Khái niệm và phạm vi công chức:

Một phần của tài liệu cai canh hanh chinh 4.pdf (Trang 48)

II/ Đánh giá thực trạng chế độ tiền lương của cán bộ, công chức.

a/ Khái niệm và phạm vi công chức:

- Theo quan niệm của nhiều nước thì công chức được hiểu là những công dân của nước đó, được tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được giao giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trong nước hay ở nước ngoài, đ∙ được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuỳ theo đặc điểm lịch sử, kinh tế, chính trị, x∙ hội và cơ cấu bộ máy Nhà nước của mỗi quốc gia mà phạm vi công chức được xác định khác nhau. ở nước ta quy chế công chức theo sắc lệnh 76/SL (năm 1950) tuy không chỉ rõ phạm vi của công chức, nhưng căn cứ vào định nghĩa và mục quản trị, sử dụng cho thấy công chức chủ yếu là những người làm việc trong bộ máy Nhà nước ở TW. Tuy nhiên do hoàn cảnh chiến tranh nên qui chế công chức này không được thực hiện mà trong thời gian dài ở nước ta thực hiện theo chế độ cán bộ với phạm vi rất rộng (bao gồm cán bộ, công nhân, viên chức thuộc khu vực đảng, đoàn thể, hành chính, sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các doanh nghiệp nhà nước).

- Đến năm 1993 để khắc phục những hạn chế trong việc quản lý cán bộ, công chức, Nhà nước đ∙ ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức và đến năm 1998 đ∙ ban hành Pháp lệnh cán bộ, công chức. Theo điều 1 của Pháp lệnh thì cán bộ, công chức là công dân Việt nam, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, bao gồm 5 đối tượng theo cơ chế bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị- x∙ hội từ TW đến cấp huyện, nhưng vẫn còn chưa rõ giữa cán bộ với công chức.

Một phần của tài liệu cai canh hanh chinh 4.pdf (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)