I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
2. Điều kiện kinh tế xã hội
2.3. Về dân số và nguồn nhân lực
Bảng 2.4: Dân số tỉnh Phú Thọ năm 2007
Đơn vị: Người Huyện, thị Tổng số Phân theo giới tính Phân theo khu vực
Nam Nữ Thành thị Nông thôn
Toàn tỉnh 1.350.565 660.979 689.586 215.254 1.135.311 TP.Việt Trì 175.266 86.061 89.205 100.201 75.065 TX.Phú Thọ 68.347 32.506 35.841 24.487 43860 Huyện Đoan Hùng 107.173 52.081 55.092 6.759 100.414 Huyện Hạ Hòa 112.828 55.099 57.729 8.414 104.414 Huyện Thanh Ba 117.275 59.513 57.762 8.762 108.513 Huyện Phù Ninh 98.659 48.110 50.549 16.747 81.912 Huyện Yên Lập 83.241 41.258 41.983 7.542 75.699 Huyện Cẩm Khê 131.438 63.982 67.456 6.060 125.378
Huyện Tam Nông 82.314 40.213 42.101 4.322 77.992
Huyện Lâm Thao 101.464 48.063 53.401 17.985 83.479 Huyện Thanh Sơn 119.408 58.993 60.415 13.975 105.433
Huyện Thanh Thủy 78.182 38.217 39.965 - -
Huyện Tân Sơn 74.970 36.883 38.087 - -
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Thọ năm 2007)
Tính đến hết năm 2007, dân số toàn tỉnh Phú Thọ là 1.350.565 người, mật độ dân số bình quân là 383 người/km2, tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,98% và tăng cơ học là 0,1%, với 21 dân tộc trong đó đông nhất là người Kinh, người Mường.
- Trình độ học vấn của dân cư: So với các tỉnh vùng Bắc Bộ, tình hình phổ cập giáo dục của Phú Thọ khá tốt, tỷ lệ số người biết chữ cao (trung bình cứ 1.000 người dân có 232 người được đi học). Năm 2007, cả tỉnh có 301 trường mẫu giáo; 552
trường cấp 1,2; 53 trường cấp 3; Đây là yếu tố tạo điều kiện tốt cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Phú Thọ nói riêng và của cả nước nói chung.
- Nguồn lao động: Theo số liệu thống kê năm 2007, toàn tỉnh có 679,9 nghìn người đang làm việc trong các ngành kinh tế, trong đó, lao động trong ngành nông, lâm, thủy sản chiếm tới 69,1%; lao động hoạt động trong khu vực công nghiệp, xây dựng chiếm 15,9% và trong khu vực dịch vụ chiếm 15%.
Bảng 2.5: Phân bố lao động trên địa bàn Phú Thọ từ 2003 đến 2007
Đơn vị: nghìn người 2003 2004 2005 2006 2007
Số người trong độ tuổi lao động 652,3 658,8 661,2 665,9 679,7 Phân phối theo ngành
Nông, lâm, thủy sản 483,7 482,7 482,1 481,5 469,6
Tỷ lệ (%) 74,2 73,3 72,9 72,3 69,1
Công nghiệp, xây dựng 86,8 88,5 88,9 94,9 108,4
Tỷ lệ (%) 13,3 13,4 13,4 14,3 15,9
Dịch vụ 81,8 87,6 90,2 89,5 101,7
Tỷ lệ (%) 12,5 13,3 13,7 13,4 15
Phân phối theo thành ph ần kinh tế
Trung ương 29,2 27,6 27 21,4 21,7 Tỷ lệ (%) 4,5 4,2 4,1 3,2 3,2 Địa phương 43,6 41,3 37,3 34,8 33,2 Tỷ lệ (%) 6,7 6,3 5,6 5,2 4,9 Ngoài Nhà nước 570,8 578,3 584,3 596,6 604,5 Tỷ lệ (%) 87,5 87,7 88,4 89,6 88,9
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 8,7 11,6 12,6 13,1 20,3
Tỷ lệ (%) 1,3 1,8 1,9 2,0 3,0
(Nguồn: Niên giám thống kê Phú Thọ năm 2007)
Nhìn vào bảng 2.5, có thể thấy lực lượng lao động Phú Thọ đang dịch chuyển theo chiều hướng tăng dần tỷ trọng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp, giảm dần tỷ trọng hoạt động trong nông nghiệp. Một xu hướng nữa là tỷ lệ lao động hoạt động trong khu vực kinh tế Nhà nước (trung ương và địa phương) có tỷ lệ ngày càng giảm, trong khi tỷ lệ lao động hoạt động trong khu vực ngoài Nhà nước ngày càng tăng lên, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (năm 2003 chỉ có 1,3% lao động hoạt động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài thì đến năm 2007 đã có tới 3% lao động).
Tóm lại, điều kiện kinh tế - xã hội của Phú Thọ còn trong tình trạng thấp kém,
thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức trung bình của cả nước, tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm; dân số có trình độ học vấn khá nhưng lại hoạt động chủ yếu trong ngành nông, lâm, thủy sản (69,1%). Đây là những yếu tố có thể làm hạn chế quá trình phát triển ngành du lịch của tỉnh cũng như đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.