CHƯƠNG II CÁC GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN TỚI.
2.2. Nâng cao hiệu quả của các công cụ lãi suất
Đây là giải pháp mang tính trực tiếp nhất và thể hiện một cách rõ rệt nhất qua quá trình thực hiện và hoàn thiện các công cụ lãi suất. Trong đó xác định mức lãi suất điều hành của thị trường là tiêu điểm quan trọng.
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều cách xác định mức lãi suất điều hành của thị trường tiền tệ: ở Mĩ, FED sử dụng lãi suất định hướng liên ngân hàng và lãi suất triết khấu; ECB sử dụng lãi suất tải cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm và lãi suất tiền gửi qua đêm; BOJ (Nhật Bản)
sử dụng lãi suất chiết khấu và lãi suất qua đêm; trong khi đó xu thế sử dụng lãi suất liên ngân hàng đang dần trở nên phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Thị trường liên ngân hàng có thể hiểu là thị trường vốn "bán buôn" giữa các ngân hàng. Chính vì vậy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng luôn là một biến số nhạy cảm và phản ánh đầy đủ nhất sự biến động của thị trường, nó được coi là lãi suất tham chiếu và đo lường sự biến động của thị trường liên ngân hàng nói riêng và thị trường tiền tệ nói chung.
Hiện nay, thị trường liên ngân hàng hình thành lãi suất dựa trên cơ sở lãi suất thỏa thuận (lãi suất cho vay dựa trên cơ sở tự thẩm định và thương lượng đối với khách hàng).
Giải pháp chung: cần nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường liên ngân hàng đảm bảo lãi suất thị trường này là cơ sở để ngân hàng trung ương xác định lãi suất điều hành VNĐ (lãi suất VNBOR)
Cụ thể:
-Nên chọn ra một số ngân hàng có uy tín và dựa trên lãi suất chào của các ngân hàng trên thị trường làm cơ sở để xác định mức lãi suất giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất bình quân này sẽ được công bố hằng ngày để các tổ chức tín dụng tham khảo.
-Ngân hàng nhà nước cần xây dựng một đề án lãi suất trên cơ sở lãi suất liên ngân hàng và các tỷ lệ lãi suất khác.
Bên cạnh đó, các loại lãi suất khác cũng cần phải được sửa đổi và bổ sung cho phù hợp với xu thế phát triển trong thời gian tới nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của các công cụ lãi suất này. Lãi suất tín phiếu kho bạc
Ngân hàng nhà nước cần kết hợp với bộ tài chính tổ chức đấu thầu tín phiếu kho bạc, mỗi lần đấu thầu giá trị của tín phiếu phải phù hợp với nhu cầu thực tế của ngân sách. Lãi suất tín phiếu kho bạc phải nhỏ hơn lãi suất tái chiết khấu của ngân hàng nhà nước thì chính sách tiền tệ mới có thể phát huy tác dụng.
Lãi suất tái chiết khấu
Lãi suất tái chiết khấu phụ thuộc vào chính sách tiền tệ thắt chặt hay nới lỏng tín dụng trong từng thời kỳ. Việc xác định và điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu vừa phải tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động kinh doanh nhưng đồng thời không ảnh hưởng tới việc điều hòa và quản lý khối lượng tiền tệ trong lưu thông.
Do đó để đảm bảo công cụ tái chiết khấu phát huy tác dụng trong việc điều hành lãi suất trên thị trường cần tạo lập môi trường pháp lý cho sự lưu thông các chứng từ có giá.
Ngân hàng nhà nước cần ban hành các văn bản pháp lý, từng bước nghiên cứu và hoàn thiện luật thương phiếu để tạo điều kiện cho loại hình dịch vụ mới này phát triển. Luật hối phiếu sắp ra đời sẽ giúp cho các ngân hàng hạn chế rủi ro thông qua nghiệp vụ cho vay chiết khấu hối phiếu. Từ đó, ngân hàng Nhà nước thực hiện được vai trò của mình thông qua công cụ tái chiết khấu và thị trường có cơ sở vững chắc để giao dịch.
Lãi suất trên thị trường mở
Nếu công cụ lãi suất tái nochiết khấu là công cụ thụ động của ngân hàng nhà nước- nó phụ thuộc vào nhu cầu xin "tái cấp vốn" của các ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ động của ngân hàng của ngân hàng nhà nước. Để lãi suất trên thị trường mở trở thành một trong những công cụ chủ yếu của việc điều hành chính sách tiền tệ và trở thành lãi suất mang tính chất định hướng cần:
-Bổ sung và đa dạng hóa các công cụ tài chính giao dịch trên thị trường, đa dạng hóa thời gian giao dịch, tập trung phát triển các loại hàng hóa và giấy tờ có giá ngắn hạn cho thị trường mở. -Phát triển hoạt động thông tin thị trường, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng các công nghệ thông tin hiện đại trong quá trình thu thập, phân tích và xử lý thông tin; nâng cao
khả năng phân tích và dự báo tình hình thị trường để có biện pháp tác động điều tiết tốt, phù hợp với xu hướng phát triển của thị trường tiền tệ.
-Tổ chức tốt hệ thống thông tin giữa các tổ chức tín dụng trên thị trường liên ngân hàng; từng bước nâng cao chất lượng của việc thu thập và dự báo thông tin về vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, đảm bảo cung cấp kịp thời về ngân hàng nhà nước để làm cơ sở đưa các biện pháp xử lý kịp thời, chính xác và đem lại hiệu quả cao nhất.
Ngoài ra, việc nghiên cứu để mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt cũng rất cần thiết, điều này tác động đến vốn dự trữ của ngân hàng, từ đó tác động đến khối lượng tín dụng trong nền kinh tế, đến lãi suất thị trường.
Cụ thể:
-Tiếp tục đẩy nhanh việc hoàn thiện luật thương phiếu để luật này hoạt động đạt hiểu quả cao. -Luật thanh toán séc cần được ban hành cụ thể, chặt chẽ tạo cơ sở pháp lý cho việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt, từ dó đảm bảo nguồn cung ứng tín dụng dồi dào cho xã hội.
2.3.Kinh nghiệm ở một số nước và những điều rút ra được từ lí luận thực tiễn đối với Việt Nam.
Hàn Quốc: Nền kinh tế của Hàn Quốc được đánh giá như là một con hổ của châu Á. Chính phủ Hàn Quốc có ý định tự do hóa tài chính năm 1965 nhưng đến năm 1972 phải quay lại chính sách dồn nén tài chính. Đến năm 1988 trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều thuận lợi, tốc độ tăng trưởng đạt mức cao, lạm phát thấp, thặng dư cán cân thanh toán ở mức 24,3 tỷ USD Hàn Quốc đã tiến hành tự do hóa lãi suất cho vay và lãi suất huy động dài hạn,..Tuy nhiên chính sách tự do hóa lãi suất đã bị thất bại. Kết quả là sau đó chính phủ Hàn Quốc phải quay trở lại với việc kiểm soát lãi suất.
Bài học kinh nghiệm rút ra từ thất bại ở Hàn Quốc là:
+ Tiến hành tự do hóa lãi suất cần phải được tiến hành một cách thận trọng theo nhiều giai đoạn cụ thể.
+Cần giảm nhẹ xu hướng tăng lãi suất sau đó tiến hành tự do hóa lãi suất. + Chính sách tự do hóa lãi suất cần phải được xem xét một cách cẩn trọng thay đổi trong các yếu tố kinh tế vĩ mô như biến động giá và chu kỳ kinh tế.
Rút kinh nghiệm từ những thất bại năm 1988, từ năm 1991 đến năm 1997 chính phủ Hàn Quốc đã tiếp tục thực hiện tự do hóa lãi suất với những bước đi thận trọng hơn.
Giai đoạn 1:( thực hiện từ 10/1991) với việc tự do hóa lãi suất cho vay ngắn hạn, chiết khấu thương phiếu, tự do hóa các khoản tiền gửi, tiền gửi ngắn hạn có mệnh giá cao, chứng chỉ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn trên 3 năm.
Giai đoạn 2:(từ 12/1993) tự do hóa lãi suất cho vay (trừ các khoản vay được tài trợ bởi chính phủ và ngân hàng trung ương), tự do hóa lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn trên 2 năm, tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ.
Giai đoạn 3: (từ 6/1994 đến 12/1995) tự do hóa hoàn toàn lãi suất cho vay, tự do hóa hoàn toàn lãi suất huy động, thời hạn đáo tối thiểu của các giấy tờ có giá trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu được được rút từ 90 ngày xuống còn 30 ngày đồng thời mệnh giá tối thiểu cungx được giảm bớt.
Giai đoạn 4:( từ 7/1995- giai đoạn cuối cùng của tự do hóa lãi suất) dỡ bỏ hoàn toàn thời gian đáo hạn và mệnh giá tối thiểu của các giấy tờ có giá trên thị trường như chứng chỉ tiền gửi và thương phiếu.
Bên cạnh đó, một số nước tiến hành tự do hóa lãi suất trong một thời gian rất ngắn như Chilê, Achetina, Uruguay, Philippines, trong khi một số nước khác lại tiến hành một cách cẩn trọng như Indonexia...
Chính từ bài học kinh nghiệm ở một số nước đi trước, đối với Việt Nam có thể phát huy được những mặt tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêc cực trong quá trình tự do hóa lãi suất chúng ta cần quan tâm đến những mặt sau:
Một là, thực hiện chính sách tự do hóa lãi suất một cách thận trọng. Thực tế ở mỗi quốc gia cho thấy mỗi nước tự xây dựng cho mình một lộ trình riêng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội cụ thể.
Hai là, ổn định kinh tế vĩ mô là yếu tố quyết định đến thành công của quá trình tự do hóa lãi suất. Lý thuyết và thực tế ở nhiều quốc gia cho thấy chính sách tự do hóa lãi suất sẽ là rất mạo hiểm và khó thành công trong điều kiện nền kinh tế bất ổn vì khi đó tỷ lệ lãi thực cao hơn trong điều kiện tự do hóa lãi suất có thể dẫn đến lại sự phân phối thu nhập giữa người cho vay và người đi vay.
Ba là, xây dựng một cơ chế quản lý và giám sát ngân hàng, hoạt động tín dụng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần hạn chế được những rủi ro cho hệ thống ngân hàng nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.
Bốn là, xây dựng môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng. Việc quản lý tập trung trong ngành ngân hàng có thể là nguyên nhân dẫn đến thật bại trong quá trình tự do hóa lãi suất. Kinh nghiệm ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới trong những năm đã qua đã cho thấy hầu hết những khoản nợ khó đòi đều xuất phát từ việc không minh bạch trong hoạt động cung cấp tín dụng của các ngân hàng,can thiện của chính phủ vào các khoản vay, tính không hiệu quả của hoạt động ngân hàng. Để khắc phục vấn đề này chính phủ cần nhanh chóng thực thi việc cổ phần hóa các ngân hàng quốc doanh, mở rộng hơn nữa thị trường bảo hiểm, dỡ bỏ các rào cản bảo hộ...