Với ngành thuỷ lợi

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.doc (Trang 65 - 67)

Phát triển thuỷ lợi tưới tiêu, cấp nước phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp – nông thôn và phát triển các ngành kinh tế xã hội:

Tập trung nâng cấp, hiện đại hoá các hệ thống thuỷ lợi hiện để phát huy và tăng tối đa năng lực thiết kế.

Tiếp tục đầu tư xây dựng thêm công trình mới, gồm:

- Các công trình thuỷ lợi tổng hợp quy mô vừa và lớn ở các lưu vực sông, cấp nước tưới cho nông nghiệp, thuỷ sản, sinh hoạt, công nghiệp, chống lũ và phát điện;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi vừa và nhỏ ở miền núi phục vụ cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, sinh hoạt, khai thác thuỷ điện, góp phần hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn;

- Phát triển các công trình thuỷ lợi cấp nước, ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ phát triển dân sinh và sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp ở vùng ven biển;

- Phát triển các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho các loại cây trồng cạn: cây công nghiệp, cây ăn quả ở các vùng trung du, miền núi;

- Phát triển các hệ thống kênh dẫn ngọt thau chua ém phèn ở ĐBSCL. Củng cố, phát triển các giải pháp phòng chống, giảm nhẹ thiên tai bão lụt:

- Củng cố hệ thống đê điều, gồm cứng hoá mặt đê, trồng tre chắn sóng, cải tạo, nâng cấp và thay mới cống dưới đê, xử lý nền đê, kè mái các đoạn xung yếu... cho các hệ thống đê sông Bắc bộ và Khu 4.

- Hoàn thành các công trình hồ chứa lợi dụng tổng hợp có nhiệm vụ cắt lũ hạ du: Tuyên Quang (sông Gâm), Cửa Đạt (sông Chu), Bản Lả (sông Cả), triển khai xây dựng tiếp các công trình: Tả Trạch (sông Hương), Định Bình (sông Côn), công trình trên sông Vũ Gia - Thu Bồn... và phối hợp với các Bộ, Ngành đẩy nhanh quá trình chuẩn bị đầu tư

xây dựng công trình Sơn La (Sông Đà) và các công trình trên sông Đồng Nai, Sê san, Srê Pôk, sông Ba...

- Hoàn chỉnh và củng cố hệ thống đê điều chống lũ hè-thu, bảo đảm ổn định, hạn chế hư hỏng khi lũ chính vụ tràn qua ở các vùng đồng bằng Trung bộ, DHNTB, ĐBSCL, MĐNB, TN.

- Củng cố các công trình phân, chậm lũ dự phòng chống lũ cho ĐBSH;

- Hình thành các tuyến đê bảo vệ vùng ngập nông, có các giải pháp thích nghi và giảm thiểu tổn thất cho dân sinh, sản xuất ở vùng ngập sâu của ĐBSCL.

- Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm tôn cao đỉnh, ổn định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: l) đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam và 2) Đê biển ở DH NTB và ĐBSCL;

- Đầu tư thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn công trình: hồ chứa, đê kè cống...

- Chỉnh trị sông, tăng khả năng thoát lũ và bảo vệ bờ sông, bờ biển.

- Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ đầu nguồn rừng chắn sóng ven biển để giữ nước, giữ đất, chống lũ quét ở vùng núi và giảm lũ cho hạ du (với chỉ tiêu trồng 5 triệu ha.

- Tăng cường công tác điều tra cơ bản, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo lũ, chuẩn hóa quy trình vận hành các hồ chứa lớn cắt lũ cho hạ du, tăng khả năng phòng tránh và đối phó bão lũ.

- Xây dựng được bản đồ ngập lụt ở các lưu vực sông để phục vụ cho chỉ dạo phát triển dân sinh, cơ sở hạ tầng, sản xuất phòng tránh thiên tai bão lũ.

Tăng cường quản lý nguồn nước và quản lý công trình thuỷ lợi

- Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh và nâng cao Quy hoạch phát triển thuỷ lợi các lưu vực sông, các vùng kinh tế, các tỉnh.

- Kiện toàn tổ chức quản lý Thuỷ lợi từ Trung ương đến Địa phương, phát huy vai trò của các BQLQH lưu vực sông đã có và tiếp tục thành lập BQLQH các lưu vực sông lớn khác ban hành tiếp các văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý đủ mạnh cho quản lý nguồn nước và công trình thuỷ lợi.

- Tăng cường quản lý Nhà nước, làm rõ và điều chỉnh chức năng nhiệm vụ cho phù hợp với cơ cấu tổ chức mới, tăng cường phân cấp quản lý;

- Tăng cường năng lực chuyên môn, quản lý đảm bảo sự hoạt động của ngành có hiệu quả, nhất là ở cơ sở.

- Thường xuyên đánh giá, đúc kết kinh nghiệm trong việc thực hiện và quản lý quy hoạch, kịp thời điều chỉnh công tác xây dựng và quản lý công trình thuỷ lợi ở từng hệ thống cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nâng cao hiệu quả đầu tư.

Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học công nghệ

- Đầu tư nâng cấp hiện đại hoá trang thiết bị kỹ thuật cho các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng thuộc các cơ quan trong Ngành.

- Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học công nghệ, triển khai ứng dụng vào thực tiễn phát triển và quản lý nguồn nước từ bước quy hoạch đến thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

- Xây dựng cơ chế thích hợp, khuyến khích các nghiên cứu ứng dụng, triển khai nhanh vào sản xuất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRÁI PHIẾU CHÍNH PHỦ.doc (Trang 65 - 67)