối lượng gọi thầu.
Hai phiên đấu giá kỳ hạn 2 năm và 3 năm tiếp theo thì bán không hết hàng do các nhà đầu tư không đạt được kỳ vọng về lãi suất. Ngày 27/3, cũng như các lần trước, trái phiếu ngoại tệ vẫn thu hút được sự quan tâm của khách hàng là các tổ chức tài chính. Số lượng mua lên đến 362,1 triệu USD, gấp 3,6 lần số lượng chào bán 100 triệu USD. Tuy nhiên, cuối cùng, số lượng trúng thầu chỉ là 50,1 triệu USD. Trái phiếu Chính phủ ngoại tệ kỳ hạn 3 năm bị ế gần một nửa. Nhà đầu tư đặt mua số lượng nhiều nhưng bán ít được vì họ không đạt được kỳ vọng về lãi suất. Lãi suất khống chế trần do Bộ Tài chính đưa ra chỉ là 3,6%/năm. Trong khi đó thì các nhà đầu tư đều kì vọng lãi suất 7%/năm.
2.1.1.6. Công trái xây dựng tổ quốc
Trong giai đoạn từ năm 2003 thì Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công 2 đợt phát hành công trái XDTQ vào năm 2003 và năm 2005. Mục tiêu là huy động vốn để đầu tư cho các mục tiêu chương trình quốc gia. Năm 2003, thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính (KBNN) đã tổ chức thành công đợt phát hành công trái XDTQ (công trái giáo dục đợt I), huy động vốn trong xã hội để thực hiện mục tiêu “ xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá” ở các tỉnh miền núi, tây nguyên và các tỉnh còn nhiều khó khăn. Công trái giáo dục có kỳ hạn 5 năm, lãi suất cố định 40%/5 năm và được thanh toán một lần cùng với tiền gốc khi đến hạn. Theo đến ngày 2/5/2005 Bộ Tài chính (KBNN) tổ chức phát hành công trái giáo dục đợt II, công trái có kỳ hạn 5 năm, khối lượng huy động trên 10.000 tỷ đồng để hỗ trợ các tỉnh miền núi, Tây nguyên và các tỉnh còn khó khăn tiếp tục thực hiện mục tiêu xoá phòng học ba ca và tranh tre nứa lá và kiên cố hoá trường lớp học.
Bảng 1.4 : Kết quả phát hành công trái XDTQ giai đoạn 2003-2005 Năm phát hành Khối lượng đã huy động (tỉ đồng) Kì hạn (năm) Lãi suất (%/năm) Tỉ lệ hoàn thành (%) 2003 2.580 5 8 129 2005 4.496 5 10 116 Cộng 7.076
Nguồn: Vụ đầu tư-BTC
Công trái XDTQ phát hành năm 2003 và năm 2005 đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các tầng lớp nhân dân, các cơ quan và tổ chức trên địa bàn cả nước. Thành công của hai đợt phát hành công trái XDTQ là đã huy động được vượt mức kế hoạch vốn đã đề ra, đáp ứng đủ và kịp thời nhu cầu vốn để đầu tư cho các mục tiêu chưng trình quốc gia, đồng thời cũng là một bước tiến mới trong công tác phát hành TPCP, từng bước tạo điều kiện cho người dân làm quen với hình thức đầu tư trung hạn.
2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ phủ
2.1.2.1. Nhân tố khách quan
- Nhân tố về kinh tế: mặc dù trong mấy năm gần đây, đất nước ta có tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế cao, tuy nhiên, vẫn có nhiều khó khăn do trình độ phát triển kinh tế chưa cao với dân cư đang còn nghèo nên việc huy động vốn trong nhân dân cũng đang gặp nhiều khó khăn.
- Nhân tố về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu ngươi trong cả nước còn thấp, tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao, tích luỹ trong dân cư chưa lớn, chưa đồng đều mà chỉ tập trung vào một số hộ, một số doanh nghiệp tư nhân. Trình độ dân trí thấp nên việc phát hành trái phiếu Chính phủ của Kho bạc để thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư chưa đạt hiệu quả cao.
- Nhân tố lạm phát: Do tình hình lạm phát còn lớn, đồng tiền vẫn bị mất giá, do vậy rủi ro là không tránh khỏi. Dù lãi suất cao nhưng tiền mất giá thì lãi suất không bù được vốn gốc, người dân mua trái phiếu Kho bạc phải chịu lãi suất âm. Đó là lý do khiến
người dân không dám mạo hiểm bỏ tiền vào mua trái phiếu Chính phủ. Do đó, lạm phát cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới việc huy động vốn của KBNN.
2.1.2.2. Nhân tố chủ quan
- Nhân tố lãi suất: Đây là nhân tố cơ bản ảnh hưởng tới việc huy động vốn. Người dân mua trái phiếu Chính phủ trước tiên phải xem xét yếu tố lãi suất vì cho Nhà nước vay cũng là đầu tư gián tiếp, mà đầu tư phải sinh lợi, ít nhất là sinh lợi đó phải bằng lợi tức bình quân của các ngành kinh tế đạt được sau khi bảo toàn vốn. Song lãi suất Chính phủ chưa hấp dẫn được người dân trong khi người dân có thói quen gửi tiết kiệm Ngân hàng vì lãi suất Ngân hàng cao hơn, linh hoạt hơn, dễ rút vốn hơn.
Thực tế đã có nhiều đợt lãi suất Ngân hàng cao hơn nên dân đã rút tiền ra chịu không hưởng lãi để quay sang gửi tiết kiệm Ngân hàng. Hiện nay lãi suất trái phiếu Chính phủ đã phần nào hấp dẫn được dân chúng, do vậy việc huy động vốn qua phát hành trái phiếu Chính phủ ở hệ thống KBNN đã tăng lên.
- Nhân tố thông tin, tuyên truyền: Do thông tin, tuyên truyền còn hạn chế, chưa tổ chức được mạng lưới tuyên truyền rộng rãi trên địa bàn cả nước, chưa có hoạt động Marketing chuyên sâu nên người dân chưa quen với trái phiếu Chính phủ. Tập quán cho Nhà nước vay dài hạn chưa hình thành vững chắc trong dân cư nên họ chưa tin vào tương lai của việc mua trái phiếu.
- Nhân tố về tổ chức công tác huy động vốn: Việc tổ chức phát hành trái phiếu Chính phủ tại các địa bàn như thế nào cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới việc huy động vốn.
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ2.2.1. Nguyên tắc phân bổ, sử dụng nguồn vốn 2.2.1. Nguyên tắc phân bổ, sử dụng nguồn vốn
2.2.1.1. Phân bổ, sử dụng nguồn vốn
Tập trung vốn đầu tư cho các dự án theo thứ tự ưu tiên, đảm bảo bố trí đủ vốn để hoàn thành dứt điểm dự án, đáp ứng yêu cầu bức thiết của dự án. Mức vốn bố trí hàng năm của các dự án căn cứ vào nhu cầu đăng ký vốn thanh toán theo tiến độ thực hiện
của dự án và khả năng huy động trái phiếu Chính phủ. Việc đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm thực hiện theo thời hạn quy định như lập dự toán ngân sách nhà nước, nhưng được lập riêng cho các dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Căn cứ vào tiến độ đầu tư đã được xác định và tình hình thực hiện các dự án, các Bộ và Ủy ban nhân dân các tỉnh đăng ký nhu cầu về mức vốn trái phiếu Chính phủ hàng năm của từng dự án, gửi Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, làm căn cứ huy động và bố trí vốn trái phiếu Chính phủ, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định. Kế hoạch vốn đăng ký phải đảm bảo phù hợp tình hình thực hiện, không đăng ký vượt khả năng giải ngân của dự án, dẫn tới thừa vốn huy động, gây lãng phí cho Nhà nước.
Mức vốn đã đăng ký trong năm được thanh toán đến hết ngày 31 tháng 01 năm sau. Bảo đảm bố trí vốn không vượt quá tổng mức đã được thông báo giao chỉ tiêu theo ngành, lĩnh vực, tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí cho dự án cho cả thời kỳ 2003-2010.
2.2.1.2. Điều chỉnh mức vốn thanh toán
Nếu tiến độ thực hiện và nhu cầu vốn thanh toán thực tế trong năm của các dự án có thay đổi so với mức vốn đăng ký đầu năm, các Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh thực hiện điều chỉnh giảm mức vốn của các dự án không có khả năng thực hiện, tăng mức vốn cho các dự án có khả năng thực hiện vượt tiến độ. Việc điều chỉnh vốn đảm bảo nguyên tắc không được vượt vốn của từng dự án, không vượt vốn theo ngành và không vượt tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ đã được Thủ tướng Chính phủ giao cho cả giai đoạn 2003-2010. Để phù hợp với thời điểm phát hành trái phiếu Chính phủ, thời gian điều chỉnh mức vốn đầu tư hàng năm kết thúc vào ngày 31 tháng 10. Các Bộ, UBND các tỉnh gửi báo cáo điều chỉnh mức vốn các dự án (nếu có) về Bộ Tài chính để làm căn cứ thông báo vốn và chủ động điều chỉnh mức phát hành trái phiếu Chính phủ.
Đối với các dự án đang đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước nay được đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ hoặc các dự án được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, vốn trái phiếu Chính phủ chỉ bố trí để đầu tư tiếp và trong phạm vi nguồn vốn trái
phiếu Chính phủ đã được quyết định, không thanh toán cho phần vốn ngân sách nhà nước và các nguồn vốn khác đã bố trí cho dự án. Các dự án đã được ứng trước vốn ngân sách nhà nước được bố trí vốn trái phiếu Chính phủ để hoàn ứng. Số vốn hoàn ứng được bố trí trong nhu cầu vốn đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ hàng năm và được thu hồi bằng cách trừ vào mức thanh toán vốn đầu tư của dự án. Đối với các dự án do địa phương quản lý đã được Bộ Tài chính ứng vốn trong các năm trước, Ủy ban nhân dân các tỉnh bố trí vào nhu cầu vốn trái phiếu Chính phủ năm 2006, 2007 để hoàn ứng. Bộ Tài chính chuyển vốn cho địa phương, đồng thời thu hồi số vốn đã ứng trước. Các dự án đang đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước nay được chuyển sang đầu tư bằng