Trước hết cần xây dựng những chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực có phẩm chất tốt sau đó thực hiện đào tạo tăng năng lực hoạt động trong hoạt động đầu tư phát triển, cần phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đào tạo đồng bộ từ cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ phụ trách khoa học kỹ thuật đến đội ngũ công nhân…và đặc biệt chú tâm vào kỹ năng xây dựng, đánh giá quản lý dự án, nâng cấp năng lực tiếp nhận và đánh giá thông tin.
Phải quan tâm, bồi dưỡng, tạo những điều kiện thuận lợi nhất để đào tạo tuyển dụng không những nguồn nhân lực trong nước mà còn nguồn nhân lực từ nước ngoài, giảm hiện tượng chảy máu chất xám, người tài đi mất. Thực hiện chế độ tuyển dụng cán bộ thông qua thi tuyển, kiểm tra chặt chẽ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo.Thi tuyển thường xuyên để có thể sàng lọc và thay thế những cán bộ không đủ năng lực, tìm thêm những nguồn nhân lực mới, chú trọng đào tạo cán bộ giỏi và là chuyên gia cho ngành. Có những chính sách thưởng phạt một cách hợp lý để khuyến khích người
lao động và đội ngũ cán bộ làm việc hiệu quả, có những chính sách khuyến khích đối với những cán bộ làm việc ở các vùng sâu vùng xa, làm việc trong môi trường nặng nhọc.
Thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá trong phương thức và cách thức đào tạo cán bộ quản lý và thực hiện dự án, sử dụng bao gồm cả hình thức đào tạo trong nước, cử đi học nước ngoài nếu thấy cần thiết, học chính quy trong các chương trình đào tạo tại các trường đại học trong nước, học bán chính quy, tại chức, tập huần, tu nghiệp…Mở rộng hợp tác với nước ngoài đặc biệt là các nước có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và đầu tư. Mời chuyên gia giảng dạy, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ, tổ chức hội thảo thường xuyên giữa các đơn vị để có thể nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích hình thức đào tạo tự túc kết hợp giữa các nhân với nhà nước về kinh phí đào tạo, khuyến khích cán bộ có nguyện vọng đi học…
Tăng cường đạo tạo về luật pháp, chính sách sử dụng vốn TPCP, quản lý đầu tư xây dựng, quy trình thanh toán vốn dự án, kiến thức tin học để thuận tiện cho công tác thu thập và xử lý thông tin, cách thức nâng cao khả năng huy động vốn của TPCP …
KẾT LUẬN
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ là một nguồn vốn không thể thiếu trong quá trình đẩy mạnh công nghiêp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đóng vai trò điều tiết nguồn Ngân sách Nhà nước cùng với những chính sách quản lý và sử dụng đúng đắn có hiệu quả nguồn vốn thì chắc chắn trong tương lai gần nước ta sẽ có một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ và ổn định.
Tuy nhiên, sự biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và của nước ta nói riêng cũng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình sử dụng nguồn vốn này.
Với đề tài về lĩnh vực sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ, với thời gian nghiên cứu tiếp xúc ngắn, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế... nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi tồn tại, khiếm khuyết. Em kính mong được sự giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo để em được nhận thức đầy đủ hơn về lĩnh vực này.
Em xin chân thành cảm ơn Ths.Trần Mai Hoa cùng với các cán bộ trong Vụ đầu tư-Bộ tài chính đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Danh mục tài liệu tham khảo
1.Giáo trình kinh tế đầu tư- PGS-TS Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS-Ts Từ Quang Phương
2.Giáo trình lập dự án - PGS-TS.Nguyễn Bạch Nguyệt 4. Giáo trình thị trường vốn - TS.Phạm Mạnh Hùng
5. Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đến năm 2020,định hướng đến năm 2030. 6. Quy hoạch phát triển thủy lợi đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7. Quy hoạch phát triển giáo dục đến năm 2020,định hướng đến năm 2030. 8. Quy hoạch phát triển y tế đến năm 2020,định hướng đến năm 2030. 9. www.vneconomy.com
Lời nhận xét GVHD ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...