I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
4. Đặc điểm của cơ sở hạ tầng du lịch
4.1. Cơ sở hạ tầng du lịch có mối quan hệ mật thiết với tài nguyên du lịch lịch
Dù là du lịch với hình thức nào thì cũng phải sử dụng tài nguyên du lịch của điểm du lịch đó, do đó, có mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở hạ tầng du lịch với tài nguyên du lịch. Mối quan hệ này vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Quan hệ thống nhất: muốn khai thác tài nguyên du lịch thì bắt buộc phải có cơ sở hạ tầng tương ứng. Mặt khác, không thể xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch ở một nơi không có tài nguyên du lịch. Trong mối quan hệ này, tài nguyên du lịch giữ vai trò quyết định, qui định cơ sở hạ tầng du lịch. Mối quan hệ này thể hiện tác động tích cực của cơ sở hạ tầng đối với tài nguyên du lịch
Quan hệ mâu thuẫn: thể hiện những tác động tiêu cực của cơ sở hạ tầng đối với tài nguyên du lịch. Đó là trường hợp quy hoạch hoặc thực hiện các dự án không phù hợp với đặc trưng của tài nguyên thiên nhiên. Hậu quả của nó có thể làm giảm sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch và những ảnh hưởng đến môi trường. Đi liền với chúng là những chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả,..
4.2. Cơ sở hạ tầng du lịch có tính đồng bộ trong xây dựng và sử dụng cao cao
Sự đồng bộ của cơ sở hạ tầng du lịch được hiểu theo ba khía cạnh:
Một là: Sự đầy đủ các thành phần theo yêu cầu của một hệ thống. Chẳng hạn một khu du lịch phải bao gồm hệ thống các khu lưu trú, nhà hàng, bãi để xe, đường giao thông, cảnh quan du lịch,..
Hai là: Sự hài hòa, cân đối giữa các bộ phận trong tổng thể theo một yếu tố trung tâm. Ví dụ sự hài hòa về qui mô giữa khu du lịch với hệ thống nhà nghỉ, các dịch vụ giải trí,..
Ba là: Sự đồng bộ còn được thể hiện ở mặt kỹ thuật thiết kế và xây dựng.
4.3. Cơ sở hạ tầng du lịch có giá trị một đơn vị công suất sử dụng cao
Giá trị một đơn vị công suất sử dụng được xác định là tổng vốn đầu tư chia cho công suất thiết kế.
Giá trị một đơn vị công suất sử dụng của cơ sở hạ tầng du lịch cao là do:
Một là: nhu cầu du lịch là nhu cầu tổng hợp, đa dạng. Khi đi du lịch, khách du lịch luôn có yêu cầu cao về điều kiện đi lại, sinh hoạt, nghỉ ngơi. Các yêu cầu đó đòi hỏi phải có các trang thiết bị tiện nghi, đầy đủ, sang trọng và có chất lượng cao. điều này lại đòi hỏi một lượng vốn đầu tư không nhỏ.
Hai là: khách du lịch thường đòi hỏi cao về cảnh quan môi trường. Do đó, không thể chỉ đầu tư các điều kiện về sinh hoạt ma cần phải đầu tư cảnh quan khu du lịch, đường xá thuận tiện, dễ đi lại, hệ thống đường nội bộ các khuôn viên,...
Ba là: do đặc trưng của du lịch là tình thời vụ cao nên hệ thống cơ sở hạ tầng ở đó thường chỉ được sử dụng trong một vài tháng. ví dụ du lịch đền Hùng chỉ tập trung vào đợt tết đến hết tháng 3 âm lịch. Do đó, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch tính trên một đơn vị công suất sử dụng là rất cao.
4.4. Thời gian hao mòn thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch tương đối lâu tương đối lâu
Thành phần chính của cơ sở hạ tầng du lịch là hệ thống đường giao thông, hệ thống khách sạn, nhà hàng, cảnh quan khu du lịch và các công trình kiến trúc. Các công trình này thường có thời gian tồn tại lâu từ 10 năm, 20 năm và thậm chí là còn lâu hơn.
4.5. Một số thành phần của cơ sở hạ tầng du lịch được sử dụng không cân đối cân đối
Do tính chất thời vụ nên hệ thống cơ sở hạ tầng ở các điểm du lịch được sử dụng vào một số thời điểm nhất định mà không phải toàn bộ thời gian. Công suất sử dụng chúng có thể thay đổi theo thời gian. Ngoài ra tính không cân đối còn do tính
chất khác nhau của khách du lịch. Ví dụ như du lịch mang tính chất tín ngưỡng như Đền Hùng thì khách du lịch có nhu cầu chủ yếu về mua sắm lễ vật, lưu trú và nghỉ ngơi; họ không quan tâm lắm đến các khu vui chơi giải trí...