năm 1993 so với năm 1992 là 4.000 tỷ đồng (bao gồm khu vực Đảng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang, hưu trí, mất sức, các đối tượng chính sách x∙ hội và cán bộ x∙, phường);
- Thời điểm thực hiện từ 01/4/1993.
Thực hiện Nghị quyết Quốc hội, Chính phủ đ∙ xây dựng phương án cụ thể về chế độ tiền lương mới, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Bộ Chính trị đ∙ cho ý kiến chỉ đạo với các yêu cầu và nguyên tắc như sau:
a/ Phải đạt được 4 yêu cầu sau:
- Bảo đảm ổn định kinh tế-chính trị-x∙ hội khi thực hiện tiền lương mới; đoàn kết, công khai, dân chủ trong việc chuyển xếp lương cũ sang lương mới;
- Bảo đảm lưu thông hàng hoá - tiền tệ, quản lý và kiểm soát được tài chính, giá cả, lạm phát theo mục tiêu chung;
- Nhà nước kiểm soát được biên chế, quỹ tiền lương chi từ ngân sách; - Tạo sự phấn khởi của người lao động, chế độ tiền lương mới phải tạo được động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc, đẩy lùi tham nhũng, thói vô trách nhiệm của cán bộ, công chức.
b/ Các nguyên tắc:
- Quỹ tiền lương và trợ cấp chi tăng thêm cho cải cách tiền lương không được vượt quá dự toán Quốc hội cho phép; tăng thu ngân sách để chi lương, không tăng bội chi ngân sách hoặc phát hành tiền để giải quyết tiền lương;
- Thực hiện thống nhất mức tiền lương tối thiểu trong cả nước và phụ cấp đắt đỏ cho vùng có giá sinh hoạt cao, quan hệ tiền lương là 1-10, bảo đảm quan hệ hợp lý về tiền lương giữa hành chính, sự nghiệp và sản xuất kinh doanh;
- Không công chức hoá đội ngũ cán bộ x∙, phường, thực hiện chế độ phụ cấp đối với các đối tượng này theo định suất do Chính phủ quy định;
- Việc cải cách tiền lương phải gắn với cải cách các chính sách có liên quan như: nhà ở, bảo hiểm x∙ hội, bảo hiểm y tế, có phương án xử lý các khoản thu nhập ngoài lương bất hợp lý, thúc đẩy cải cách hành chính nhà nước;
- Thời điểm thực hiện từ 1/4/1993 và được chia làm 2 bước: Bước 1 từ 1/4/1993 với mức tiền lương chưa tính đủ theo hệ số. Bước 2 thực hiện vào thời điểm thích hợp và không truy lĩnh từ 1/4/1993.
Theo những yêu cầu và nguyên tắc nêu trên, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Ban Bí thư TW và Chính phủ đ∙ chỉ đạo việc xây dựng và đến tháng 5/1993 đ∙ ban hành chế độ tiền lương mới đối với cán bộ, công chức (Quyết định 69- QĐ/TW ngày 17/5/1993 của Ban Bí thư quy định chế độ tiền lương của cán bộ, công nhân viên cơ quan đảng, đoàn thể; Nghị quyết 35/NQ/UBTVQHK9 ngày 17/5/1993 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội qui định bảng lương chức vụ dân cử trong các cơ quan Nhà nước ở TW, HĐND từ cấp tỉnh đến cấp huyện và bảng lương Tòa án, Kiểm sát; Nghị định 25/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ qui định chế độ tiền lương của chức vụ dân cử thuộc hệ thống hành chính Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện và hệ thống bảng lương hành chính, sự nghiệp).
3/ Đánh giá mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc cải cách tiền lương.
Những mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc nêu trên là hết sức quan trọng, nó đánh dấu sự chuyển biến cơ bản có tính chất cải cách trên những mặt sau:
- Chuyển từ nền kinh tế phân phối hiện vật mà ở đó tiền lương thể hiện không theo quan hệ thị trường, bị bóp méo trong cân đối ngân sách nhà nước, trong giá thành, phí lưu thông sang phân phối theo giá trị thông qua tiền lương;
- Chuyển từ việc hoạch định chính sách tiền lương theo cơ chế tập trung, bao cấp với phạm vi chỉ giới hạn trong khu vực nhà nước sang chính sách tiền lương áp dụng đối với mọi quan hệ lao động trong nền kinh tế thị trường
- Thúc đẩy cải cách các chính sách có liên quan đến tiền lương bảo đảm sự đồng bộ trong quá trình cải cách, gắn cải cách tiền lương với cải cách bộ