Định hướng chính sách LSCB của NHNN Việt Nam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của chính sách lãi suất đến tăng trưởng kinh tế 1986 đến nay (Trang 29 - 31)

- Từ thực trạng điều hành LSCB của NHNN từ 2000 – 2010, ta cũng phải thừa nhận những đóng góp tích cực của chính sách LSCB đến nền kinh tế Việt Nam.

Thành viên tham gia thị trường liên ngân hàng bao gồm các ngân hàng thương mại Nhà Nước, các ngân hàng thương mại cổ phần và một số tổ chức tín dụng khác, thực hiện mua bán vốn lẫn nhau và với ngân hàng nhà nước.

Trong đó, các ngân hàng thương mại nhà nước là những thành viên có khả năng chi phối trên cả giác độ huy động và cho vay vốn do có lợi thế về khả năng tài chính và uy tín. Tuy nhiên,vị thế này đã có xu hướng thay đổi khi các ngân hàng thương mại cổ phần,các ngân hàng liên doanh,chi nhánh nước ngoài tham gia tích cực hơn vào thị trường. Nhiều ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng nước ngoài trở thành người cho vay vốn đối với các ngân hàng thương mại nhà nước. Ngoài ra,một số các công ty tài chính,các quỹ tín dụng do những đặc thù về hoạt động kinh doanh và những hạn chế về quy mô, khả năng tài chính nên sự tham gia trên thị trường liên ngân hàng còn rất khiêm tốn.

Doanh số giao dịch thị trường liên ngân hàng từ năm 2002 đến nay, theo đánh giá của các chuyên gia ngân hàng thì doanh số giao dịch tăng khoảng 20% mỗi năm. Kết quả này phản ánh phần nào vai trò thị trường liên ngân hàng với tư cách là “kênh dẫn vốn” quan trọng của

các tổ chức tín dụng, đồng thời có tác dụng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh cho toàn hệ thống.

Hình thức và thời hạn của các giao dịch liên ngân hàng cũng khá đa dạng và nhìn chung tương tự như các giao dịch trên thị trường tiền tệ quốc tế. Các tổ chức tín dụng ở Việt Nam thực hiện mua bán vốn lẫn nhau thông qua hai hình thức : thứ nhất, mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau và giao dịch thông qua điện thoại, fax, mạng vi tính về điều khoản của món vay và thực hiện chuyển tiền; thứ hai, hoạt động mua bán vốn lẫn nhau tại trung tâm thanh toán bù trừ của ngân hàng nhà nước và các tổ chức tín dụng được thực hiện dưới hai hình thức : cho vay (tái cấp vốn ) và cho vay theo bộ hồ sơ của khách hàng.

Thời hạn của các giao dịch trong thời gian gần đây đã được áp dụng khá linh hoạt. Trước đây, thời hạn giao dịch thường là dài,chủ yếu từ 3 đến 6 tháng.

Giải thích vì sao phải “vay nóng” trên thi trường 2, tổng giám đốc một NHTM cho rằng đó là chuyện bình thường trong kinh doanh ngân hàng. Ông không tiết lộ trong những ngày qua ngân hàng đã vay bao niêu,với mức lãi suất nào từ các ngân hàng bạn nhưng lại nêu ra vô số lý do như : Phải đảm bảo dự trữ bắt buộc, phải đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoài dự kiến, phải tài trợ dự án lớn… Và theo ông thì không chỉ NHTM có trụ sở lớn trên đường Trần Hưng Đạo ( Quận 1 – TP HCM ) này mà ở nhiều nhà băng khác trên cùng địa bàn trong những ngày qua đã bị “rút ruột” một khoản lơn tiền mặt, chạy sang các kênh khác như ngoại tệ, vàng..

Báo cáo hoạt động quý 3/2011 của NHNN cho biết, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng đến 23/9/1011 tăng 9,825 so với cuối năm trước,tuy nhiên lại giảm 1,07% so với cuối tháng trước. Tín dụng đối với nền kinh tế đến 23/9/2011 tăng 8,16% so với cuối năm trước, tuy nhiên giảm 0,94% so với tháng trước. Trong đó tín dụng bằng VNĐ giảm 0,49%,tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,27%. Tổng phương tiện thanh toán đến 23/9/2011 tăng 8,87% so với cuối năm 2010,tuy nhiên giảm 0,86% so với tháng trước.Trong đó tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 0,57% so với tháng trước và so với cuối năm trước tăng 2,82%. Vấn đề là một khi vốn huy động đang giảm, tổng phương tiện thanh toán cũng ở mức thấp, thanh khoản của các NHTM nhỏ có nguy cơ cạn kiệt thì việc tăng dự trữ bắt buộc vào lúc này cũng là một nhân tố khiến người cho vay (nhưng không phải người cho vay cuối cùng ) trên thị trường tiếp tục được hưởng lợi, và đẩy người đi trên thị trường 2 vào vòng xoáy đi vay “nặng lãi”, khó có điểm dừng. Nhưng xét tình hình tài chính nước ta thời gian tới thì NHNN nên xem xét việc loại bỏ LSCB, thay vào đó NHNN Việt Nam nên sử dụng công cụ lãi suất

trần cho vay làm lãi suất chủ đạo để định hướng, điều tiết thị trường tiền tệ. Theo đó, cần định hướng lãi suất theo mục tiêu trung gian và mục tiêu chính sạh thỏa thuận nên chính sách lãi suất cần được điều chỉnh theo cơ chế kiểm soát gián tiếp là : Dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và nghiệp vụ tái chiết khấu để tác động đến lãi suất kinh doanh của các tổ chức tín dụng phù hợp với lãi suất chủ đạo nhằm đạt được mục tiêu của chính sách thỏa thuận.

- Lý do chọn lãi suất trần cho vay thay lãi suất cơ bản :

+ LSCB đã mất dần ý nghĩa và không phù hợp với thời kỳ kinh tế phục hồi trong giai đoạn tới, đặc biệt là quy định lãi suất trần cho vay không vượt quá 150% LSCB đã đưa nước ta quay trở lại cơ chế trần lãi suất hành chính mà ta đã mất nhiều công sức điều chỉnh trong thời gian trước kia.

+ Lãi suất trần cho vay là công cụ vừa đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, vừa đảm bảo khả năng thanh toán của các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thực trạng điều hành công cụ này còn hạn chế do công cụ này chưa được chú trọng với các công cụ khác như lãi suất thị trường mở, lãi suất liên ngân hàng, do đó vai trò tác động của công cụ này bị hạn chế. Hơn nữa, mức lãi suất này luôn thấp hơn mức lãi suất cơ bản, do đó việc điều chỉnh lãi suất này dễ dàng hơn và tác động nhanh hơn đến nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tác động của chính sách lãi suất đến tăng trưởng kinh tế 1986 đến nay (Trang 29 - 31)