III- phương hướng giải quyết.
1- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng Yêu cầu của nội dung này là: xây dựng và chỉ đạo các cơ quan bộ,
bồi dưỡng. Yêu cầu của nội dung này là: xây dựng và chỉ đạo các cơ quan bộ, ngành và địa phương xây dựng, thực hiện những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức ngắn hạn cũng như dài hạn, đảm bảo tính cụ thể, khả thi và thiết thực. Những kế hoạch này phải đảm bảo hướng vào các mục tiêu cụ thể sau:
a- Đào tạo, bồi dưỡng để “xóa nợ” cho những cán bộ, công chức còn chưa đáp ứng tiêu chuẩn chức danh cán bộ và ngạch công chức theo quy định.
b- Đào tạo, bồi dưỡng gắn với sử dụng: ai cần và cần loại cán bộ nào mới đưa đi đào tạo; đào tạo để nâng cao trình độ và kỹ năng nghiệp vụ, chứ không đào tạo từ đầu.
c- Đào tạo, bồi dưỡng có trọng tâm, trọng điểm. Trước đây chúng ta hay phân đều chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cho tất cả các cơ quan, các bộ, ngành, địa phương; sau đó trong kế hoạch lại phân bổ đều cho việc bồi dưỡng các loại cán bộ, công chức. Nay, cần nghiên cứu lại cách phân bổ chỉ tiêu cũng như cách xây dựng kế hoạch này, theo hướng: ưu tiên những địa phương đặc biệt khó khăn; cho việc đào tạo nâng cao năng lực công tác của cán bộ thuộc những lĩnh vực quản lý và chuyên môn mới, quan trọng.
Hiện nay, để làm cơ sở cho việc thực hiện những nội dung trên, Ban Tổ chức - cán bộ, Chính phủ đang tiến hành 02 hoạt động đáng chú ý sau:
Một là, tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính và cán bộ chính quyền cơ sở. Mục đích của việc điều tra này là để nắm được một cách chính xác: ai, bao nhiêu người đang cần được đi đào tạo, bồi dưỡng; đào tạo, bồi dưỡng về nội dung gì để xây dựng những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chính xác, khả thi.
Hai là, hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị Kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức 2000-2005 theo hướng cụ thể, thiết thực,
đảm bảo tính khoa học.